Giáo án vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Khoa học lớp 4

Giáo án khoa học 4 bài 52 vật dẫn nhiệt, cách nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [99.39 KB, 6 trang ]

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU
_________________

Kế hoạch bài dạy
Môn : Khoa học

Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

SVTH: Trần Thị Ngọc Duyên
MSSV: 3115150038
GVHD: Bùi Thị Thu Yến
Lớp:
Năm học: 2017 – 2018


KHOA HỌC
BÀI 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết được những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém.
2. Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật.
3. Thái độ: Cẩn thận, chú ý khi làm thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: cốc thủy tinh , nhiệt kế, nước nóng , phiếu học tập, bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thìa nhựa ,thìa kim loại , giấy báo.
III. Các hoạt động Dạy-Học:
1. Khởi động: Hát [1’]
2. Kiểm tra bài cũ [ 3’]: Bằng hình thức trắc nghiệm với các câu hỏi:
Câu 1: Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng, kết luận nào sau đây là đúng?
a.Không có chuyện gì xảy ra.
b.Cốc nước sẽ thu nhiệt còn bình sữa tỏa nhiệt


c. Sau đó cốc nước sẽ nóng lên.
d. Sau đó , nhiệt độ bình sữa sẽ tăng lên.
Câu 2: Chạm tay vào vật vừa lấy từ tủ lạnh, ta thấy mát lạnh . Đó là vì:
a.Nhiệt lạnh truyền vào tay ta làm ta thấy lạnh
b. Vì nó tỏa nhiệt lên tay ta.
c.Nhiệt lạnh ở vật truyền đến tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở ta.
d. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh.
- Giáo viên mời học sinh đọc lại ghi nhớ bài học trước.


- GV nhận xét.
3. Bài mới: [30’]
a] Giới thiệu bài: Vật dẫn điện, vật cách điện. [1’]
b] Các hoạt động: [29’]
Giáo viên
Hoạt động 1: Nhận biết vật dẫn nhiệt
tốt, vật dẫn nhiệt kém.
*Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những
vật dẫn nhiệt tốt , vật diễn nhiệt kém.
*Phương pháp: Thực hành , bàn tay nặn
bột, hỏi đáp, trực quan.

Học sinh
Hoạt động tập thể , cá nhân.

- GV chia lớp thành 8 nhóm , mỗi nhóm
gồm 6 bạn.
- GV nêu vấn đề:
+ Khi khuấy nồi canh đang nóng, em
nên sử dụng chiếc thìa bằng kim loại

hay thìa bằng nhựa?
+ Để khuấy canh đang nóng , chúng ta
phải tìm ra chiếc thìa dẫn nhiệt kém đến
tay ta. Theo em làm cách nào để biết
thìa nào dẫn nhiệt tốt , thìa nào dẫn
nhiệt kém?
- GV hướng HS vào cách làm thí
nghiệm.
- GV hỏi: Với một cốc nước nóng, 1
chiếc thìa nhựa , một chiếc thìa bằng
kim loại, các em nghĩ phải thí nghiệm
thế nào để biết vật nào dẫn nhiệt tốt hơn,
vật nào dẫn nhiệt kém hơn?
- GV mời học sinh đọc cách làm thí
nghiệm.
- GV yêu cầu lấy thìa và cốc đã chuẩn bị
sẵn, làm thí nghiệm. GV rót nước nóng
vào cốc cho mỗi nhóm
- GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm
và lưu ý các em cẩn thận với nước nóng.

- HS ngồi theo nhóm.
- HS nêu ý kiến.

- HS nêu ý kiến.

- HS nêu cách thực hiện thí nghiệm:
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng
kim loại và một thìa bằng nhựa. Sau một
lúc, thìa nào nóng hơn thì chất đó dẫn

nhiệt tốt hơn.
- HS đọc cách làm thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm nhận đồ dùng thí
nghiệm.
- HS cẩn thận làm thí nghiệm.


- GV mời HS dự đoán kết quả và trả lời
câu hỏi trong phiếu học tập:
+ Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào
nóng hơn?
+ Chất nào dẫn nhiệt tốt hơn? Chất nào
dẫn nhiệt kém hơn?
- GV yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả
và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập :
+ Một lúc sau bạn thấy cán thìa nào
nóng hơn?
+ Chất nào dẫn nhiệt tốt hơn? Chất nào
dẫn nhiệt kém hơn?

- HS đưa ra dự đoán và ghi vào phiếu
học tập.

- GV mời HS trình bày kết quả thí
nghiệm.
- GV nhận xét.
- GV hỏi : Vật làm bằng kim loại dẫn
nhiệt tốt hay kém? Vật làm bằng nhựa
tốt hay kém?
- GV mời HS kể tên thêm một số chất

dẫn nhiệt tốt , dẫn nhiệt kém.
- GV chốt ý: Các vật dụng làm bằng kim
loại đồng , nhôm ,… dẫn nhiệt tốt, được
gọi là vật dẫn nhiệt. Các vật dụng làm
bằng nhựa , gỗ, thủy tinh ,.. dẫn nhiệt
kém, còn được gọi là vật cách nhiệt.
- GV chuyển ý.
- GV mời HS đọc câu hỏi:

- HS trình bày kết quả thí nghiệm.

- HS kiểm tra kết quả thí nghiệm và trả
lời vào phiếu học tập:
+ Cán thìa kim loại nóng hơn
+ Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn. Nhựa dẫn
nhiệt kém hơn

- HS trả lời :
+ Vật làm bằng kim loại dẫn nhiệt tốt.
+ Vật làm bằng kim loại dẫn nhiệt kém.
- HS kể tên thêm các vật dẫn nhiệt tốt,
dẫn nhiệt kém

- HS đọc câu hỏi: “Xoong và quai
xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt
tốt hay chất dẫn nhiệt kém? Vì sao?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm - HS thảo luận nhóm
ra câu trả lời.
- GV mời đại diện nhóm trả lời
- HS trả lời:

+ Xoong thường được làm bằng chất
dẫn nhiệt tốt vì nó giúp mau chóng nấu
chín thức ăn.
+ Quai xoong thường được làm bằng
chất dẫn nhiệt kém vì khi xoong đang
nóng ,nó giúp chúng ta cầm vào không
bị bỏng.


- GV nhận xét.
- Chuyển ý sang hoạt động 2
Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của
không khí.
*Mục tiêu: HS biết được tính cách nhiệt
của không khí và các vật dụng xốp.
*Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp ,
trực quan.
- GV yêu cầu HS nhìn và đọc đoạn hội
thoại ở bức tranh trang 105.
- GV giới thiệu giỏ đựng ấm.
- GV yêu cầu HS đọc câu giải thích của
bạn nam trong bức tranh.
- GV hướng HS vào cách làm thí
nghiệm để kiểm tra tính dẫn nhiệt của
không khí.
- GV hỏi: Với 2 cốc nước nóng, giấy
báo và nhiệt kế . Ta làm thí nghiệm thế
nào để biết không khí là chất dẫn nhiệt
kém?
- GV hướng dẫn học sinh thực hành.

- GV yêu cầu HS lấy cốc, giấy báo và
cung cấp nhiệt kế, nước nóng cho các
nhóm.
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm và lưu
ý cẩn thận với nước nóng.
- GV mời học sinh dự đoán kết quả và
trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
Nước trong cốc nào còn nóng hơn?
- GV yêu cầu HS kiểm tra kết quả và ghi
vào phiếu học tập.
- GV mời học sinh đọc kết quả và kết
luận cốc giữ được nhiệt lâu hơn.

Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.

- HS đọc đoạn hội thoại.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc.
- HS nêu ý kiến
- HS đọc cách làm thí nghiệm SGK/
trang 105.
- HS quan sát.
- Các nhóm kiểm tra , chuẩn bị đồ dùng
thực hành.
- HS làm thí nghiệm.
- HS dự đoán và ghi vào phiếu học tập.
- HS kiểm tra kết quả và ghi vào phiếu
học tập.
- HS đọc nhiệt độ đo được lúc đầu và
lúc sau ở cả 2 cốc. Kết luận: Cốc được

quấn giấy lỏng giữ được nhiệt lâu hơn.
-HS trả lời:
+ Không khí.

- GV hỏi:
+ Giữa thành cốc thứ hai và lớp giấy
bên ngoài có gì?
+ Cốc thứ hai được quấn giấy lỏng nóng +Không khí dẫn nhiệt kém.
hơn chứng tỏ không khí dẫn nhiệt thế


nào?
+ Những vật xốp chứa nhiều không khí
dẫn nhiệt thế nào?
- GV chốt ý:
+ Những chất liệu xốp chứa nhiều
không khí như bông, len, rơm,… đều
dẫn nhiệt kém.
- Chuyển ý sang hoạt động củng cố.

+ Dẫn nhiệt kém.
- HS nhắc lại.

4. Củng cố: Bằng trò chơi “Chung sức” [ 5 phút ]
-Luật chơi như sau: GV chia lớp thành 2 nhóm lần lượt đưa ra các câu trả lời ở mỗi
vòng. Nhóm nào trong thời gian 5 giây không đưa được đáp án sẽ thua cuộc.
+Vòng 1: Kể tên các chất dẫn nhiệt tốt
+Vòng 2: Kể tên các chất dẫn nhiệt kém .
+Vòng 3: Các nhóm hội ý và phải đưa ra câu trả lời nhanh nhất cho câu hỏi: Vì sao quần
áo mùa đông thường được làm bằng bông, len?

5. Dặn dò: [1’]
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị bài tiếp theo: Các nguồn nhiệt.
Ngày ….. tháng 3 năm 2018
GVHDTT kí duyệt

Bùi Thị Thu Yến



Giáo án môn Khoa học lớp 4 - Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Ngày đăng:29/03/2018 - 00:00

GIÁO ÁN DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Khoa học - Lớp 4

VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT

I. Yêu cầu cần đạt

- Kể tên một sô vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:

+ Các kim loại [đồng, nhôm,..] dẫn nhiệt tốt.

+ Không khí, các vật xốp như bông, len,… dẫn nhiệt kém.

II. Đồ dùng dạy - học

Cốc; thìa nhôm, nhựa; phích nước nóng; xoong; nồi; giỏ ấm; cái lót tay; giấy báo cũ; len; nhiệt kế.

III. Hoạt động dạy - học

1. HĐ 1: Thí nghiệm 1

* Bước 1: Tình huống xuất phát

Lớp mình có rất nhiều bạn đam mê khám phá khoa học nên hôm nay chị ong vàng cùng hai người bạn A đi, A bu muốn đến thăm lớp ta. Vậy các em có Vui mừng chào đón những người bạn này không?

- Mời các em cùng hướng lên màn hình. [ Xem tình huống]

- Các em có biết Addi và Abu hỏi gì không?

- Các em có đồng ý trả lời câu hỏi của Adi và Abu không nào?

* Bước 2: Dự đoán

  • Vậy các em hãy ghi ý kiến cá nhân vào vở, sau đó thống nhất và ghi vào bảng nhóm.

- Mời đại diện nhóm 1 trình bày dự đoán của nhóm mình.

- Đó là dự đoán của nhóm 1, các nhóm còn lại có dự đoán gì khác không?

* Bước 3: Câu hỏi thắc mắc và phương án giải quyết

a] Câu hỏi thăc mắc:

- Các em có thắc mắc gì không?

Vậy là các em chưa trả lời được câu hỏi của A đi và A bu. Mà còn đưa ra một số thắc mắc nữa. Những thắc mắc của các em đều xoay quanh câu hỏi: Cán thìa nào nóng hơn? Vì sao? – GV ghi câu hỏi .

b] Phương án giải quyết:

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm gì?

* Bước 4: Thí nghiệm

- GV : Cho HS nêu cách tiến hành thí nghiệm như sau:

- Rót 1 cốc nước nóng khoảng 250 ml.

- Cùng một lúc cho vào cốc nước đó một thìa bằng nhôm và một thìa bằng nhựa .

- Hai phút sau, các em sờ vào cán thìa xem cán thìa nào nóng hơn.

GV lưu ý HS: Trong quá trình làm thí nghiệm các em cần hết sức cẩn thận để không bị vỡ đồ dùng thí nghiệm và không bị bỏng.

GV cho đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm. Sau đó ghi kết luận vào vở, thống nhất va ghi vào bảng nhóm.

HS dán kết quả thí nghiệm :

* Bước 5: Kết luận

  • GVmời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu của nhóm mình?

- GV kết luận

- GV hỏi : Cánthìa nhôm nóng hơn cán thìa nhựa. Điều này cho thấy vật nào dẫn nhiệt tốt,vật nào dẫn nhiệt kém?

- GV giải thích lại: Khi thả 2 thìa vào cốc nước nóng , nước đã truyền nhiệt cho thìa, sau đó nhiệt được truyền dẫn lên cán thìa. Cán thìa nhôm nóng hơn cán thìa nhựa điều này cho thấy nhốm dẫn nhiệt tốt, nhựa dẫn nhiệt kém.

- Bằng hiểu biết của mình các em hãy kể them một số vật dẫn nhiệt tốt?

GV: Các kim loại nhôm, sắt, đồng… dẫn nhiệt tốt . Kim loại là vật dẫn nhiệt.

- Vậy những vật nào thì dẫn nhiệt kém?

GV: Nhựa, bong, len, xốp…dẫn nhiệt kém. Nhựa, bong, len…xốp gọi là vật cách nhiệt.

- GV: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt chính là nội dung của bài học hôm nay [ GV ghi bảng: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt].

2. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí

* Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi

Không khí là vật dẫn nhiệt hay vật cách nhiệt?

* Bước 2: Dự đoán

- Các em hãy ghi ý kiến của mình vào vở KH, sau đó thống nhất ý kiến, ghi vào bảng nhóm.

- GV mời đại diện nhóm 4 trình bày dự đoán của nhóm mình.

- HS nêu và GV gạch chân những dự đoán khác nhóm 4.

* Bước 3: Câu hỏi thắc mắc và phương án giải quyết

a] Câu hỏi thăc mắc:

- Các em có thắc mắc gì không?

- GV ghi câu hỏi.

b] Phương án giải quyết:

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm gì?

HS nêu.

* Bước 4: Thí nghiệm

+ Hai chiếc cốc như nhau

+ Hai tờ giấy báo

+ Nước nóng

+ Nhiệt kế

- Mời 1 em đọc cách làm thí nghiệm 2:

- GV mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm.

* Bước 5: Kết luận

  • GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán ban đầu của nhóm mình?

- GVKL:

Qua 2 thí nghiệm, chúng ta biết: Những vật làm bằng kim loại như : đồng, nhôm , sắt … dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa, len, bông, không khí, ….. dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt.

3. Hoạt động 3: Ứng dụng của vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Người ta đã vận dụng tính chất này để làm ra nhiều đồ dùng sử dụng trong cuộc sống. Các em cùng thi kể tên những đồ dùng đó.

  • HS kể tên đồ dùng.
  • GV kết luận.

Kết bài: Các em thân mến.! hôm nay các em đã biết thêm 1 điều mới mẻ về khoa học đó là vật dẫn nhiệt ,vật cách nhiệt và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Khám phá khoa học thật thú vị phải không các em ? Vẫn còn rất nhiều điều mới lạ đang chờ cô trò mình ở phía trước. Hẹn gặp lại các em trong những tiết học sau.

  • Chia sẻ:
  • » Xem thêm

    » Thu gọn
    Chủ đề:
    • Giáo án Khoa học 4 bài 52
    • Giáo án điện tử Khoa học 4
    • Giáo án lớp 4 Khoa học
    • Giáo án điện tử lớp 4
    • Vật dẫn điện
    • Vật cách điện
    • Tính dẫn nhiệt
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I.Mục tiêu Giúp HS: -Biết được những vật dẫn nhiệt tốt [kim loại: đồng, nhôm, …đo ạn thẳng, nh ững vật d ẫn nhiệt kém [gỗ, nhựa, bông, len, rơm, …]. -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. -Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong nh ững trường hợp liên quan đến đời sống. II.Đồ dùng dạy học -HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa. -Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định Hát 2.KTBC -Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. -HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt. +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. -Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả. -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về sự thu nhiệt, toả nhiệt của -Lắng nghe. một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt. Chẳng hạn, khi rót nước nóng vào cốc áp hai tay vào cốc ta thấy tay ấm lên. Điều đó chứng tỏ cốc là vật dẫn nhiệt từ nước nóng đến tay ta. Trong thực tế có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài học hôm nay.  Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự -1 HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc đoán kết quả thí nghiệm. thầm và suy nghĩ. -Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV -Dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. ghi nhanh vào 1 phần của bảng. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn. -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm. lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán đảm an toàn. thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận
  2. được. -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết -Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi quả song song với dự đoán để HS so sánh. cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. +Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ? +Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. -Gv: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, … dẫn nhiệt tốt -Lắng nghe. còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông, … dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện. -Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi: -Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi: +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? +Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. sao lại dùng những chất liệu đó ? Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm +Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ? sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhi ệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có c ảm giác lạnh. +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có +Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ? giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.  Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí -Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm -Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân của các em và hỏi: khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời: +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? +Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ? xốp, bông len, dạ, … đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, … có lâu hơn. nhiều chỗ rỗng không ? +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, … +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ? có rất nhiều chỗ rỗng. +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt khí. kém ? +HS trả lời theo suy nghĩ. -Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí -Lắng nghe. nghiệm để chứng minh. -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. -Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của -Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK. GV. -GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS. -2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm. -Hướng dẫn: +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt -Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với đảm bào an toàn.
  3. cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau. +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút [thời gian đợi kết quả là 10 phút]. +Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau m ỗi -Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể làn đo. cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3. -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. -2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. một lượng bằng nhau ? +Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là hơn. cùng một lúc ? +Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ? trong cốc đo trước. +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, khí. quấn lỏng còn nóng lâu hơn. +Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ? nên nó còn nóng lâu hơn.  Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm +Không khí là vật cách nhiệt. bằng gì ? Cách tiến hành: -Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các -Ví dụ: thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi mình. ngủ. -Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất bông, len, dạ, … liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả Đội 1: Đúng. lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai m ất Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn sáng. trực tiếp chơi. Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm -Tổng kết trò chơi. bằng nhựa. 4.Củng cố Đội 2: Đúng. -Hỏi: +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông ?
  4. +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ? 5.Dặn dò -Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng những kiến thức khoa học vào đời sống. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Video liên quan

Chủ Đề