Giúp con học tốt tiếng việt lớp 2

Cập nhật vào 07/12

Tiếng Việt là môn học quan trọng đối với học sinh tiểu học. Nó đặt nền tảng cho khả năng phát triển ngôn ngữ sau này. Vậy làm thế nào để các em học sinh giỏi môn Tiếng Việt?

Hiểu được nỗi băn khoăn lo lắng của các bậc phụ huynh, hoaquathanhha.com xin được chia sẻ tới mọi người 10 bí quyết vàng giúp trẻ tiểu học học giỏi môn Tiếng Việt. Nó sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ dạy con học tập có hiệu quả hơn.

1. Khuyến khích trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh

Với trẻ, cuộc sống xung quanh luôn ẩn chứa bao điều mới lạ, thú vị. Với cuộc sống muôn màu như vậy, chắc hẳn trẻ sẽ đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc. Đó là khi trẻ học cách miêu tả sự vật, sự việc, cách bảy tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói.

Việc khám phá thế giới xung quanh cũng phần nào giúp trẻ nâng cao sự hiểu biết, tăng vốn ngôn từ, kích thích trẻ tư duy tốt hơn. Điều đó phục vụ rất lớn trong việc phát triển khả năng làm tập làm văn của trẻ.

Khuyến khích trẻ khám phá cuộc sống, thế giới xung quanh

2. Giúp môn Tiếng Việt thú vị hơn

Phần lớn thời gian học tiếng Việt là ở trên lớp học. Do đó, phương pháp giảng dạy của thầy cô ảnh hưởng nhiều đến tình cảm mà các em dành cho môn học cũng như mức độ hiểu bải của học sinh. Thầy cô dạy không hay, khó hiểu thì chắc chắn các em sẽ không thích môn học đó và đạt kết quả không tốt.

Như vậy, các thầy cô giáo nên thay đổi cách dạy, cách soạn giáo án cũ. Ngoài việc giảng chay bằng lời nói, viết bảng truyền thống, các cô có thể sử dụng bằng tranh, ảnh, video để minh họa, iúp trẻ hứng khởi với môn học hơn, từ đó tiếp thu bài tốt hơn.

3. Sự hướng dẫn của cha mẹ là cần thiết

Tiếng Việt liên quan đến khả năng sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ của trẻ. Do đó, không chỉ thời gian trên lớp mà trong mọi thời điểm, khi ở nhà, nói chuyện với bố mẹ, các em cũng đang học. Do đó, để các bé học tốt môn này, bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc học của con.

Phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn con học ở nhà

Khi trẻ tan học ở nhà, bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với trẻ, hỏi thăm việc học trên lớp, giúp trẻ giải đáp những vấn đề trên lớp chưa hiểu. Học thêm cũng là một cách hay, tuy nhiên trẻ mới học tiểu học, không nên học thêm quá nhiều, ba mẹ dành thời gian dạy trẻ sẽ tốt hơn, đừng phụ thuộc nhiều vào việc học thêm.

Nếu bạn muốn tìm hiểu cách giúp trẻ nhà mình có hứng thú hơn khi học môn Tiếng Anh, hãy tham khảo tại 10 bí quyết vàng giúp trẻ tiểu học học giỏi môn Tiếng Anh

4. Hạn chế không cho trẻ sử dụng văn mẫu

Văn mẫu là tài liệu tham khảo bổ ích, nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp các em học tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ phụ thuộc quá nhiều vào văn mẫu, khiến trẻ cũng bị phụ thuộc theo. Bắt trước cách viết của văn mẫu giúp trẻ được điểm cao, tuy nhiên sẽ làm hạn chế khả năng tư duy ngôn ngữ của trẻ.

Văn mẫu có thể khiến trẻ học tủ, học thu động, không sáng tạo

Khi đó, học văn sẽ đi theo lối mòn, không có sự sáng tạo, trẻ sẽ dần chán học và kết quả kém đi. Mặt khác, khi đã quen với việc sử dụng văn mẫu, khi gặp những dạng bài không được hướng dẫn trong văn mẫu, các em sẽ không làm được và cũng rất khó để tự nghĩ ra cách làm.

5. Hướng dẫn trẻ dùng từ khi làm văn

Các em học sinh tiểu học còn nhỏ, vốn từ ngữ không nhiều nên sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt câu văn, không biết cách trình bày suy nghĩ của mình như thế nào. Khi đó, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con dùng từ ngữ đúng, cách diễn đạt suy nghĩ bằng câu chữ.

6. Hướng dẫn các bé cách tự miêu tả

Những bài tập làm văn tiểu học thường là văn tả cảnh, kể lại sự việc đơn giản. Có thể các em chưa biết cách làm bài, sắp xếp các ý chính. Lúc này, phụ huynh nên hướng dẫn con lập dàn bài, sắp xếp các ý chính hợp lý nhất. Tuy nhiên, tránh đóng khung vào một dàn bài cụ thể, càng không nên học thuộc lòng sẽ rất nhanh quên và môn học trở nên nhàm chán.

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách tự miêu tả bằng ngôn ngữ của mình

Ví dụ, với bài văn tả cảnh có thể hướng dẫn trẻ miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong,… hoặc ngược lại. Đối với văn tả sự việc có thể theo trình từ thời gian hay theo các dòng sự kiện chính,…Với văn kể chuyển thì dạy trẻ cách tóm tắt câu chuyện và kể lại theo ý hiểu của mình.

7. Hướng dẫn các em cách mở rộng câu

Đa số các em chưa biết cách diễn đạt nên câu văn ngắn gọn, cụt ý, chưa gợi tả hay bộc lộ được hết cảm xúc khi viết. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần hướng dẫn để các em sửa lại câu mà các em đã viết để nó hay hơn. giàu cảm xúc hơn. Việc sửa lại câu như vậy giúp các em hiểu được cách làm câu văn hay hơn, lỗi sai của câu đó, nhớ lâu hơn sơ với việc hướng dẫn làm một bài hoàn toàn mới.

8. Sử dụng trò chơi ngôn ngữ

Việc chơi các trò chơi ngôn ngữ có thể giúp trẻ tăng được vôn từ ngữ của mình. Ví dụ như những câu đố, kể lại các vật dụng trong nhà có màu đỏ hay tìm những đồ vật có hình tròn,… Khuyến khích cả nhà tham gia chơi cùng bé để tạo cho bé sự thích thú và hứng khởi hơn. Việc chơi những trò chơi đơn giản mang tính liên tưởng như vậy có thể giúp bé tưởng tượng tốt hơn, miêu tả tốt hơn và yêu thích môn Tiếng Việt hơn.

9. Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nhận và miêu tả lại sau mỗi buổi học

Để trẻ phát triển khả năng trình bày, phụ huynh và giáo viên hãy khuyến khích bé kể lại cho bạn nghe về buổi học hôm đó. Buổi học có gì vui, bé học được những gì,… Việc này không những giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà khả năng diễn đạt trình bày cũng dần tốt hơn.

Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nhận và miêu tả lại sau mỗi buổi học

10. Không nên gây áp lực cho bé khi học

Để có thể học giỏi văn thì phải cần một quá trình dài rèn giũa. Việc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt lại sự vật, sự việc không dễ dàng và khả năng của mỗi người là khác nhau. Hơn nữa, với bé tiểu học thì mới là khởi đầu, còn một quá trình dài sau này. Do đó, phụ huynh không nên gây áp lực cho trẻ. Điều này có thể khiến bé càng sợ hãi và không thích học văn.

Bài viết được chia sẻ bởi //giasuviet.com.vn/gia-su-su-pham-ha-noi.html.

Đối với các em nhỏ thì việc học tiếng Việt cũng rất thú vị khi được đọc những bài văn, những tác phẩm truyện đầy hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên thì khả năng đọc chậm, viết chậm, phát âm không chuẩn cũng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho các bé khi học tiếng Việt. Vậy thì làm thế nào để các bé học tốt tiếng Việt hơn ?

Một trong những môn học quan trọng và cần thiết ở những năm học tiểu học chính là môn Tiếng Việt. Học tiếng việt giúp các em trao dồi được từ cũng như khả năng diễn đạt tốt hơn và học tiếng việt lớp 1, lớp 2 chính là cái gốc giúp các em học tốt. Tuy nhiên nhiều em học sinh lớp 2 vẫn mắc các lỗi sai chính tả, đọc tiếng việt sai… Vì vậy thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số cách học tốt tiếng việt lớp 2.

Cách học tốt tiếng Việt Lớp 2 hay nhất

Khơi gợi niềm yêu thích khi học tốt tiếng việt

Không riêng gì môn tiếng việt, dù là môn học nào để có thể học tốt và hiệu quả nhất, các em nên có niềm say mê và yêu thích với môn học. Tiếng việt là môn học khá đặc biệt thiên về cảm xúc, chính vì vậy nếu học bị gò bó, ép buộc, không thoải mái thì kết quả đem lại chắc chắn không cao. Các em nên khơi gợi niềm yêu thích với môn tiếng việt bằng cách cho bản thân thấy được tầm quan trọng của nó, những lợi ích mà môn tiếng việt mang lại, lúc đó các em có thể chinh phục được môn tiếng việt lớp 2.

Tự học

Tự học sẽ giúp các em sắp xếp được thời gian phù hợp với bản thân và tìm thấy sự say mê trong việc học của mình. Tự học cần kết hợp song song cả phần đọc bài, viết chính tả, viết tập làm văn để kiểm tra trình độ của các em đang ở mức nào, phần nào chưa vững cần bổ sung và phần nào cần phát huy. Với cách học như thế này sẽ giúp các em học sinh lớp 2 cảm thấy học môn tiếng việt rất dễ dàng.

Trau dồi vốn từ vựng

Để học tốt bất kỳ một ngôn ngữ nào chẳng riêng gì tiếng việt, các em cũng cần có một vốn từ ngữ cơ bản. Các em cần trang bị một vốn kiến thức về từ vựng cơ bản như các con vật, gia đình, đồ vật thông qua tranh ảnh, sách giáo khoa… Việc được thường xuyên nhìn thấy các từ vựng và hình ảnh cùng với nhau sẽ giúp các em có thể ghi nhớ và viết đúng chính tả khi gặp từ đó.

Tham khảo thêm: Cách trở thành học sinh giỏi toán nhanh nhất

Trong chương trình tiếng việt lớp 2, ngoài phần đọc hiểu bài tiếng việt còn viết chính tả, viết tập làm văn. Chính vì vậy mà phát âm chuẩn là một việc cần thiết để có thể học tốt tiếng việt. Phát âm sai đồng nghĩa với việc các em đọc bài sai, người nghe sẽ hiểu sai bài học, đồng nghĩa với việc các em viết chính tả sai và viết tập làm văn sai, từ đó dẫn đến kết quả học môn tiếng việt không cao. Vì thế các em nên luyện tập phát âm, có thể đọc bài cho ba mẹ nghe để sữa những từ đọc sai, xem phim, đọc truyện…

Cách học tốt tiếng Việt Lớp 2 hay nhất

Chăm chỉ học tập

Muốn học tốt một môn học nào đó thì yêu cầu quan trọng nhất đó là các em cần giành thời gian cho nó và chăm chỉ học, môn tiếng việt cũng không ngoại lệ. Các em cần học hằng ngày, mỗi ngày từ 30 – 45 phút để có thể ghi nhớ kiến thức. Tuyệt đối các em không nên để kiến thức bị trôi quá lâu rồi mới học dồn bởi như vậy sẽ khiến các em cảm thấy áp lực, mệt mỏi khi phải học quá nhiều kiến thức một lúc. Học tiếng Việt hằng ngày giúp các em hiểu sâu, nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập.

READ  Cách học tốt năm lớp 10 - đạt học sinh giỏi nhất lớp

Hạn chế dùng văn mẫu

Có rất nhiều em được bố mẹ trang bị cho quyển học tốt tiếng việt nên các em rất thụ động trong cách tiếp thu kiến thức. Hãy trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn bằng cách tự đọc bài và trả lời các câu hỏi, soạn bài tiếng việt lớp 2 để nắm bắt được kiến thức nhanh chóng và lâu hơn. Tiếng việt lớp 1, lớp 2 chính là nền tảng để các em phát triển tư duy, tính sáng tạo nên để học tốt tiếng việt ngay từ đầu thì các em nên tự soạn tiếng việt lớp 1, lớp 2, lớp 3…. Từ đó, tạo nên một thói quen học tập tốt cho bản thân.

Khám phá cuộc sống, thế giới xung quanh nhờ học tốt tiếng Việt

Thế giới muôn màu muôn sắc và luôn sống động. Các em hãy tham gia vui chơi các hoạt động giải trí ngoài trời để được khám phá và phát triển trí não, tăng cường khả năng ngôn ngữ và khả năng đọc hiểu tốt hơn. Việc tham gia các hoạt động ngoài trời đôi khi tốt hơn việc chỉ chăm chăm ngồi đọc sách ở nhà bởi ngôn ngữ được học ở ngoài sẽ gắn liền với hoạt động, hình ảnh sinh động sẽ giúp các em nhớ lâu hơn, thích thú hơn với ngôn ngữ tiếng việt này.

Các em cũng có thể tham gia các trò chơi về ngôn ngữ như đoán vật, tìm vật có cùng màu sắc, tìm vật có hình chữ nhật… Trò chơi sẽ tăng kích thích khả năng liên tưởng của các em, tích lũy được vốn từ cần thiết để học môn tiếng việt.

Học tốt tiếng việt lớp 2 không quá khó bởi đó là ngôn ngữ mẹ đẻ, tuy nhiên để học tốt thì cần phải có phương pháp học tập thích hợp. Vì vậy thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các em học sinh lớp 2 sẽ có thể chinh phục được môn tiếng việt. Chúc các em học sinh thành công.

Video liên quan

Chủ Đề