Gửi 200 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng

Trước việc hàng loạt ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động sau Tết nguyên đán 2021 khiến những gia đình có số tiền từ 10 triệu đến 200 triệu đồng băn khoăn trong việc chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm cho số tiền nhàn rỗi của mình.

Đang có kế hoạch gửi tiết kiệm số tiền 200 triệu đồng nhàn rỗi của gia đình nhưng chị Linh Trang (Hà Đông – Hà Nội) thừa nhận phân vân trong việc lựa chọn ngân hàng và kỳ hạn gửi tiết kiệm để hưởng lợi nhiều nhất từ số tiền nhàn rỗi ít ỏi.

Theo khảo sát, lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng hiện xuống thấp chỉ còn khoảng 3% cho kỳ hạn 3 tháng và dưới 7%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, giảm từ 1,5 - 2%/năm so với cùng kỳ năm trước.

Gửi 200 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng

Gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn đang là kênh đầu tư được nhiều người có tiền nhàn rỗi lựa chọn

Cụ thể, ngân hàng Vietcombank đã công bố giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng 1/2021. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng của Vietcombank giảm còn 2,9%/năm. Trong khi đó, các ngân hàng Agribank, BIDV, Saigonbank có lãi suất huy động là 3,1%/năm. Các ngân hàng VPBank, VIB, SCB có mức lãi suất đều trên 3,5%/năm. Ở kỳ hạn này, GPBank có mức lãi cao nhất lên tới 4%/năm, tương đương với lãi suất thu được sau 1 tháng từ số tiền nhàn rỗi 200 triệu đồng là hơn 666.666 đồng.

Ở kỳ hạn 3 tháng, Vietcombank cũng là ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất chỉ 3,2%/năm trong khi các ngân hàng khác phổ biến từ 3,4 đến 4%/năm, nhóm ngân hàng có lãi cao nhất thuộc về Kiên Long, GPBank, PVcomBank, SCB. Với 200 triệu đồng, khách hàng có thể nhận được số lãi dao động từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng tùy ngân hàng gửi.

Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động đang được các ngân hàng áp dụng từ 4% đến 6,3%/năm. Những ngân hàng có lãi suất huy động trên 5%/năm có thể kể đến như Bảo Việt, Đông Á, GPBank, OCB, SCB, CBBank,... Với 200 triệu đồng, khách hàng gửi có thể nhận được số tiền lãi dao động từ  4 - 6,3 triệu đồng.

Tại kỳ hạn 9 tháng, Vietcombank và VietinBank và Agribank thuộc nhóm ngân hàng có lãi suất huy động thấp chỉ từ 3,8 đến 4%/năm. Ở kỳ hạn này nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất trên 6%/năm cao nhất thuộc về CBBank với lãi suất huy động là 6,35%/năm. Với số tiền 200 triệu đồng, khách hàng có thể nhận được lãi từ 5,7 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng.

Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động từ các ngân hàng dao động từ 5,6%/năm đến 7,1%/năm, nhóm các ngân hàng có mức lãi suất huy động cao có thể kể đến như Nam Á Bank, MSB, CBBank, SCB, Bắc Á, Bảo Việt, Kiên Long,... Với 200 triệu đồng, khách hàng có thể nhận được số tiền lãi từ 11,2 triệu đồng đến 14,2 triệu đồng.

Với các kỳ hạn dài từ 13 đến 36 tháng, biểu lãi suất huy động đang được các ngân hàng niêm yết từ 6,1% đến 7,1%/năm. Trong đó, ngân hàng Kiên Long có mức lãi suất huy động cao nhất ở các kỳ hạn từ 13 đến 36 tháng khi áp dụng mức lãi suất là 7,1%/năm. Với những khách hàng gửi tiền trực tuyến tại ngân hàng này còn được cộng thêm 0,2% lên thành 7,3% ở các kỳ hạn 13 đến 36 tháng. Với khoản tiết kiệm 200 triệu đồng, khách hàng có thể thu về số tiền lãi từ 15,8 triệu đến 43,8 triệu đồng cho kỳ hạn 13 và 36 tháng.

Đối với những khách hàng gửi tiết kiệm online sẽ được các ngân hàng cộng thêm 0,1 đến 0,6% nữa (tùy thuộc vào kỳ hạn và ngân hàng áp dụng). Trong đó, ngân hàng SHB đang có lãi suất huy động tiền tiết kiệm online ở kỳ hạn 3 tháng là 3,8%, cao hơn tới 0,6% so với gửi thông thường. Với 200 triệu đồng tiết kiệm khách hàng có thể nhận được số lãi là 1,9 triệu đồng.

Theo các chuyên gia tài chính, thị trường tiền gửi tiết kiệm dân cư đang rất dồi dào, dòng tiền lại có xu hướng chảy về ngân hàng. Đặc biệt, các khoản tiết kiệm từ 10 triệu đến 200 triệu đồng hiện có số lượng rất lớn trong các ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết nhu cầu thanh khoản không còn căng thẳng như trước Tết nguyên đán Tân Sửu giúp lãi suất điều chỉnh giảm trở lại, lãi suất gửi tiết kiệm cũng đang được các ngân hàng điều chỉnh theo hướng giảm dần.

*Mời độc giả đón đọc kì sau tuyến bài "Những kênh đầu tư năm 2021" sẽ được đăng tải vào các ngày tiếp theo*

Nguồn: http://danviet.vn/voi-200-trieu-gui-tiet-kiem-ky-han-nao-huong-loi-nhat-50202123173753.htmNguồn: http://danviet.vn/voi-200-trieu-gui-tiet-kiem-ky-han-nao-huong-loi-nhat-50202123173753.htm

Gửi 200 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng

Mặt tiền đẹp, khách sạn phố cổ đồng loạt ”đại hạ giá” thuê

Khu vực phố cổ, tuyến phố quanh Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), nhiều cửa hàng, khách sạn bỏ không, biển cho thuê treo tới bạc...

Nếu bạn không giỏi trong các mối quan hệ cộng đồng để mở một quán café nhỏ, hoặc bạn cũng chẳng đủ năng khiếu thẩm mỹ để mở một cửa hàng quần áo, thì với số tiền 200 triệu bạn có thể kiếm được gần 20 triệu đồng/năm với một động tác nhỏ là đem gửi tiết kiệm ngân hàng.

Gửi 200 triệu lãi suất bao nhiêu 1 tháng

Một phương án kinh doanh phù hợp thì với con số 200 triệu đồng bạn có thể tìm được một con số thu nhập kha khá lên tới hàng chục triệu đồng 1 tháng. Nhưng đó là với một phương án kinh doanh tốt, còn nếu bạn chưa thể tìm thấy một phương án kinh doanh nào khả thi thì cũng đừng nóng vội. Trước khi có một quyết định chắc chắn và không phải là người ưa mạo hiểm, sẵn sàng đối mặt với rủi ro lớn bạn có thể chọn một ngân hàng nào đó để gửi số tiền trên vào một tài khoản tiết kiệm. Đây được coi là một kênh đầu tư an toàn và đáng để bạn lưu tâm khi chưa có phương án kinh doanh khả thi.

Vậy nếu đem 200 triệu gửi tiết kiệm ngân hàng bạn nên chọn ngân hàng nào bây giờ để mang về được nhiều lợi nhuận nhất?

Rất đơn giản, chỉ cần vào các trang web chính thức của các ngân hàng trên internet là bạn có thể tra cứu được các thông tin về lãi suất tiền gửi một cách dễ dàng và tiện lợi. Đa số các ngân hàng đều có một cột nhỏ lãi suất hiện ngay trên trang chủ. Để các bạn tiện theo dõi, dưới đây Nhadautu.vn sẽ thống kê cho bạn lãi suất một số ngân hàng tiêu biểu để bạn có thể chọn kênh gửi tiền (danh sách dưới đây sẽ chỉ cập nhật lãi suất gửi VND, vì hiện gửi bằng VND vẫn lợi hơn gửi bằng USD).

Top 4 ngân hàng TMCP nhà nước: Đây được coi là những kênh gửi tiền “an toàn” nhất cho khách hàng, được xác định bằng chỉ số tín nhiệm  và quy mô của các ngân hàng.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Vietcombank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm, tương đương 0,35%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận khoảng 700.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,5%/năm; kỳ hạn 24 - 36 tháng: 6,5%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của BIDV: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,9%/năm; kỳ hạn từ 18-36 tháng: 7%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Vietinbank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,8%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Agribank: kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,3%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,6%/năm; kỳ hạn từ 18-24 tháng: 6,8%/năm.

Top 5 ngân hàng được NHNN mua lại 0 đồng và đang trong quá trình tái cơ cấu:

Theo chia sẻ của một nhân viên ngân hàng, những ngân hàng đang nằm trong diện tái cơ cấu thường là những ngân hàng yếu hơn số đông và có nhu cầu cao về huy động vốn. Vì thế mà lãi suất huy động sẽ nhỉnh hơn so với số đông các ngân hàng còn lại và buộc phải chấp nhận lợi nhuận thấp.

Thời gian vừa qua Chính phủ và Quốc hội cũng đã bàn nhiều tới các phương án xử lý với các ngân hàng yếu kém này. Phương án cuối cùng là có thể cho phá sản. Vì thế, khi gửi tiền tại các ngân hàng này khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng về những cơ hội và cả rủi ro có thể nhận về.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của CBbank: kỳ hạn 1 tháng: 5,4%/năm, tương đương 0,45%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận 900.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 6,453%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,973%/năm; đặc biệt, kỳ hạn 13 tháng: lãi suất rất cao 7,043%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 6,830%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Oceanbank: kỳ hạn 1 tháng: 5,3%/năm, tương đương 0,44%/tháng (gửi 200 triệu đồng sẽ nhận 880.000đ tiền lãi/tháng); kỳ hạn 6 tháng: 6,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 7,3%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của GBbank: kỳ hạn 6 tháng: 6,9%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 7,3%/năm; kỳ hạn 13 tháng: 7,37%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Đông Á bank: kỳ hạn 1 tháng: 4,9%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 6,02%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,88%/năm; kỳ hạn 18 tháng: 7,13%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 7,01%/năm.

Bảng lãi suất ngày 13/7 của Sacombank: kỳ hạn 1 tháng: 5,0%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 5,93%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 6,60%/năm; đặc biệt kỳ hạn 13 tháng lãi suất cao vượt trội: 7,28%/năm; kỳ hạn 24 tháng: 6,83%/năm.

Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là công cụ để ngân hàng làm ăn, thu lợi nhuận. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay càng lớn thì ngân hàng lợi nhuận càng cao. Về phía khách hàng, vay được với lãi suất càng thấp thì chi phí kinh doanh càng thấp và lợi nhuận càng cao; với khách hàng gửi tiền thì gửi được lãi suất càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Nhìn bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy lãi suất cho vay của 5 ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc hay có thể gọi là ngân hàng yếu kém cao hơn khá nhiều so với Top 4 ngân hàng TMCP nhà nước.

Nếu gửi 200 triệu ở kỳ hạn 13 tháng ở Vietcombank, lãi suất bạn được hưởng là 6,5%/năm (hưởng lãi suất 13 triệu đồng/năm), nhưng nếu gửi ở GBbank bạn có thể được hưởng mức lãi suất 7,37%/năm (tương đương 14,7 triệu đồng/năm).

Khi gửi tiền bạn cần chú ý một số điểm sau: Số tiền lãi sẽ không cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo. Chỉ được cộng dồn khi hết kỳ hạn gửi mà bạn không lĩnh tiền và ngân hàng sẽ tự động gia hạn với 1 kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà bạn đã đăng ký trước đó.

Nếu bạn rút tiền trước kỳ hạn (trước ngày đến hạn) dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi của bạn cũng sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn với tiền lãi rất ít, có thể là 0,2 hoặc 0,3%.

Bạn cũng cần lưu ý một quy định về bảo hiểm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Mới đây, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả khoản tiền gửi theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi gồm cả gốc và lãi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng. Điều này có nghĩa là khi ngân hàng bạn gửi tiền công bố phá sản, bạn sẽ được nhận về tối đa 75 triệu đồng dù số tiền gửi gốc và lãi của bạn lớn hơn 200 triệu đồng. Đây cũng là một tiêu chí để bạn lựa chọn những ngân hàng uy tín thay vì chỉ nghĩ tới lãi suất cao.