Hà nội có tiếp tục giãn cách không

Cập nhật ca mắc COVID-19 hôm nay ở Hà Nội, tình hình dịch mới nhất

Sáng 2/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Phó Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì làm việc với TP. Hà Nội về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Cùng làm việc có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng.

Tại buổi lễ, bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo về công tác dịch bệnh, tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo đó, trong đợt dịch thứ 4, từ 27/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 4.749 ca mắc, trong đó, có 1.423 ca cộng đồng. Tính riêng từ khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ [từ ngày 11/10] đến nay, Hà Nội ghi nhận 442 ca mắc [trung bình 21 ca/ngày], trong đó, có 103 ca cộng đồng. Hiện toàn TP. Hà Nội đang có 6 chùm ca bệnh.

Toàn cảnh buổi làm việc sáng 2/11.

Về công tác tiêm vaccine, toàn TP. Hà Nội đã tiêm được 9.664.917 mũi, trong đó: Tiêm được 6.040.615 mũi 1/6.543.328 người [đạt 92,3% dân số trên 18 tuổi và 69,4% tổng dân số]; tiêm được 3.624.302 mũi 2 [đạt 55,4% dân số trên 18 tuổi và 41,6% tổng dân số]. Bà Hà cũng cho biết, hiện TP. Hà Nội đã sẵn sàng kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em để chủ động thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi theo chỉ định của Bộ Y tế nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất.

Hiện TP. Hà Nội đã kích hoạt 2.640 giường điều trị F0 tại 8 bệnh viện và 2 cơ sở điều trị; có phương án điều trị tại các bệnh viện và các cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng 22.100 giường điều trị. Đã triển khai và thi công xong hệ thống oxy tại 25 Bệnh viện/3.200 đầu ra khí oxy đưa vào sử dụng ngay.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội báo cáo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Đã có 30/30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng phê duyệt kế hoạch, phương án triển khai Trạm Y tế lưu động tại 508 xã, phường, thị trấn; dự kiến mỗi thôn, xóm, cụm dân cư phải có 1 địa điểm, sẵn sàng đáp ứng công tác phòng chống dịch COVID-19. Cùng với đó, đã thành lập 14 Trạm Y tế, Tổ Y tế lưu động tại các khu công nghiệp và các khu vực cách ly, phong tỏa.

Về tiêm trả mũi 2 cho người trên 50 tuổi, bà Nhị Hà cho biết, dự kiến đến ngày 15/11, khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi đến lịch tiêm trả mũi và hoàn thành tiêm trả mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi.

78,5% phụ huynh mong muốn học sinh đến trường

Về việc học sinh quay trở lại trường, ông Trần Thế Cương – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, hiện toàn TP. Hà Nội có khoảng 3,2 triệu sinh viên, học sinh các cấp. Tỷ lệ tiêm vaccine cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đạt cao [98,5% tiêm mũi 1; trên 62% tiêm mũi 2, một số huyện đạt trên 80%]. Theo ông Cương, qua khảo sát ý kiến, có 78,5% phụ huynh học sinh mong muốn con em được trở lại trường học.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản đồng ý với Tờ trình của Sở GD&ĐT, theo đó  từ 8/11/2021 học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10, 12 tại các xã, phường, thị trấn thuộc 18 huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính tới thời điểm ngày 8/11/2021 không có ca cộng đồng thì đi học trực tiếp. Các khối còn lại học trực tuyến; cấp mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà... UBND TP. Hà Nội cũng thống nhất 7 nguyên tắc thực hiện cụ thể, trong đó các trường phải đáp ứng các tiêu chí an toàn; không tổ chức ăn bán trú...

Hà Nội lên phương án để ngày 8/11 tới học sinh quay trở lại trường.

Tại buổi làm việc, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ bố trí sớm, đủ vaccine phòng COVID-19 4,4 triệu liều [trong đó tiêm trả mũi 2 và số người dân trở về Hà Nội sau thời gian giãn cách dự kiến khoảng 2,7 triệu liều; số liều để tiêm cho trẻ em từ 12-18 tuổi khoảng 1,7 triệu liều].

Ngoài ra, Hà Nội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá cấp độ dịch tại cấp huyện, tỉnh [hiện nay theo hướng dẫn mới chỉ có đánh giá ở cấp xã và nhỏ hơn] để trên cơ sở đó có các biện pháp thích ứng, phù hợp và linh hoạt; tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị, hướng dẫn cụ thể về tần suất và tỷ lệ thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 đối với các nhóm đối tượng...

Kiên trì xác định phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội luôn xác định phải chủ động trong phòng, chống dịch; đây còn là trách nhiệm của Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, đầu mối giao thương, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; công tác phòng, chống dịch có ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến các tỉnh, thành phố xung quanh.

Kinh nghiệm chống dịch vừa qua càng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với Hà Nội, vì nếu để bùng phát dịch nặng như TP. Hồ Chí Minh hay các tỉnh phía Nam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực quốc gia. Nên Hà Nội phải kiên trì xác định phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cầu thị, lắng nghe và chỉ đạo của Trung ương.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, với đặc thù của một đô thị lớn, việc Hà Nội giữ được như ngày hôm nay là rất tốt. Tuy vậy, Phó Thủ tướng đề nghị tinh thần tới đây, Hà Nội vẫn phải rất cảnh giác, bởi thực tế cả nước dịch đã xâm nhập rất sâu trong cộng đồng. Hà Nội phải sẵn sàng các tình huống xấu hơn để có sự chuẩn bị cao hơn, không để bị động, bất ngờ. Các giải pháp phòng, chống dịch phải thống nhất. Đặc biệt, những nguyên bắc ban đầu trong phòng, chống dịch, gồm ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly vẫn phải thực hiện, nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt và sát thực tiễn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết luận buổi làm việc.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh các phương án đang triển khai, Hà Nội cũng cần "tập dượt" các phương án khác, như thí điểm cách ly F1, điều trị F0 có đủ điều kiện tại nhà để xây dựng quy trình, tập huấn cho y tế tuyến dưới. Về cung cấp vaccine, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế bố trí đủ vaccine để Hà Nội tiêm toàn bộ người trên 18 tuổi, kể cả người từ nơi khác đến. 

Về vấn đề cho học sinh đi học trở lại, Phó Thủ tướng cho rằng, Hà Nội đã lên kế hoạch cho học sinh ở một số vùng, một số lớp đi học trở lại với một số điều kiện, cần tiếp tục đánh giá rất sát vấn đề này. Tinh thần là an toàn mới đi học, nhưng an toàn là kiểm soát được, bảo vệ được sức khỏe cho các cháu, cho cộng đồng, chứ an toàn không phải là không có học sinh nào nhiễm bệnh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng phân tích, việc không được đến trường ảnh hưởng rất lớn đến học tập và tâm sinh lý của các cháu. Đây là nhu cầu không chỉ của học sinh, mà còn của gia đình, của lực lượng lao động trên địa bàn. Hơn nữa, Tổ chức Y tế thế giới mới khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 đến 7 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi, do vậy, không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc không có Covid mới cho đi học. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm, đã sẵn sàng chấp nhận không "Zero Covid" thì cả hệ thống y tế phải sẵn sàng và nâng lên 1 bước so với trước đây.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu đánh giá cấp độ dịch như đề nghị của Hà Nội. Ngoài những nguyên tắc chung áp dụng cho cả nước thì phải tính đến các yếu tố đặc thù như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Miễn dịch cộng đồng là gì? Liệu miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi mà virus SARS-CoV-2 liên tục biến thể?

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/dich-covid-19-pho-thu-tuong-yeu-cau-ha-noi-san-sang-cac-tinh-huong-khong-de-bi-dong-bat-ngo-169211102160635975.htm

Lê Bảo

Đường phố Hà Nội những ngày giãn cách xã hội - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hôm nay 1-9, còn hơn 5 ngày nữa Hà Nội sẽ kết thúc thực hiện giãn cách xã hội đợt 3 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

Liệu sau ngày 6-9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội? Nếu tiếp tục giãn cách thì sẽ theo nguyên tắc nào, nới lỏng thì sẽ nới lỏng ra sao? 

'Có thể sẽ giãn cách xã hội tiếp thêm ít nhất 7 ngày'

Trả lời Tuổi Trẻ Online về vấn đề trên, ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc CDC Hà Nội - cho biết với số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng và ý thức chấp hành giãn cách của người dân như hiện nay, thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6-9.

"Người dân, doanh nghiệp ra đường nhiều quá. Từ nay đến ngày 4-9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, tuy nhiên từ nay đến ngày 6-9 cứ tình hình như thế này thì chắc sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ", ông Tuấn nói.

Trước câu hỏi đối với các quận huyện "vùng xanh" hoặc một số địa phương đã hơn 30 ngày không phát hiện ca nhiễm mới, liệu TP có nới lỏng giãn cách đối với các địa phương trên sau ngày 6-9? Ông Tuấn cho biết, các quận ngoại thành hiện nay cơ bản đã "sạch", tuy nhiên việc giãn cách một nửa là vấn đề lớn.

"Thực hiện giãn cách một nửa rất là khó, giãn cách toàn TP dân còn không chấp hành, bây giờ chia nửa thì nguy cơ rất lớn. Tuy nhiên đó cũng là một ý kiến tốt, cần xem xét nhưng cái này tùy thuộc vào ý thức người dân. Ví dụ nội thành đang giãn cách mà người dân lại ra khu vực nới lỏng, nếu là F0 thì rất nguy hiểm", ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn cho biết thêm, nếu thực hiện nới lỏng một phần như trên thì phải xây dựng hệ thống kiểm soát rất chặt thì mới có thể áp dụng.

Về tình hình dịch chung của Hà Nội thời điểm hiện tại, ông Tuấn cho biết số ca mắc mới vẫn tăng cao. Ông Tuấn nói: "Hy vọng TP sẽ không phát sinh ổ dịch mới nữa mà chỉ là tàn dư của các ổ dịch cũ, đó là tín hiệu đáng mừng. Số ca mắc cao nhưng hiện tại nằm trong khu vực đã được phong tỏa, các trường hợp phát hiện ho sốt ngoài cộng đồng có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt tại các ổ dịch lớn".

Ông khuyến cáo đợt nghỉ lễ 2-9 tới, người dân nên tuyệt đối tuân thủ giãn cách xã hội, không được lấy lý do ngày nghỉ lễ để đi lại, gặp gỡ, liên hoan gia đình thì rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thành quả chống dịch toàn TP.

Đưa F0 về bằng 0 'rất khó'

Trả lời Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết Hà Nội phải đánh giá thật kỹ lưỡng các nguy cơ để quyết định có tiếp tục giãn cách xã hội hay không, chứ không thể nhìn vào số ca bệnh để quyết định.

"Việc có tiếp tục giãn cách hay không phải đánh giá trên nhiều nguy cơ và xét trên nhiều bình diện, chứ không phải nhìn vào số ca bệnh. Ví dụ các ca bệnh ở Thanh Xuân Trung thì cũng chỉ nằm ở trong một khu vực nhỏ, chứ không phải ở khắp TP", ông Phu nói.

Theo ông Phu, Hà Nội cần đánh giá các yếu tố như số ca bệnh, tính chất phức tạp của các ổ dịch, sự đáp ứng của TP trước tình hình dịch bệnh, kể cả các yếu tố bên trong và ngoài TP.

Ông Phu cho biết thêm, nếu Hà Nội nới lỏng giãn cách thì đối với những vùng nguy cơ cao vẫn phải tiếp tục thực hiện giãn cách, thậm chí phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả phong tỏa.

"Còn đối với những quận, huyện dịch đã ổn, TP nên cân nhắc nới lỏng để cho người dân làm ăn kinh tế. Sau ngày 6-9, TP cũng nên xem xét nới lỏng các hoạt động. Hoạt động nào được tiếp tục, hoạt động nào vẫn tạm dừng cũng phải bàn bạc rất kỹ, để còn phát triển kinh tế, xã hội", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Lý giải nguyên nhân tại sao sau gần 45 ngày giãn cách xã hội, số ca COVID-19 ở Hà Nội vẫn không có dấu hiệu giảm, ông Phu cho biết khi đã có những ca F0 trong cộng đồng thì để đưa dịch trở về 0 là rất khó.

"Dịch có những ca âm thầm, lẩn khuất trong cộng đồng, không thể hết được. Ngoài ra, chúng ta vẫn có những người đi lại bên ngoài, đi lại từ vùng dịch về, các chuỗi cung ứng vẫn hoạt động, người ra vào TP vẫn có, nên thời gian 'năm bữa nửa tháng' mà không còn ca nhiễm nữa là rất khó'.

Ông Phu lưu ý TP Hà Nội cũng nên cân nhắc các giải pháp trong trường hợp gỡ giãn cách thì không để dịch bùng lên, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Trong sáng 1-9, Hà Nội ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc mới COVID-19, trong đó có 8 ca tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa.

Tính từ ngày 27-4, Hà Nội có 3.841 ca, trong đó số ca mắc từ thời điểm thực hiện chỉ thị 16 [24-7] là 2.633 ca.

Thủ tướng kiểm tra đột xuất các điểm nóng dịch COVID-19 tại Hà Nội

PHẠM TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề