Hạnh phúc giá bao nhiêu 35

Trong đó, ngày 12/3, Giải chạy FPT Happy Run được tổ chức trực tiếp [offline] vào ngày 12/3 tại TP Đà Nẵng. Quy mô dự kiến 3.500 người, là cán bộ, nhân viên tập đoàn FPT và gia đình, người yêu thể thao khắp nơi.

Với mỗi 100.000 đồng/vận động viên tham gia đóng góp, Tập đoàn FPT sẽ ủng hộ 1.000.000 đồng/ vận động viên tương ứng vào Quỹ Hy Vọng. Ban tổ chức dự kiến ủng hộ tối thiểu 3,5 tỷ đồng để gây quỹ từ thiện, quyên góp cho chương trình “Ánh sáng học đường” của Quỹ Hy Vọng.

Đây là quỹ xã hội, từ thiện hoạt động vì cộng đồng do báo VnExpress và FPT vận hành, trong đó trọng tâm giúp đỡ các em học sinh khó khăn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, giải chạy trực tuyến FPT 35 năm - Dấu chân Hạnh phúc sẽ khởi động từ ngày 3/3 - 2/9 trên nền tảng thể thao trực tuyến V-Race của Báo điện tử VnExpress, dự kiến thu hút 135.000 lượt đăng ký tham gia từ 135 địa phương, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, đạt được tổng quãng đường 3,5 triệu km.

Để hưởng ứng dịp đặc biệt này, cộng đồng có thể tham gia cuộc thi ảnh “Nhân đôi hạnh phúc” [21/2 - 31/3] trên fanpage chính thức của FPT. Với mỗi bài đăng, chia sẻ cùng hashtag

FPTdauchanhanhphuc, FPT sẽ ủng hộ 10.000 đồng vào chương trình Ánh sáng học đường [Thể lệ xem thêm: tại đây].

Từ năm 2010, FPT chọn ngày 13/3 là "Ngày FPT vì cộng đồng" để mỗi cán bộ, nhân viên tham gia đóng góp một phần nhỏ bé cho, đóng góp cho xã hội bằng những hành động cụ thể. Bên cạnh các sự kiện thường niên như hiến máu nhân đạo, duy trì văn hóa đóng góp vào quỹ một ngày lương,... cán bộ, nhân viên và Tập đoàn FPT đã góp sức, chung tay xây 250 cây cầu Hy Vọng, xây sửa hàng trăm trường học, trao tặng hàng nghìn tủ sách, máy tính cùng nhiều món quà ý nghĩa đến khắp các điểm trường, thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện - xã hội trên toàn quốc. Năm 2023 kỷ niệm hành trình 13 năm Ngày FPT vì cộng đồng 13/3 đồng thời đánh dấu chặng đường 35 năm thành lập FPT, hướng đến mục tiêu, sứ mệnh mới - Kiến tạo hạnh phúc.

Sự kiện được tổ chức nhằm lan tỏa lòng nhân ái, gắn kết cộng đồng, chung tay mang tới hạnh phúc cho các em học sinh

Trong suốt 13 năm qua, FPT đã thực hiện những chương trình thiện nguyện với tâm nguyện việc cho đi không chỉ là vật chất, mà trên hết là tấm lòng nhân ái, tiếp thêm động lực và trao những cơ hội tới những hoàn cảnh khó khăn. Riêng trong năm 2022, FPT cùng cán bộ, công nhân viên đã dành hơn 170 tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội, góp phần giúp đỡ gần 50 nghìn người qua nhiều hình thức khác nhau.

Không ngừng nỗ lực với trái tim chân thành nhiệt huyết, FPT bền bỉ với hành trình đem lại hạnh phúc tới cộng đồng

Yêu thương là nền tảng của hạnh phúc, và bằng tình yêu thương, tinh thần nhân ái, FPT mong muốn lan toả, nối dài những cánh tay để mang những điều tốt đẹp đến với cộng đồng hơn nữa.

Cô ấy kinh ngạc nói: "Tôi thấy không hiểu lắm, phần lớn người Mỹ chúng tôi đều rất muốn làm một người bình thường, sống một cuộc sống đơn giản, bình thường. Gán hai chữ "bình thường" với nỗi sợ hãi, người Trung Quốc các anh quả thực có suy nghĩ như vậy ư?"

Liang Xiaosheng chỉ biết thở dài.

Khi đang giảng bài tại một trường đại học nổi tiếng, ông từng có một cuộc đối thoại như này với một nam sinh:

Nam sinh: "Nếu trước 30 tuổi, chậm nhất là trước 35 tuổi, mà em vẫn không thoát khỏi được một cuộc sống bình thường như này, em nghĩ mình sẽ không muốn sống nữa."

Liang Xiaosheng: "Vậy thế nào là cuộc sống không bình thường?"

Nam sinh: "Là cuộc sống của những người thành công ạ!"

Liang Xiaosheng: "Cụ thể hơn?"

Nam sinh: "Thì là ít nhất phải có nhà riêng, xe riêng, ít nhất phải là một người có địa vị trong xã hội. Hoặc ít nhất phải có vài tỷ trong tài khoản ngân hàng. Tiền càng nhiều thì càng vui vẻ, càng hạnh phúc mà thầy!"

Liang Xiaosheng: "Em muốn có nhà như nào, có xe ra sao? Theo quan điểm của em thì tài khoản trong ngân hàng là bao nhiêu là khả quan? Bao nhiêu tiền sẽ khiến em vui vẻ, khiến em hạnh phúc?"

Nam sinh: "Cái này, em cũng chưa nghiêm túc nghĩ về nó…"

Cuộc trò chuyện này đã khiến Liang Xiaosheng suy nghĩ rất nhiều: "Làm một người bình thường có thực sự khó chịu như vậy ư? Nếu bạn được định sẵn để sống một cuộc sống bình thường, và bạn không quá giàu có, quá thành công hay cực kì hạnh phúc, thì có thực sự đáng để từ bỏ đi mọi ý nghĩa của cuộc sống trước tuổi 35 không? Có nhiều tiền hơn thực sự có thể khiến một người hạnh phúc hơn?"

Ảnh minh hoạ

02

Nghiên cứu được công bố 11 năm trước trong "Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ" cho thấy khi thu nhập hộ gia đình hàng năm của mọi người vượt quá 75.000 đô la [khoảng 1,7 tỷ đồng], cảm giác hạnh phúc cũng sẽ không vì thu nhập tăng mà tăng lên.

Nhưng một nghiên cứu mới của Daniel, người đoạt giải Nobel về kinh tế, và các đồng nghiệp của ông đã lật ngược kết luận này: cảm giác hạnh phúc được đem tới thông qua tiền bạc là không có giới hạn trên, nghĩa là: nhiều tiền hơn có thể khiến một người hạnh phúc hơn, và điều đó là không có giới hạn!

Họ đã phân tích dữ liệu từ hơn 1,7 triệu báo cáo về mức độ hạnh phúc và phát hiện ra rằng không có giới hạn nào cho mức độ hạnh phúc mà tiền bạc có thể mang lại.

Những người có thu nhập cao hơn hạnh phúc hơn, một phần vì họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình nhiều hơn: "Có nhiều tiền hơn, bạn có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Đối với những người kiếm được tháng nào tiêu hết tháng đó, không có tài sản tích lũy, bất kể công việc hiện tại của họ có ra sao, họ cũng không có cách nào nghỉ việc vì họ cần tiền lương để sống."

Những cá nhân có nền tảng kinh tế có thể nhiều quyền lựa chọn công việc phù hợp và phù hợp với sở thích của họ hơn. Trong các quyết định lớn và nhỏ, nhiều tiền hơn đảm bảo cho họ có nhiều lựa chọn hơn và do đó có nhiều quyền tự chủ hơn! "

Điều này được khẳng định và phản ánh qua nữ diễn viên Trung Quốc Lucy Alexis Liu: "Tôi đã học được từ cha mình rằng mọi thứ đều là kinh doanh. Vì vậy, tôi làm việc chăm chỉ để tiết kiệm một khoản tiền. Tôi gọi đó là quỹ 'Ok fine!'".

Nếu bạn có số tiền này, khi bạn gặp trục trặc trong cuộc sống, khi ai đó ép buộc bạn hoặc sa thải bạn, bạn có thể nói với anh ta: Ok, chị đây đầy tiền!"

Có một câu nói trong bộ phim "Ký sinh trùng" mà đến giờ, mỗi khi nghĩ lại, vẫn khiến tôi nổi da gà: "Tiền là bàn là, nó có thể là phẳng được mọi thứ!"

Ảnh minh hoạ

03

Khi bạn có tiền, bạn có thể giải quyết mọi thứ một cách dễ dàng và thế giới cũng sẽ tử tế với bạn hơn.

Với tiền, bạn có thể sống cuộc sống và tận hưởng cuộc sống mà bạn muốn.

Một nữ diễn viên từng chia sẻ quan điểm của mình như này: "Chỉ kiếm được tiền mới khiến tôi hạnh phúc. Tôi không tin vào cái gọi là ý nghĩa trong công việc, tôi chỉ tin vào thu nhập mà công việc mang lại.

Hạnh phúc của tôi đến từ việc mỗi khi tôi kiếm được một khoản tiền, khi bạn bè và người thân của tôi đau ốm, tôi có thể góp đưa cho họ thêm một khoản!"

Đó là mặt thực tế của tiền bạc, đôi khi, nó khiến những người mạnh mẽ nhất cũng phải cúi đầu. Nhưng nếu đánh đồng tiền bạc với hạnh phúc, thì có lẽ là điều không nên.

"Mặc dù tiền có thể có tác động tích cực đến hạnh phúc, nhưng những người đánh đồng cả hai có xu hướng kém hạnh phúc hơn!", nghiên cứu cho biết.

Trong cuộc sống thực, thu nhập chỉ đóng một phần trong việc quyết định hạnh phúc.

Thay vì nói rằng tiền ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta, tốt hơn nên nói rằng thái độ của con người đối với đồng tiền ảnh hưởng đến hạnh phúc.

Những người không kiếm được nhiều, nhưng không quan tâm đến tiền, vẫn có thể tận hưởng cuộc sống như những người kiếm được nhiều tiền hơn, theo cách của riêng họ.

Hạnh phúc là gì? Theo tôi, niềm vui khi cuộc sống của mình trở nên tốt hơn mỗi ngày nhờ chính những nỗ lực của bản thân là sự trọn vẹn và hạnh phúc mà không lời nào có thể diễn tả được!

Chủ Đề