Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Hiện nay, chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ thông qua các điều cấm không được thực hiện theo quy định tại Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình. Để giúp Quý độc giả nắm rõ về nội dung này, Luật Hoàng Phi xin được Phân tích Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình qua bài viết sau đây.

Những hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình?

– Kết hôn giả tạo là việc hai người nam, nữ đồng ý kết hôn theo những thỏa thuận hoặc theo một hợp đồng nào đó được che giấu đằng sau nhằm thực hiện những mục đích nào đó. Cụ thể như lợi dụng việc kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Tự nguyện được hiểu là xuất phát từ ý muốn của bản thân, không bị thúc ép, bắt buộc. Hôn nhân tự nguyện cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi bàn về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Nói đến hôn nhân tự nguyện là nói đến việc đôi nam nữ tự bản thân mình quyết định việc hôn nhân mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào. Đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ thông qua việc nghiêm cấm mọi hành vi ép buộc hay cản trở hôn nhân vợ chồng. Tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “ Cấm các hành vi sau đây: …Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”. Đây là sự bảo đảm pháp lý nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân theo tư tưởng phong kiến lạc hậu. Xóa bỏ hiện tượng cha mẹ là người quyết định hôn nhân mặc dù có trái với ý muốn của con cái.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.  Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là trong mối quan hệ hôn nhân chỉ có một vợ và một chồng. Pháp luật không cho phép các hành vi lấy vợ thứ hai, hoặc bất kỳ hành vi nào làm phương hại đến mối quan hệ hôn nhân hợp pháp mà đang được pháp luật bảo vệ.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Việc quy định như vậy là dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Những đứa con sinh ra từ các cặp cha mẹ như vậy thường sẽ bị mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong cao, điều này làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Do đó quy định cấm kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi ba đời là hoàn toàn hợp lý.

– Yêu sách của cải trong kết hôn: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ hoặc việc”thách cưới” mang tính chất gả bán là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn:  Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn là những  hành vi cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Vì vậy, không những trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của Luật hôn nhân và gia đình mà còn vi phạm quy định của luật hình sự. Người thực hiện hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính:

+ Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

+ Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

+ Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng

Đây là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Xử lý vi phạm hôn nhân gia đình

Bên cạnh nội dung Phân tích Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình thì mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trong trường hợp người vi phạm thực hiện hành vi bị cấm thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án  dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm đó đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trên đây là nội dung Phân tích Điều 5 luật Hôn nhân và gia đình, mọi thắc mắc về pháp lý có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 19006557.

>>>>>> Tham khảo: Tư vấn Luật hôn nhân gia đình

Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình số 22/2000/QH10. Dưới đây, TGSLAWFIRM đã rút ra chín điểm mới cần biết để tránh những rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong vấn đề này.

Chín thay đổi đáng chú ý của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Thứ nhất: Nâng độ tuổi kết hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã thay đổi độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi, nam thành đủ 20 tuổi thay vì quy định như trước đây tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 là từ 18 tuổi đối với nữ và từ 20 tuổi đối với nam. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Việc nâng tuổi này là để thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Còn theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Thứ hai: Cho phép người thân mang thai hộ

Luật Hôn nhân và Gia đình đã cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc bổ sung này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng muốn có con nhưng không thể mang thai. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định chi tiết tại Chương V Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được điều chỉnh tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP.

Chính thức cho phép mang thai hộ đã mở ra nhiều cơ hội cho những cặp vợ chồng mong mỏi có con và cũng là cơ chế pháp lý cần thiết để tránh việc mang thai hộ biến tướng thành “đẻ thuê”.

Thứ ba: Nhà nước không cấm hôn nhân đồng tính

Nhà nước đã có những quan điểm thoáng hơn đối với hôn nhân đồng tính, bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhằm tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với người đồng tính và can thiệp vào quan hệ chung sống của người đồng tính.Tuy nhiên nhà nước ta vẫn không thừa nhận hôn nhân đồng tính thông qua quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, mặc dù không cấm nhưng việc kết hôn và chung sống giữa những người đồng giới vẫn chưa được pháp luật bảo hộ và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những vướng mắc khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ tư: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Quy định này đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản và cho phép vợ, chồng tự bảo toàn khối tài sản riêng.

Trường hợp hai bên vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nội dung thỏa thuận tài sản của vợ chồng được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Các trường hợp thỏa thuận không được pháp luật công nhận quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Thứ năm: Việc áp dụng tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình

Một trong những quy định mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được áp dụng tập quán. Tập quán ở đây là quy tắc xử sự được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng, có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân gia đình.

Điều 7 của Luật này quy định rõ, trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.

Việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình hiện nay được Chính phủ quy định chi tiết từ Điều 2 đến Điều 6 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Thứ sáu:. Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn, con dưới 3 tuổi mẹ chưa chắc được nuôi (Điều 81). Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định:

– Khả năng đảm bảo các điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản hay chỗ ở của mẹ có cố định, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… cho con hay không?

– Khả năng đảm bảo các điều kiện về tinh thần: Mẹ có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con có nhân cách đạo đức tốt hay không? Tình cảm mẹ dành cho con từ trước tới nay như thế nào?

Thứ bảy: Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Trước đây, theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nay theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất thì cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn.

Đó là khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hay làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ mình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thứ tám: Con từ đủ 7 tuổi được xem xét nguyện vọng khi cha mẹ ly hôn

Điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con thay vì phải từ đủ 09 tuổi như Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

Ngày 07/04/2017, Tòa án nhân tối cao  đã có Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC hướng dẫn một số vấn đề nghiệp vụ, trong đó đáng chú ý là nội dung hướng dẫn việc lấy ý kiến con từ đủ 07 tuổi trở lên đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn.

Theo đó việc lấy ý kiến, xem xét nguyện vọng con từ đủ 07 tuổi trở lên là nhiệm vụ bắt buộc của Tòa án; phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện, gần gũi với trẻ em. Tuy vậy, Tòa án vẫn phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Thứ chín: Con sinh ra sau ly hôn vẫn có thể là con chung

Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định…

Đây là một quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tiến bộ trong tư tưởng của pháp luật về hôn nhân gia đình. Quy định này được đặt ra trước hết bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi, rộng hơn là bảo vệ mọi bà mẹ và trẻ em trước những thay đổi không ngừng của xã hội.

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự..

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

Hay phần tích những quy định mới của Luật hôn nhân gia đình

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.