Hệ thống elarning giá như thế nào

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, khái niệm E-learning và LMS đã không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt trong hệ thống giáo dục các cấp cũng như đào tạo tại doanh nghiệp.

Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi E-learning là gì, LMS là gì? Liệu E-learning có thực sự chỉ là các bài giảng E-learning như bạn vẫn nghĩ? Hay LMS chỉ cần 1 hệ thống là đủ vận hành?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin nhất về E-learning cũng như LMS, giúp bạn có cái nhìn đa chiều và toàn diện về 2 khái niệm tưởng quen mà lạ này!

Nội dung bài viết

  • A. Tất tần tật về E-learning
    • 1. E-learning là gì?
    • 2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning
      • a. Ưu điểm của E-learning
      • b. Hạn chế của E-learning
  • B.  Từ A đến Z về LMS
    • 1. LMS là gì?
    • 2. Chức năng thường có của 1 phần mềm LMS
  • C. Mối quan hệ giữa hệ thống E-learning và phần mềm LMS
  • D.  Để vận hành hệ thống E-learning trong đào tạo, doanh nghiệp cần chuẩn bị những nguồn lực nào?
    • 1.  Ban quản trị đào tạo (Phòng quản trị đào tạo)
    • 2.  Người dạy
    • 3. Người học
    • 4. Quản trị hệ thống
    • 5. Phần mềm LMS

A. Tất tần tật về E-learning

1. E-learning là gì?

Trên thế giới, hiện có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về E-learning, mỗi khái niệm đều được nêu ra dưới những góc nhìn và ý nghĩa khác nhau.

Nhưng tựu chung lại, E-learning có thể hiểu là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học.

Hệ thống elarning giá như thế nào
E-learning là hình thức học tập thông qua mạng Internet

2. Ưu điểm và hạn chế của E-learning

a. Ưu điểm của E-learning

Không phải tự nhiên hệ thống E-learning được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ưu điểm vượt trội của việc sử dụng E-learning được tất cả các chuyên gia hàng đầu thế giới công nhận:

  • Không giới hạn thời gian và không gian

Học tập dựa trên E-learning giúp người dạy và người học xoá đi mọi rào cản về thời gian và không gian tham gia giảng dạy và học tập. Bạn có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, miễn là thiết bị của bạn có kết nối internet.

  • Phù hợp với nhu cầu

Học tập dựa trên E-learning đồng nghĩa với việc bạn có thể kiểm soát được tiến độ và tốc độ học phù hợp với năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc, lựa chọn các khoá học phù hợp với nguyện vọng của bản thân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội.

  • Tối ưu chi phí

Triển khai hệ thống E-learning thường mất chi phí đầu tư và phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc, trong thời gian tiếp theo, bạn sẽ chỉ mất thêm chi phí duy trì và vận hành hệ thống. Các báo cáo chỉ ra rằng, vận hành hệ thống E-learning tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc triển khai các lớp học truyền thống thông thường từ chi phí phòng ốc, đi lại đến bồi dưỡng giáo viên,…

Hệ thống elarning giá như thế nào
Triển khai hệ thống E-learning tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với hình thức học truyền thống

  •  Cập nhật nhanh chóng 

Các khoá học được cập nhật, sửa đổi và bổ sung một cách dễ dàng. Đặc biệt phù hợp nếu tổ chức của bạn có quy mô lớn, chi nhánh phân tán ở các vị trí địa lý khác nhau, nội dung học được cập nhật đồng bộ và nhanh chóng.

b. Hạn chế của E-learning

Bên cạnh những ưu điểm như VietED đã đề cập ở trên, E-learning cũng tồn tại một số hạn chế về mặt công nghệ cũng như con người tham gia vào hệ thống. Có thể kể đến như:

  • Về công nghệ

Việc triển khai học tập dựa trên e-learning tuy không cần đầu tư một cơ sở hạ tầng quá lớn, nhưng phải đảm bảo mạng internet, băng thông,… có thể truy cập dễ dàng. Nếu thiếu các điều kiện này, việc học qua e-learning gần như không thể diễn ra.

  • Về nội dung học

Với những nội dung học quá trừu tượng và phức tạp, đặc biệt là các nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành thực tế hay các kỹ năng thao tác, vận động thì học dựa trên E-learning thường khó hiệu quả.

  • Về người dùng tham gia giảng dạy và học tập

+ Không phải ai tham gia học e-learning cũng thực sự biết và hiểu cách sử dụng hệ thống. Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người tham gia như không biết cách tổ chức lớp học hay không biết cách làm bài hay nộp bài,… cũng làm giảm đáng kể chất lượng dạy và học.

+ Do việc học diễn ra trên môi trường online hoàn toàn, đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Người học cần chủ động hợp tác với giáo viên cũng như các thành viên khác trong giờ học.

Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những gì mà e-learning có thể giúp được cho các cá nhân, tổ chức tham gia dạy và học. Đó là lí do vì sao, e-learning có thể phát triển vượt trội trong những năm gần đây.

Cùng với “e-learning”, “LMS” cũng là 1 thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Vậy LMS là gì? E-learning và LMS có mối quan hệ như thế nào? Liệu chúng có phải là 1? Tất cả thắc mắc này sẽ được VietED giải đáp trong nội dung tiếp theo.

B.  Từ A đến Z về LMS

1. LMS là gì?

LMS – viết tắt của Learning Management System – được gọi là Hệ thống quản lý học trực tuyến. Đây là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trực tuyến được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của internet.

Hệ thống elarning giá như thế nào
LMS là Hệ thống quản lý học trực tuyến

2. Chức năng thường có của 1 phần mềm LMS

Hiện nay có rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp phần mềm LMS với các chức năng mở rộng tương đối “siêu phàm”. Nhưng về bản chất, một phần mềm LMS không thể thiếu 5 chức năng cơ bản như sau:

  • Quản lý người dùng

Đây là tính năng hỗ trợ tổ chức đăng ký, quản lý và lưu trữ thông tin của người học, quản lý thông tin tham gia khóa học, các khóa đào tạo họ đang học…

  • Quản lý khoá học

Tính năng này cho phép tạo ra các khóa đào tạo trực tuyến, tải lên các tài liệu liên quan của khóa đào tạo, hay tạo ra các ngân hàng câu hỏi, đề thi để dùng cho các bài thi.

  • Quản lý liên lạc

Ngoài các chức năng về quản lý người dùng hay các khóa đào tạo, phần mềm LMS còn hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng liên lạc với nhau bằng cách gửi email trực tiếp hay trao đổi trong giờ học. Thêm vào đó các thông báo nhắc nhở cũng có thể được tạo để đảm bảo các khóa đào tạo sắp diễn ra hoặc các khóa học bắt buộc không bị bỏ sót.

  • Báo cáo

Với tính năng này, tổ chức có thể dễ dàng quản lý các dữ liệu như tiến trình học, kết quả của việc tham gia các khóa đào tạo, điểm số của các bài kiểm tra,… theo từng cá nhân hay theo từng khoá đào tạo.

  • Làm bài kiểm tra

Để có thể củng cố và đảm bảo chất lượng của các hoạt động đào tạo, các bài kiểm tra là một phần không thể thiếu. Hệ thống LMS có chức năng hỗ trợ lựa chọn và tạo các bài kiểm tra với đa dạng hình thức câu hỏi như văn bản, lựa chọn đáp án hoặc nhiều đáp án…

C. Mối quan hệ giữa hệ thống E-learning và phần mềm LMS

Chắc hẳn đến đây, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn thế nào là E-learning và LMS rồi phải không nhỉ? Vậy hệ thống E-learning và phần mềm LMS kết nối với nhau như thế nào?

Nói một cách dễ hiểu, phần mềm quản lý học tập LMS chính là trung tâm, cốt lõi của hệ thống E-learning, kết nối tất cả các bên tham gia. Nhờ có LMS, hệ thống E-learning mới có thể vận hành một cách trơn tru, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

Mô hình hệ thống E-learning được thể hiện đơn giản như sau:

Hệ thống elarning giá như thế nào
Mô hình hệ thống E-learning

Một hệ thống E-learning tiêu chuẩn thường đáp ứng các điều kiện như sau:

– Sử dụng mạng Internet;

– Tồn tại dưới dạng các khóa học. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn thường nghe đến cụm từ “bài giảng e-learning”

– Sử dụng phần mềm LMS;

– Đảm bảo sự tương tác, hợp tác giữa các bên tham gia: bộ phận quản trị đào tạo, quản trị hệ thống, người dạy và người học.

D.  Để vận hành hệ thống E-learning trong đào tạo, doanh nghiệp cần chuẩn bị những nguồn lực nào?

Thông thường, các doanh nghiệp bị nhầm lẫn rằng chỉ cần đăng ký sử dụng hệ thống LMS, nhân viên của họ có thể tham gia học từ A tới Z. Trên thực tế, hệ thống LMS chỉ là phần mềm để kết nối tất cả các bên tham gia và hỗ trợ hoạt động đào tạo triển khai trơn tru.

Để việc vận hành hệ thống e-learning diễn ra có hiệu quả, các tổ chức, doanh nghiệp cần có các yếu tố sau:

  • Ban quản trị đào tạo
  • Người dạy
  • Người học
  • Hệ thống quản lý học tập
  • Ban quản trị hệ thống

Nhiệm vụ và chức năng của các thành phần này được thể hiện qua hình sau: 

Hệ thống elarning giá như thế nào
Nhiệm vụ và chức năng các vị trí người dùng trong hệ thống LMS

1.  Ban quản trị đào tạo (Phòng quản trị đào tạo)

Ở quy mô doanh nghiệp khác nhau, phòng này có tên gọi và số lượng thành viên khác nhau. Nhưng tựu chung lại, phòng quản trị đào tạo phải lên được mục tiêu, kế hoạch đào tạo cho cả doanh nghiệp theo quý, năm hay nhiệm kỳ. Nhiệm vụ chính của phòng ban này trên hệ thống là:

  • Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi
  • Tổ chức và giám sát các khoá học
  • Tổ chức thi và luyện tập
  • Đánh giá học viên
  • Tổng hợp lại các báo cáo đào tạo cho cấp quản lý

2.  Người dạy

Người dạy là người tiếp nhận yêu cầu và truyền đạt nội dung đào tạo đến người học. Cũng giống như việc dạy truyền thống, khi tham gia hệ thống e-learning, công việc của người dạy xoay quanh việc:

  • Cập nhật nội dung giảng dạy
  • Thiết lập bài thi
  • Tạo nội dung luyện tập
  • Chấm điểm và đánh giá người học
  • Phản hồi lại các thắc mắc của người học trong quá trình học

3. Người học

Khác với việc học thông thường, khi tham gia hệ thống, người học cần chủ động hơn với mọi nhiệm vụ học của mình. Bởi vì người học sẽ phải:

  • Tuân thủ học tập theo lộ trình của doanh nghiệp
  • Tham gia thi cử trực tuyến theo lịch
  • Trả lời các khảo sát, đánh giá khoá học. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của người học. Bởi chỉ những ý kiến đóng góp chân thành mới giúp người dạy và phòng quản trị đào tạo nắm được tình hình, chủ động thay đổi để phù hợp với năng lực, nhu cầu của người học.
  • Chủ động trao đổi và liên lạc với đồng nghiệp cũng như người dạy để việc học hiệu quả hơn.

4. Quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống thường được nhắc tới có thể là một người hoặc một nhóm người, gọi chung là admin system. Ở vị trí này, các admin thường làm các nhiệm vụ liên quan đến hệ thống đảm bảo việc tham gia đào tạo của các bên diễn ra hiệu quả nhất như:

  • Quản trị cấu hình hệ thống
  • Quản lý user và phân quyền

Tìm hiểu thêm về các thao tác, quản trị hệ thống phải thực hiện tại Tại sao doanh nghiệp sử dụng LMS nên có quản trị viên hệ thống?

5. Phần mềm LMS

Như đã trình bày ở trên, phần mềm LMS có tác dụng truyền tải bài giảng, quản lý người dạy và người học, giúp mọi hoạt động đào tạo diễn ra khoa học và trơn tru nhất.

Hiện nay, trước yêu cầu khắt khe của đông đảo người dùng, các phần mềm LMS ngày càng tối ưu hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Các phần mềm LMS hiện đại liên tục ra đời với những ưu điểm vượt trội về:

  • Khả năng mở rộng
  • Tính đóng hay mở của hệ thống
  • Sự thân thiện với người dùng
  • Đáp ứng các mô hình học khác nhau
  • Giá cả

Tuỳ vào nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp tại thời điểm triển khai, phòng ban đào tạo có thể đưa ra quyết định để chọn một phần mềm LMS phù hợp. Tại VietED, chúng tôi cung cấp giải pháp quản lý đào tạo nhân sự trực tuyến LotusLMS. Bên cạnh đó VietED cung cấp giải pháp số hoá bài giảng giúp nội dung đào tạo của doanh nghiệp trở nên chất lượng và hấp dẫn hơn. Mọi hoạt động đào tạo của doanh nghiệp được lượng hoá thành báo cáo chi tiết, giúp nhà quản lý dễ dàng đo lường, kiểm soát chất lượng nhân sự.