Hiệu suất xử lý nước thải của cụm cn2000

Để xử lý triệt để ô nhiễm nước thải bệnh viện trước khi xả ra môi trường, Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường [CTC] đã đưa ra giải pháp công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối. Trung tâm CTC đã thiết kế 2 dòng thiết bị V-69 và CN-2000 dựa theo nguyên lý trên và triển khai xây dựng được 57 trạm xử lý nước thải hợp khối cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xử lý nước thải các nhà máy rác và các bãi chôn lấp rác trên toàn quốc. Viện y học lao động và vệ sinh môi trường thuộc Bộ y tế đã đánh giá cao giải pháp khoa học này và đang khuyến cáo các bệnh viện đầu tư xây dựng.

Các trạm xử lý này đã đi vào hoạt động rất hiệu quả với các chỉ tiêu kỹ thuật nổi trội hơn hẳn các loại hình thiết bị công nghệ khác [hồ sinh học, Aeroten kéo dài, Biodicht, SBR, Aeroten cao tải, Bio-Filter].

NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ HỢP KHỐI

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng [lamen] cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.

Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DW-97-H giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng công suất thiết bị. Chế phẩm DW-97-H là tổ hợp của các vi sinh vật hữu hiệu [nấm sợi, nấm men, xạ khuẩn và vi khuẩn], các enzym thủy phân ngoại bào [amilaz, cellulaz, proteaz] các thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học; sẽ làm phân giải [thủy phân] các chất hữu cơ từ trong bể phốt của bệnh viện nhanh hơn [tốc độ phân hủy tăng 7 - 9 lần và thủy phân nhanh các cao phân tử khó tan, khó tiêu thành các phân tử dễ tan, dễ tiêu], giảm được sự quá tải của bể phốt, giảm kích thước thiết bị, tiết kiệm chi phí chế tạo và chi phí vận hành, cũng như diện tích mặt bằng cho hệ thống xử lý. Chất keo tụ PACN-95 khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo màng hạt keo, liên kết với cặn bẩn [bùn vô cơ hoặc bùn hoạt tính tại bể lắng] thành các bông cặn lớn và tự lắng với tốc độ lắng cặn nhanh; nhờ đó, giảm được kích thước thiết bị lắng [bể lắng] đáng kể mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của nước thải.

Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.

HAI DÒNG THIẾT BỊ XỬ LÝ

Trạm xử lý nư­ớc thải Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội [theo công nghệ thiết bị CN-2000]

Với nguyên lý hoạt động nêu trên, Trung tâm CTC đã thiết kế 2 dòng thiết bị xử lý nước thải bệnh viện hợp khối điển hình, dễ dàng triển khai hàng loạt, thích hợp với nhiều địa hình.

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện V-69

Công nghệ này được Trung tâm CTC thiết kế xây dựng từ năm 1997 tại Bệnh viện V-69 thuộc Bộ tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh [Viện nghiên cứu và bảo quản thi thể Bác Hồ]. Từ đó đến nay V-69 được phát triển và hoàn thiện nhiều lần. Chức năng của các thiết bị xử lý khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước thải. Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh vật và oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn; quá trình trao đổi chất và oxy hóa đạt hiệu quả rất cao.

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện CN-2000

Trên nguyên lý của thiết bị xử lý nước thải V-69, thiết bị xử lý nước thải CN-2000 được thiết kế chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp khí đan xen nhau để tăng khả năng khử nitơ. Thiết bị CN-2000 có công suất 120 - 150 m3/ngày đêm [trung bình 20 giờ], được ứng dụng để xử lý các nguồn nước thải có ô nhiễm hữu cơ và nitơ. Các thông số nước thải đầu vào: BOD5/COD ³ 0,5, BOD £ 350 mg/l, nồng độ các độc tố có hại cho các quá trình xử lý bằng vi sinh đạt mức cho phép. Thiết bị CN-2000 đã được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ sở hữu công nghiệp từ tháng 9/2003. ó

Để đạt được hiệu quả cao nhất, tiết kiệm chi phí nhất trong quá trình xử lý nước thải, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn “ Bảng hiệu suất các công trình xử lý”, từ đó để bạn có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

% hiệu quả xử lý tham khảo

Các công trình Xử lý cơ học không có nhiệm vụ xử lý N, P.

Metcaft & Eddy Wastewater Engineering Treatment

Metcaft & Eddy Wastewater Engineering Treatment

Tùy thuộc vào diện tích tiếp xúc của giá thể sinh học

Tùy thuộc vào diện tích tiếp xúc của giá thể sinh học [+10% so với Arotank, nếu đủ điều kiên]

Lâm Minh Triết 2015 [Phụ thuộc vào N, P]

Lâm Minh Triết 2015 [Phụ thuộc vào N, P]

Tùy thuộc vào diện tích tiếp xúc của giá thể sinh học

Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và môi trường

Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và môi trường

Chỉ có chức năng khử trùng

1. Hiệu suất trên chỉ mang tính chất tham khảo theo hệ số kinh nghiệm của thiết kế và vận hành, không thể hiện độ chính xác tuyệt đối.

2. Hiệu suất % xử lý theo bảng trên có thể giảm xuống nếu lượng BOD, COD, N, P trong nước không đạt mức tối thiểu để xử lý theo đặc thù từng loại nước thải [công nghiệp, sinh hoạt,…]

3. Giáo trình của “Lâm Minh Triết” thể hiện rất rõ hiệu suất % xử lý theo từng công trình bằng thí nghiệm thực tế phù hợp với đặc thù nước thải đang được tính toán.

Chủ Đề