Hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc là

Quảng cáo thuốc trên truyền hình là một trong các cách hiệu quả để đưa thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, thủ tục này không hề đơn giản bởi thuốc là một sản phẩm đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. 

Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm, sẽ cung cấp tới khách hàng thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc như sau:

Hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc là

Cơ sở pháp lý

- Luật quảng cáo 2012

- Luật dược 2016

- Thông tư số 09/2015/TT-BYT

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

- Nghị định 28/2017/NĐ-CP

- Thông tư 32/2018/TT- BYT

Quảng cáo thuốc trên truyền hình là gì?

- Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

- Quảng cáo thuốc trên truyền hình là việc thông qua phương tiện truyền hình mà nhà quảng cáo mang đến cho người xem các thông tin, hình ảnh, công dụng đặc trưng về sản phẩm thuốc để thuốc có thể tiếp cận tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Quảng cáo thuốc trên truyền hình có những ưu điểm gì so với hình thức quảng cáo khác?

- Quảng cáo trên truyền hình cho phép người quảng cáo truyền đạt thông tin quảng cáo tới một số lượng khán giả rộng lớn. Bởi lẽ theo các nghiên cứu mới đây mặc dù việc sử dụng, khai thác thông tin trên mạng Internet đã trở lên phổ biến trong các tầng lớp người dân đặc biệt là giới trẻ nhưng với truyền thống Á đông thì hầu hết các gia đình tại Việt nam vẫn giữ thói quen sử dụng ti vi, và ti vi là một trong các đồ vật không thể thiếu trong gia đình. Trung bình, một ngày một người dân đã dành hơn 3 giờ ngồi trước Tivi làm cho việc xem ti vi trở thành thói quen, một thú vui giải trí hiện đại phổ biến nhất.

- Mặt khác, cùng với sự phát triển của truyền hình cáp cũng như sự phong phú về nội dung mà truyền hình mang lại nên việc quảng cáo trên truyền hình càng thể hiện rõ các ưu điểm. Hãy làm một phép so sánh giữa chi phí quảng cáo trên truyền hình với các loại hình quảng cáo khác như quảng cáo báo chí, quảng cáo trên xe, quảng cáo ngoài trời thì số tiền bình quân mà người quảng cáo phải chi trả nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho một đối tượng khách hàng sẽ là thấp hơn

Làm thế nào để quảng cáo thuốc trên truyền hình đạt hiệu quả?

Để quảng cáo thuốc trên truyền hình đạt hiệu quả cao nhất, Khách hàng cần:

– Lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo truyền hình uy tín, chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm và đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp dịch vụ quảng cáo.

– Xây dựng kịch bản quảng cáo tốt, đặc sắc trong đó thể hiện rõ các ý tưởng mà bạn mong muốn truyền đạt cho khán giả, nếu cần có thể tham khảo, nhờ công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo tư vấn, hỗ trợ.

– Lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận (đài phát quảng cáo) và nên thoả thuận rõ về thời lượng quảng cáo của mỗi lần phát, thời gian, thời điểm phát quảng cáo sao cho phù hợp và đạt được hiểu quả cao nhất như thời điểm cả gia đình dũng bữa tối, buổi sáng sớm, trước và trong các trận đấu thể thao hoặc các sự kiện lớn, sự kiện được truyền hình trực tiếp… Ở đây cần chú ý đến tính năng tác dụng của sản phẩm, dịch vụ quảng cáo để lựa chọn thời gian phát sóng phù hợp nhất tạo ấn tượng với khán giả tránh phát quảng cáo vào các thời điểm không phù hợp sẽ tạo ra tâm lý khó chịu gây phản cảm cho khách hàng.

Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình?

- Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 6 Luật Dược, hành vi quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung là một trong những hành vi nghiêm cấm.

- Hơn nữa, Theo quy định tại Khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP  thì tổ chức cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình là gì?

- Thuốc được phép quảng cáo bao gồm: Thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc

- Quảng cáo thuốc phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.

- Chủ thể xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình là đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm ủy quyền bằng văn bản

- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

Những hành vi cấm khi xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình

- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Điều 7 Luật quảng cáo

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình

- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt.

- Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược.

- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

+ Văn bản ủy quyền hợp lệ;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

+ Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định tại các điều của Thông tư này, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu.

Nội dung quảng cáo thuốc như thế nào là phù hợp?

- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

- Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu: Giấy phép lưu hành tại Việt Nam; Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt; Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.

- Nội dung quảng cáo thuốc phải có các nội dung sau:

+ Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

+ Tên hoạt chất của thuốc: Thuốc tân dược dùng tên theo danh pháp quốc tế; Thuốc có nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng Việt, trường hợp tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên la-tinh.

+ Chỉ định của thuốc;

+ Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

+ Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

+ Thận trọng, liều dùng, cách dùng;

- Phải đọc rõ: Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam; Tên hoạt chất của thuốc; Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”; các nội dung chỉ định, chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt phải bảo đảm để người nghe, người xem có thể nghe hoặc đọc được đầy đủ, rõ ràng;

- Trường hợp có nhiều trang/phân cảnh quảng cáo thì các trang/phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện trên trang; trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm.

- Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc: Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;  Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên; Các chỉ định mang tính kích dục; Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác; Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh lạ mới nổi.

- Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm: Hình ảnh người bệnh; Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc; Mô tả quá mức tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc; Hình ảnh động vật, thực vật trong danh mục cần bảo tồn; Thông tin, hình ảnh tạo ra cách hiểu: sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc; sử dụng thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định, bảo đảm 100% hiệu quả.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên báo chí cần những điều kiện gì?

- Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

- Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.

- Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau: Chương trình thời sự; Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

- Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

- Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.

- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;

- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

- Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

- Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

- Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

- Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.

Quy trình thực hiện

Thẩm quyền

Cục quản lý dược- Bộ y tế

Thủ tục

- Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc được nộp  tại Cục quản lý dược- Bộ y tế

- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.

Câu hỏi khách hàng hay gặp phải khi thực hiện xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình

Câu 1: Công ty tôi muốn quảng cáo thuốc trên truyền hình, vậy thời lượng tối đa trong một lần quảng cáo của công ty là bao lâu?

- Theo quy định tại Điều 22 Luật quảng cáo, nếu quảng cáo nằm trong thời lượng phát sóng của chương trình phim truyện hoặc chương trình vui chơi giải trí thì thời lượng tối đa để quảng cáo là 5 phút. Lưu ý không được quảng cáo vào các chương trình sau: Chương trình thời sự; Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

Câu 2: Công ty tôi đã có giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình. Tuy nhiên, giờ công ty tôi thay đổi tên công ty và địa chỉ trụ sở thì công ty tôi có phải cấp lại giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình không

- Nếu công ty khách hàng thay đổi tên công ty hoặc địa chỉ trụ sở công ty mà không thay đổi nội dung quảng cáo thì công ty thực hiện cấp lại giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-BYT.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo

+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp kèm theo mẫu hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt;

+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.

Câu 3: Công ty tôi đã có giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình vào năm 2018. Làm thế nào để biết được giấy phép đó còn hiệu lực hay không?

- Hiệu lực của giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình không phụ thuộc vào năm cấp giấy phép.

- Công ty có thể kiểm tra xem nếu thuộc vào các trường hợp sau thì giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình được coi là hết hạn:

+ Thuốc có số đăng ký đã hết hạn;

+ Thuốc bị rút số đăng ký hoặc thuốc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng;

+ Thay đổi thông tin về chỉ định, chống chỉ định, liều lượng của thuốc.

- Vậy làm thế nào để biết thuốc có số đăng ký đã hết hạn hay chưa? Hiệu lực của số đăng ký là hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 32/2018/TT- BYT, hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc là 5 năm hoặc 3 năm tùy vào từng loại thuốc.

- Do đó, căn cứ vào những phân tích nêu trên, khách hàng có thể xác định giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình của công ty mình có còn hiệu lực hay không.

Khách hàng cần cung cấp

- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt.

- Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược.

- Kịch bản quảng cáo và video quảng cáo

- Văn bản uỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm

- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo

- Các tài liệu chứng minh công dụng nếu nội dung quảng cáo không có trong hồ sơ công bố

Công việc của chúng tôi

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc trên truyền hình

Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.

Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0989.869.523

Email: