Hoa thúi địch còn gọi là gì

Tên gọi cây cứt lợn mang vẻ bình dân, có khi hơi khó nghe, còn có tên gọi tương tự khác là cỏ cứt heo, thậm chí còn có tên là cây bông thúi địch hoặc những tên gọi dễ chịu khác như cỏ hôi, cây bù xít, cây cỏ ngũ sắc. Do đó trong dân gian hoa ngũ sắc còn gọi là hoa thúi địch/ bông thúi địch hay hoa cứt lợn/ bông cứt lợn. Cây cứt lợn có tên khoa học là Ageratum conzoides, thuộc họ cúc – Asteraceae. 

Show

1. Mô tả

Cây cỏ hôi là loại thực vật có thân mềm, mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây khoảng 25 – 50 cm, thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng. Lá cứt lợn có hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu ngọn, kích thước mỗi lá có chiều dài 2 – 6 cm và bề ngang 1- 3 cm. Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn, mặt trên và dưới lá đều có lông, mặt lá phía trên màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh trắng, lá có mùi hôi và hắc, nhất là khi lá bị dập nát. Cây cứt lợn có hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím trắng hay tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Cây cứt lợn có quả màu đen.

2. Cây cỏ hôi có mấy loại

 Dựa vào màu sắc của hoa mà người dân chia cây này thành 2 loại là cây hoa cứt lợn trắng và cây hoa cứt lợn tím.

3. Phân bố

Cây cứt lợn có thể thích nghi được với mọi loại đất nên có thể mọc hoang ở khắp nơi. Trong các bãi đất hoang, ở bờ rào, ở ven bờ sông, kênh, rạch hoặc mọc trong vườn nhà, có nhiều nhất là ở các vùng nông thôn, vùng núi. Cây có thể sinh sống và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết, vì vậy dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi, là một đặc điểm thuận lợi để tìm kiếm và bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh. Nó là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh.

4. Công dụng trong y học

Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa trị viêm nhiễm, tiêu thủng, trục ứ, chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thủng, mụn nhọt... Bộ phận có giá trị chữa bệnh hiệu quả nhất của cây cứt lợn là rễ và lá, có thể sử dụng được cả cây tươi và khô để bào chế thuốc, tuy nhiên các bài thuốc từ cây tươi có dược tính cao và phát huy hiệu quả tích cực trong điều trị một số bệnh.

Trong cây cỏ cứt lợn có chứa hàm lượng tinh dầu rất cao, nên thường dùng làm thuốc chống viêm, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, giảm hắt hơi, sổ mũi nhức đầu, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mạn tính mà không gây tác dụng phụ đối với người bệnh.

5. Làm tinh dầu từ cây ngũ sắc

Cây cỏ hôi chứa nhiều tinh dầu có dược tính cao nên thường được bào chế thành tinh dầu. Cách làm tinh dầu cỏ hôi được thực hiện theo các bước với trình tự và độ chính xác cao.

Việc đầu tiên của quá trình chưng cất tinh dầu cỏ hôi là chuẩn bị nồi cất và nước sạch. Nếu tự tạo thiết bị chưng cất, phần nồi cất chính là nồi áp suất. Dùng nước sạch, tốt nhất là được lọc hay cất và là nước mềm nhất có thể, đảm bảo có đủ nước để hoàn thành việc chưng cất. Tùy vào loại và số lượng cây nguyên liệu, việc chưng cất có thể diễn ra từ nửa giờ đến 6 giờ hoặc hơn sau khi nước sôi. Nếu dùng nồi cất công nghiệp, cần chú ý thực hiện làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cho cây cỏ hôi tươi theo số lượng vừa phải vào nồi cất. Vặn chặt nắp nồi để hơi nước bay ra phải đi qua ống dẫn được gắn với van hơi. Sau khi đun sôi đủ thời gian, nước cất cây cỏ hôi đi qua bộ phận ngưng tụ đến bộ phận tách dầu.

Sau khi thực hiện xong quá trình chưng cất, cần tiến hành lọc tinh dầu cỏ hôi bằng vải xô hoặc vải bông khô, đảm bảo vải khô và sạch, không có chất tẩy rửa và bụi bẩn.

Khi hoàn thành giai đoạn lọc tinh dầu, cần đổ tinh dầu vào lọ thủy tinh hoặc lọ thép để sử dụng được lâu, bảo quản ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp.

Tinh dầu cây ngũ sắc là loại dược liệu quý, thường được chưng cất, bảo quản để dùng với các mục đích chính như xông mũi bằng máy xông mũi chuyên dụng; pha với nước sôi để xông nhằm trị cảm cúm, pha với dung dịch rửa mũi để vệ sinh mũi hàng ngày, có tác dụng hỗ trợ chống viêm mũi.

Ngày nay sẽ khó tìm thấy cây cỏ hôi ở các vùng đô thị do tốc độ đô thị hóa nhanh, không còn đất trống cho các cây cỏ dại cũng như cây dược liệu tự nhiên, vì vậy việc sử dụng cây cứt lợn khô cũng như tinh dầu cỏ hôi là một trong những giải pháp hữu hiệu để chữa trị một số bệnh về hô hấp, viêm nhiễm./.

Tên khác: Mơ tam thể, dây thối địt, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái).Mô tả: Cây dây leo bằng thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn, mầu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều mầu lục, gân lá rõ ở mặt trên; cuống lá dài 1-3 cm; lá kèm rộng, thường xẻ đôi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành xim, dài 10-30cm, phân nhánh nhiều và tỏa rộng; lá bắc rất nhỏ; hoa mầu trắng điểm tím nhạt, không cuống; đài hình chuông, 4-5 răng rất nhỏ, hình tam giác nhọn; tràng hình phễu, dài 1-1,2cm, 4-5 cánh loăn xoăn ở đầu; nhị 4-5; bầu 2 ô. Quả gần hình trứng, dẹt, nhẵn, mầu nâu bóng. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát có mùi khó ngửi. Mùa hoa quả: 8-10.Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở các bờ rào để làm thuốc.Thu hái: Toàn cây thu hái vào mùa hè. Rễ vào mùa thu hay mùa đông. Lá thường dùng tươi.Thành phần hoá học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); + Lá có chứa loại tinh dầu mùi của disulfua carbon, mùi thối là do methylmercaptan.+ Lá chứa protenin gồm các acid amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.+ Lá chứa nhiều caroten và vitamin C.Công năng: trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.Công dụng: Chữa lỵ trực trùng.Cách dùng, liều lượng: Dùng khoảng 50g lá, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với trứng gà, bọc vào lá chuối đem nướng hoặc đặt rán trên chảo (không có mỡ) cho thơm. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày.Bài thuốc:1. Chữa kiết lỵ mới phát: + Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); + Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.+ Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.+ Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.+ Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày. 2. Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.3. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả. 4. Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ tam thể 6g; đọt cà ăn quả 16g; Rau sam, cây Cứt lợn, mỗi vị 6g; Xuyên tâm liên 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.5. Chữa ho gà: Lá Mơ tam thể 150g; Bách bộ, cỏ Mần trầu, rễ Chanh, cỏ Nhọ nồi, rau Má, mỗi vị 250g; Cam thảo dây 150g; Trần bì 100g; Gừng 50g; đường kính 1500g. Cho vào 6 lít nước sắc còn 1 lít, cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôi cho còn một lít. Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng đến 1 năm tuổi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê; trẻ 3-4 tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5-7 tuổi: 7 lần x 2 thìa cà phê.Ghi chú: Trong thực tế còn có một loài khác có thên khoa học là: Paederia tomentosa L. cùng họ, cũng được dùng với công dụng tương tự. Loài này chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có mầu tím đỏ ở mặt sau (Mơ tam thể).www.thuocdongduoc.vn