Học bếp như thế nào

Đầu bếp được coi là một nghề rất áp lực, nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây cũng chính là một công việc được rất nhiều người yêu thích. Con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp có khó khăn không và mất bao lâu? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về con đường trở thành một đầu bếp.

Đầu bếp là người tạo hồn cho những món ăn. Có thể nói làm bếp cũng như một môn nghệ thuật vậy. Con đường đó không thể nào dễ dàng được. Có rất nhiều người bạn thấy họ làm bếp lâu, nấu nhiều món ngon nhưng họ không bao giờ dừng lại. Họ luôn học hỏi các kiến thức nấu nướng, nâng cao tay nghề. Họ theo đuổi con đường nấu nướng từ năm này qua năm khác.

Không có thời gian nào đo lường hết quãng đường học tập của một đầu bếp chuyên nghiệp. Nói thế không có nghĩa là bạn học mãi cũng không trở thành đầu bếp được. Hãy theo đuổi con đường của bạn và đừng bao giờ từ bỏ nó.

Như thế nào là một đầu bếp ?

Để đánh giá tay nghề bếp núc của một người làm bếp thì cần phải dựa vào rất nhiều tiêu chí. Những người có tay nghề cao họ đều có bằng khen, bằng chứng nhận của các cuộc thi nấu nướng nổi tiếng. Học trở thành các đầu bếp chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp bình thường thì rất dễ dàng. Bạn chỉ cần học tập một hoặc hai khóa học tại các trung tâm dạy nấu ăn nâng cao tay nghề một chút. Làm được nhiều món cơ bản, ngon miệng là có thể thành công rồi. Bạn đã đặt một chân vào con đường trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp rồi đấy.

Khó khăn khi học làm bếp

Bất kể ngành nghề công việc gì thì đều có những khó khăn đặc biệt là lúc ban đầu. Rất nhiều câu chuyện chia sẻ của các đầu bếp nổi tiếng, họ đều thừa nhận giai đoạn ban đầu là khó khăn nhất. Bạn không biết bắt đầu từ đâu như thế nào? Biết bắt đầu như thế nào rồi thì kết quả lại không như ý muốn. Món ăn ra đời không đúng vị, không thơm như mong đợi.

Chán nản là kẻ thù lớn nhất của mọi công việc ! Nghề đầu bếp cũng vậy. Bạn nấu đi nấu lại 1, 2 rồi 5,7 lần mà không đạt được kết quả như mong muốn. Một món mà đã khó vậy rồi làm sao làm được 20, 30 món. Nếu không có niềm tin, sự quyết tâm tôi tin nhiều bạn sẽ từ bỏ. Một khó khăn nữa là nguyên liệu làm những món mình thích. Không phải đơn giản đi ra ngoài siêu thị hay chợ mà kiếm được. Nguyên liệu phải đúng, tươi đạt chuẩn thì mới tạo được ra những món ăn đúng vị.

Nếu không có ai chỉ điểm bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Những đầu bếp chuyên nghiệp hay bất kể ai đã làm đầu bếp giỏi họ đều phải học. Học thầy, học từ chính người bạn đồng nghiệp, sách vở. Việc có được một người thầy tốt chỉ điểm tận tình không phải ai cũng có. Đây cũng xem là những khó khăn cơ bản khi bạn bắt đầu.

Tôi phải làm gì khi bắt đầu học làm đầu bếp

Học bếp như thế nào

Bạn nên đầu tư học một khóa học phù hợp với kinh tế bản thân. Khóa học sẽ giúp bạn rất nhiều. Đừng hằn mãi suy nghĩ ở nhà nấu cũng được, xem sách vở là đủ. Bạn sẽ không thể bước chân vào con đường đầu bếp đâu.

Với các trung tâm chuyên nghiệp bạn sẽ có được rất nhiều lợi ích:

+ Được những người thầy có kinh nghiệm chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm
+ Được cung cấp đầy đủ điều kiện bếp lúc cũng như nguyên vật liệu để thực hành
+ Có một môi trường học tập chuyên nghiệp thoải mái khiến bạn yêu thích nấu ăn hơn

Còn rất nhiều điều thú vị, hưu ích giúp bạn tiến bộ nâng cao tay nghề nấu ăn của mình khi đi học. Chỉ cần có đam mê và quyết tâm thì chắc chắn sau một khoảng thời gian học tập nghiêm túc bạn sẽ nhận ra sự khác biệt

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nghề đầu bếp. Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích cần thiết. Chúc bạn sớm trở thành một đầu bếp có tay nghề cao, đầu bếp chuyên nghiệp tại các nhà hàng nổi tiếng.

Đây là công việc hàng ngày và đầu tiên trong mỗi ngày làm việc của mọi đầu bếp vì vậy cũng không lạ gì khi trong những bản mô tả công việc đầu bếp tại mọi nhà hàng, yêu cầu đầu tiên của một đầu bếp là kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm chứ không phải là khả năng nấu món ăn.

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành đầu bếp với cơ hội nghề nghiệp rộng mở thì cùng Hotcourses tìm hiểu tổng quan về lựa chọn du học ngành này qua bài viết sau đây!

 

Học gì khi đi du học ngành đầu bếp?

Tùy thuộc sở thích, đam mê và mục tiêu phát triển sự nghiệp, sinh viên có thể chọn du học ngành nấu ăn (bếp nóng) hoặc ngành làm bánh (bếp lạnh). Trong quá trình đào tạo, bạn sẽ được học:

 

  • Cách chọn lựa, sơ chế, bảo quản thực phẩm

  • Phát triển thực đơn phù hợp với phong cách nhà hàng và đối tượng khách hàng

  • Nếu theo học bếp nóng, sinh viên sẽ được học cách làm các món khai vị, món chính, các loại nước sốt, món súp với nguyên liệu từ cơ bản đến cao cấp

  • Nếu theo học làm bánh, bạn sẽ biết cách làm các loại bánh ngọt, bánh mì, món tráng miệng cùng tạo hình với đường và chocolate

  • Cách trình bày, trang trí món ăn đẹp mắt và hấp dẫn

  • Kỹ năng giao tiếp, làm việc hiệu quả với cộng sự, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Kỹ năng vận hành và quản lý chuyên nghiệp trong các mảng nhân sự, hoạt động nhà bếp, ngân sách

 

Du học sinh theo học ngành đầu bếp tại các nước phát triển thông thường sẽ được tham gia chương trình thực tập hưởng lương. Hầu hết các trường đào tạo đồng thời liên kết với các nhà hàng và khách sạn địa phương để giúp sinh viên tiếp cận với cơ hội thực tập.

 

Học bếp như thế nào

 

Các chương trình thực tập thường là bắt buộc và sinh viên được đảm bảo trả lương khi thực tập. Ví dụ như mức lương cho du học Úc tham gia thực tập ngành đầu bếp giao động từ 17 – 25 AUD/ giờ. Vì vậy du học sinh ngành đầu bếp sẽ kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng tài chính.

 

 

Chi phí du học ngành đầu bếp

Chi phí du học ngành ẩm thực sẽ dao động chủ yếu dựa trên điểm đến du học và cấp bậc đào tạo. Ví dụ với đào tạo nghề đầu bếp ở Úc, toàn bộ chi phí học tập tự túc từ 6 – 12 tháng là khoảng 10.000 – 22.000 USD. Mức chi phí này có thể cao hơn nếu bạn chọn du học ở các trường danh giá hơn và ở những nước khác ở Châu Âu.

Nếu không có đủ tiềm lực về kinh tế nhưng để đạt được đam mê học tập và trải nghiệm ở nhiều “kinh đô ẩm thực”, bạn có thể cố gắng “săn” học bổng du học ẩm thực ở nước ngoài. So với đi du học tự túc, du học có học bổng đòi hỏi bạn phải có năng lực và sự nổi trội bằng việc thể hiện đam mê, ham học hỏi và cả lợi thế nếu có kinh nghiệm làm việc tại các nhà hàng – khách sạn quốc tế.

 

Vì sao nên đi du học ngành đầu bếp?

Sở hữu bằng cấp nghề bếp có giá trị quốc tế

Nghề đầu bếp hiện chưa phải là một chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học chính quy ở Việt Nam. Sinh viên muốn theo nghề đầu bếp thường theo học các chuyên ngành về khoa học dinh dưỡng, kinh tế gia đình hoặc học nghề tại các trường cao đẳng/ trung tâm dạy nghề. Chọn du học nghề bếp không chỉ cho bạn cơ hội học tập đúng chuyên môn hơn mà bằng cấp nhận được sau tốt nghiệp còn được công nhận ở nhiều quốc gia khác.

 

Học bếp như thế nào

 

Được đào tạo kiến thức ẩm thực quốc tế

Du học nghề làm bếp cho bạn cơ hội tiếp cận với nền ẩm thực quốc tế nơi bạn theo học, chẳng hạn muốn học làm sushi thì đến Nhật là lựa chọn đúng đắn. Việc tiếp xúc với nền ẩm thực của các quốc gia trên thế giới cùng môi trường làm việc thực tế sẽ giúp bạn có góc nhìn đa dạng hơn về nghề. 

 

Nhiều hướng đi để phát triển sự nghiệp

Cơ hội việc làm của ngành này không chỉ gói gọn ở trong gian bếp như mọi người thường nghĩ.  Sinh viên sau tốt nghiệp ngành đầu bếp có thể trở thành:

  • Bếp trưởng

  • Thợ làm bánh

  • Chuyên gia ẩm thực

  • Giảng viên giảng dạy ngành bếp, nhà hàng – khách sạn

  • Quản lý nhà hàng – khách sạn

  • Quản lý thực phẩm và đồ uống

  • Food Stylist

  • Food Blogger

  • Chủ Nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống

 

 

Một số lưu ý đặc biệt khi theo đuổi ngành đầu bếp 

Để có thể theo đuổi công việc nấu nướng, bạn cần phải chấp nhận một số thực tế của nghề như:

  • Không gian các nhà bếp thường rất “nóng” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng 

  • Phải làm dưới áp lực cao khi đông khách, có thể xảy ra xung đột khi phối hợp không nhuần nhuyễn với đồng nghiệp

  • Việc bị bỏng hay chảy máu khi làm việc là đặc trưng của nghề này vì thường xuyên tiếp xúc với dao bén hay chảo nóng

  • Đối mặt với rủi ro gây nguy hiểm cho sức khỏe của thực khách. Ví dụ như ở nước ngoài phần lớn dân số đều bị dị ứng với một vài nguyên liệu như lactose hay lúa mì, v.v. Nếu trong quá trình sơ chế biến bạn không chịu để ý thì có thể gây ra một số hậu quả khó lường trước.

  • Công việc bếp núc đòi hỏi sức khỏe tốt, độ bền bỉ cũng như dẻo dai

 

Học bếp như thế nào

 

Nên chọn nước nào để đi du học ngành đầu bếp?

Tùy thuộc vào nhu cầu, thời gian và tình hình tài chính của bản thân để lựa chọn quốc gia du học nghề đầu bếp. Sau đây là một số gợi ý từ Hotcourses:

Pháp

  • Le Cordon Bleu

  • Sunway University

Úc

  • Le Cordon Bleu

  • William Angliss Institute

  • Box Hill Institute 

  • Salford College

  • TAFE New South Wales 

  • TAFE Queensland

  • TAFE Western Australia

  • Front Cooking School

 

>> Du học nghề Úc thành công: Những điều bạn cần biết

Canada

  • George Brown College

  • ST.Clair College
  • Humber College
  • Algonquin College 

     

Nếu bạn mong muốn được tư vấn thêm về việc chọn trường du học ngành đầu bếp thì đừng ngần ngại liên hệ với trung tâm IDP để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

 

Triển vọng nghề nghiệp khi du học ngành đầu bếp

Món ăn ngon vẫn sẽ tiếp tục là một trong những nhu cầu quan trọng trong đời sống hiện đại.  Các nhà hàng, khách sạn luôn “trải thảm đỏ” chiêu mộ những đầu bếp giỏi, được đào tạo bài bản với mức lương hấp dẫn để phục vụ thực khách. Lương cơ bản cho vị trí đầu bếp ở Châu Âu rất ổn định ở khoảng 1500 - 2000 EUR/tháng. Ở Úc, mức lương đầu bếp ở các resort, khách sạn, nhà hàng hàng đầu khá cao, trong khoảng 35.000 - 60.000 AUD/ năm 

 

Học bếp như thế nào

 

Với bằng cấp chứng nhận quốc tế sau khi du học, hồ sơ xin việc của bạn dễ dàng gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng trong nước. Bạn có thể tự tin tìm việc làm với mức lương và cơ hội thăng tiến hấp dẫn hơn tại các nhà hàng khách sạn quy mô đẳng cấp quốc tế.

Không chỉ dừng ở bước du học và làm việc tại nước ngoài, du học sinh ngành đầu bếp sau khi tích lũy kiến thức, kỹ năng và “kinh qua” nhiều vị trí trong nhà hàng có thể tự mở và làm chủ doanh nghiệp để tạo nên thương hiệu ẩm thực mang tên mình.