Học công nghệ thông tin trường nào dễ xin việc

Ngành Công nghệ thông tin vẫn chưa bao giờ hết “hot” trong hệ thống các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ưu tiên phát triển từ Chính phủ, Công nghệ thông tin được đẩy lên top những ngành có thí sinh đăng ký dự thi cao.
Trong quá trình nghiên cứu ngành học, vấn đề học Công nghệ thông tin ra sẽ làm gì? Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có dễ xin việc không? được hầu hết các bạn học sinh và phụ huynh gửi đến ban tư vấn các trường có đào tạo.

Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin. Tính đến năm 2018, cả nước còn thiếu khoảng 400.000 nhân lực cho lĩnh vực này. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo bài bản, vừa vững kiến thức chuyên môn vừa có khả năng ngoại ngữ. Vì vậy bên cạnh việc chọn ngành, thí sinh còn phải cân nhắc việc chọn nơi đào tạo phù hợp. 

 

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có dễ xin việc không là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh đặt ra

 

Tại UEF, sinh viên được học với chương trình đạo tạo song ngữ - quốc tế, với phương pháp đào tạo nắm chắc lý thuyết - đề cao thực hành, hơn 50% chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ được đi thực tập tại các doanh nghiệp đã ký kết với trường trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ tin học của trường cũng thường xuyên tổ chức các dự án, cuộc thi để nâng cao kỹ năng, tạo điều kiện cho sinh viên bứt phá, sáng tạo và tự tin hơn khi bước vào môi trường doanh nghiệp.

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin làm được những công việc gì?

Với độ phủ sóng rộng rãi của Công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có nhiều lựa chọn công việc như: 

 
  • Nhân viên quản trị mạng: quản trị hệ thống thông tin, an ninh mạng trong các cơ quan, tổ chức.
  • Lập trình viên: viết và phát triển các phần mềm ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại.
  • Nhân viên kiểm tra phần mềm: Kiểm tra, dùng thử phần mềm để tìm lỗi trước khi xuất bản.
  • Giảng viên công nghệ thông tin: giảng dạy các bộ môn liên quan đến ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm tin học,…
  • Tự mở công ty chuyên lắp đặt các hệ thống an ninh mạng.
 

Với số lượng công việc đa dạng, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể lựa chọn làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như:

 
  • Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;  
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
  • Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí,...
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
 

Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào đáp được thắc mắc tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không? cho các bạn thí sinh. Chọn nghề đối với bản thân mỗi người là một việc hết sức quan trọng, vì vậy bất cứ thông tin nào liên quan đến công việc yêu thích, chúng ta cũng nên tham khảo để nắm rõ thông tin ngành nghề và đưa ra quyết định chính xác nhất.

 

Công nghệ thông tin luôn nằm trong top đáp án cho câu hỏi nên học ngành gì để dễ xin việc. Có phải vì thế mà nhân lực ngành sẽ quá tải trong 4-5 năm tới và các teen nên lựa chọn ngành nghề khác?

Nên học ngành gì để dễ xin việc, học ngành gì không sợ thất nghiệp... luôn là những câu hỏi khiến các bạn trẻ phải trăn trở trong quá trình chọn ngành, chọn nghề. Phần lớn các bạn sẽ đưa ra những lựa chọn an toàn như ngành Công nghệ thông tin, theo đúng xu hướng phát triển của thời đại 4.0.

Nhưng hiện tại, “người người nhà nhà” theo học Công nghệ thông tin, các trường đại học/ cao đẳng đều mở ra chương trình đào tạo ngành này. Điều này làm dấy lên một nỗi lo là 4-5 năm tới, ngành sẽ quá tải nhân lực và không có đủ vị trí làm việc cho tất cả các cử nhân tương lai, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo báo hiệu sẽ lên ngôi trong một tương lai rất gần.

Bảng xếp hạng trường đại học đào tạo
ngành khoa học - kỹ thuật tại việt nam

Tương lai nào cho các bạn học ngành Công nghệ thông tin? [Nguồn: YouTube – Sơn Nguyễn]

Ngành Công nghệ thông tin: thừa người học, thiếu chỗ làm?

Trước lo ngại của các bạn trẻ về vấn đề thừa nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin, ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nguồn nhân lực & Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM chia sẻ: “Trong tiếng Anh, ngành Công nghệ thông tin là Information Technology, mà người ta hay gọi tắt thành IT.

Khi tôi sang bên Ấn Độ, họ lại định nghĩa IT là Indian Tomorrow, có ý nghĩa là tương lai của đất nước Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào ngành IT. Tại Việt Nam cũng vậy, vì công nghệ thông tin đang là xu hướng phát triển chung của thế giới. Nếu có đam mê về ngành này thì đừng ngần ngại mà theo đuổi nó”.

Thực tế, ngành này vẫn đang tiếp tục phát triển với sự thiếu hụt nhân sự lớn và đặc biệt hiếm có những chuyên viên trình độ cao để đảm nhiệm các vị trí quan trọng. Chỉ cần có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt, sẽ không bao giờ thiếu những lời chào mời hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng đến với những chuyên viên lập trình, chuyên viên IT.

Vì vậy, điều các bạn nên lo ngại không phải là những “đối thủ cạnh tranh” đông đảo, mà là bản thân mình có đủ lòng đam mê, theo đuổi nghề và rèn luyện chuyên môn để bắt kịp những cái mới trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

Ngành Công nghệ thông tin sẽ còn tiếp tục phát triển lớn mạnh [Nguồn: techtalk]

Vẫn còn nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường!

Trái với suy nghĩ học Công nghệ thông tin thì ra trường chỉ làm lập trình viên, cơ hội việc làm trong ngành này rất đa dạng, với nhiều vị trí như:

  • Lập trình viên/ Kỹ sư phần mềm

Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các sản phẩm công nghệ như phần mềm, chương trình máy tính, hệ thống thông tin... Công việc có thể được phân chia cụ thể thành lập trình game, lập trình mobile, lập trình web, lập trình hệ thống và lập trình database.

  • Kỹ sư kiểm định

Công việc này là trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra, để đảm bảo bám sát – thỏa mãn yêu cầu, phát hiện lỗi và đề xuất cải tiến. Các nội dung kiểm định đa dạng từ hệ điều hành, ứng dụng độc lập đến ứng dụng web...

  • Quản trị cơ sở dữ liệu

Nhà quản trị cơ sở dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu cho các tổ chức. Nhằm đưa thông tin tới người sử dụng, họ sẽ thiết lập cơ sở dữ liệu máy tính, tìm ra cách lưu trữ hiệu quả nhất và đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.

Nhiều cơ hội việc làm cho bạn trẻ mới ra trường [Nguồn: bitvn]

  • Kỹ sư bảo mật, an ninh mạng

Các kỹ sư này sẽ phát hiện, ngăn chặn, bảo vệ và vá lỗi trong hệ thống mạng máy tính. Ngành bảo mật thông tin giúp khắc phục những lỗ hổng bảo mật và mã độc xâm nhập, tránh để lại nguy cơ cho người dùng.

  • Điều phối các dự án công nghệ thông tin

Công việc này đòi hỏi phải lập mục tiêu và lên kế hoạch cho dự án, đặt ra các vấn đề cần ưu tiên, quản lý ngân sách, thời hạn hoàn thành, cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.

Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí khác nữa phù hợp với các sinh viên ngành Công nghệ thông tin, tùy theo khả năng và công việc yêu thích của bạn.

Với những thông tin thú vị mà Edu2Review cung cấp, hẳn là các bạn đã xác định được mình có phù hợp với ngành này hay không và không còn phải ngơ ngác kiếm tìm đáp án cho những câu hỏi nên học ngành gì để dễ xin việc, học ngành gì không sợ thất nghiệp...

Hãy tự tin theo đuổi ước mơ của mình, vì tương lai vẫn còn mở ra nhiều cơ hội cho các cử nhân Công nghệ thông tin!

Yến Nhi [Tổng hợp]

Tags

Công nghệ thông tin

định hướng nghề nghiệp

định hướng bản thân

Thông tin tuyển sinh 2019


Video liên quan

Chủ Đề