Học nghề bao nhiêu năm

Theo quy định mới đây của Bộ LĐ-TB&XH, với hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng, thời gian khoá học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.

Thời gian khóa học theo niên chế

Thời gian khoá học theo niên chế được quy định như sau:

Thời gian khoá học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.

Thời gian khoá học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp.

Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

Thời gian khóa học theo tín chỉ

Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo cụ thể.

Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun. Mỗi môn học, mô đun có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ tùy theo kết cấu của từng môn học, mô đun được thiết kế; với một số môn học, mô đun đặc thù hoặc được quy định riêng có thể có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 2 hoặc lớn hơn 6.

Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.

Quy định tỷ lệ lý thuyết, thực hành

Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:

Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% – 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% – 75%.

Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% – 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% – 70%.

Năm sau em tính đi xin việc, được biết là năm sau sẽ áp dụng quy định của Bộ Luật lao động 2019. Vậy cho em hỏi về việc tập nghề có thời hạn là bao lâu?

Trả lời: Theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, tới đây theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì thời hạn tập nghề không quá 03 tháng. Trong khi đó Bộ luật Lao động 2012 hiện hành không quy định cụ thể về thời hạn tập nghề.

Đang học nghề có được trả lương không?

Em được nhận vào làm thợ phụ cho một salon tóc trên đường Hai Bà Trưng. Hiện em đang trong thời gian học nghề 10 ngày, có phụ anh thợ chính vào thuốc, các công đoạn gội đầu, sấy cho khách. Vậy bên salon có phải trả tiền lương cho em không hay đang học nên không được ạ? Nếu trả thì em được bao nhiêu ạ?

Trả lời: Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì;

- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

Trường hợp bạn được tuyển dụng vào làm thợ phụ cho salon tóc, được dạy thực hành các công đoạn, các khâu phụ trách của một thợ phụ thì được xác định là đang thực hiện hoạt động tập nghề theo quy định trên.

Về tiền lương, theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì:

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại, bạn đang ở giai đoạn học công việc của thợ phụ, tuy nhiên có tham gia trực tiếp vào các khâu để cung cấp dịch vụ cho khách thì salon phải có nghĩa vụ trả lương cho bạn.

Quy định này không giới hạn mức lương cụ thể mà sẽ do hai bên thỏa thuận. Do đó, trường hợp này, để biết mức lương chính xác mình được trả trong những ngày học nghề có tham gia làm việc là bao nhiêu, bạn có thể trao đổi trực tiếp lại với người quản lý salon đã tuyển dụng bạn.

Thời gian học trung cấp nghề là bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định như trên, Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế là từ 01 đến 02 năm. Đối với trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ.

Độ tuổi học nghề là bao nhiêu?

Theo đó, Điều 15 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ đối tượng tuyển sinh trình độ sơ cấp là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Như vậy, độ tuổi được đăng ký học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là từ đủ 15 tuổi trở lên.

Hợp đồng học việc tối đa bao nhiêu tháng?

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Trường dạy nghề có những nghề gì?

10+ ngành nghề có triển vọng hiện nay.
Học nghề Mạng máy tính..
Học nghề Quản trị Bếp và Ẩm thực..
Học nghề Kế toán doanh nghiệp..
Học nghề Quản lý nhà hàng..
Học nghề Làm bánh..
Học nghề Hướng dẫn du lịch..
Học nghề Pha chế rượu (Bartender).
Học nghề Quản trị khách sạn & Resort..