Học pha chế lương tháng bao nhiêu?

Vài năm trở lại đây, nghề pha chế đang thu hút đông đảo bạn trẻ ở nước ta. Vậy thực sự theo học nghề pha chế có tương lai không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá cụ thể hơn qua bài viết bên dưới đây.

Mục Lục

Tổng quan về nghề pha chế

Tổng quan về nghề pha chế

Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn, được gọi chung là Bartender. Tuy nhiên, do nhiều sự khác biệt về mô hình quầy bar, kiến thức, kỹ năng nhân viên pha chế được phân hóa rõ nét là Bartender và Barista.

Bartender là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn: cocktail, soda, các món liên quan đến rượu, hoặc các loại đồ uống: sinh tố, mocktail,…

Barista là nhân viên pha chế các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso: cappuccino, latte, mocha, latte art,…

Học nghề pha chế có tương lai không?

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành F&B đã góp phần thúc đẩy nhu cầu cần người lao động thực sự rất lớn. Với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thức uống nổi tiếng trong và ngoài nước như hiện nay thì cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn cho người lao động đặc biệt là với các bạn trẻ năng động.

So với những nghề như cắt tóc, sửa chữa máy móc, điện lạnh,… nghề pha chế tuy còn khá mới tại Việt Nam nhưng hiện đang phát triển vượt bậc, nhu cầu tuyển dụng cực cao. Những người chọn nghề pha chế đa số đều có việc làm đúng mong muốn sau khi học. Các bạn có thể ứng tuyển vào làm tại các chuỗi thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực, đồ uống, nhà hàng, khách sạn,…

Đọc thêm: nghề làm vườn

Công việc của người pha chế là gì?

Công việc đầu ca làm

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu pha chế, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra trang thiết bị dùng để pha chế, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sử dụng.
  • Xử lý những nguyên vật liệu hỏng, không sử dụng lại những nguyên liệu đã hết hạn.
  • Chuẩn bị sẵn những nguyên liệu có thể chế biến trước, như gọt hoa quả, pha chế trà, sữa, bơ,…

Công việc pha chế

  • Nhận order và thực hiện món nước yêu cầu của khách.
  • Pha chế đúng công thức, định lượng và chất lượng của loại thức uống. Sử dụng nghệ thuật trang trí phù hợp, bắt mắt để món nước trở nên hấp dẫn hơn.
  • Kiểm soát thời gian thực hiện pha chế, tránh tình trạng để khách đợi quá lâu, cũng không thực hiện quá nhanh, cẩu thả.
  • Kiểm tra lại một lần trước khi mang đồ uống ra cho khách.

Bên cạnh đó nhân viên pha chế còn phải:

  • Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên làm việc, đảm bảo thức uống được pha chế trong môi trường sạch đẹp, an toàn.
  • Sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu ngăn nắp, giúp thuận tiện cho công tác pha chế.
  • Phối hợp tư vấn cho khách những thức uống phù hợp với khẩu vị, giới thiệu loại nước đặc biệt của nhà hàng.
  • Phối hợp kiểm tra định kỳ trang thiết bị, an ninh cửa hàng, bảo quản nguyên vật liệu báo cáo lên cấp trên.

Mức lương ngành pha chế

Mức lương ngành pha chế

Tùy vào đặc thù công việc, nhận viên pha chế sẽ có nguồn thu nhập khác nhau. Bởi mức lương của nhân viên pha chế là quá trình phần đầu, thăng tiến trong công việc.

-Khởi đầu ở vị trí phụ bar, mức lương khoảng 3 – 4 triệu/ tháng.

-Mức lương 4 – 5 triệu/ tháng dành cho nhân viên pha chế.

-Vị trí bar trường hoặc giám sát thức uống, mức lương nhận khoảng 6 – 8 triệu/ tháng.

-Trợ lý quản lý bộ phận thức uống, nhận mức lương từ 10 – 12 triệu/ tháng và 12 – 15 triệu/ tháng cho Quản lý bộ phận thức uống.

-Thu nhập của Trợ lý Quản phận ẩm thực là 18 – 20 triệu/ tháng….

Xem thêm: d j là nghề gì

Những kỹ năng cần có của người pha chế

Để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xã hội.

  • Kỹ năng giao tiếp: hỗ trợ trong việc nắm bắt yêu cầu của khách hàng và giải đáp những thắc mắc.
  • Kỹ năng xã hội: giúp hiểu thêm về khách hàng và đảm bảo khách hàng hài lòng với dịch vụ.
  • Trí nhớ tốt: việc nhớ tên khách hàng cùng các thức uống quen thuộc giúp xây dựng thêm các mối quan hệ.
  • Tính đa nhiệm: giúp công việc năng suất và hiệu quả.
  • Thành thạo kỹ năng rót rượu: đây là kỹ năng quan trọng, giúp rót rượu vào ly không cần đo lường.
  • Quản lý tiền bạc: gồm việc đếm tiền, thối tiền, thanh toán qua thẻ tín dụng, đếm lại tiền khi kết thúc ca.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi “Theo học nghề pha chế có tương lai không?”. Mong rằng qua bài viết các bạn đã có thêm hiểu biết về nghề, và có thể lựa chọn định hướng theo nghề hay không. Chúc bạn luôn thành công!

Nếu Bartender làm lên sắc, vị trong từng ly rượu và các loại thức uống có cồn thì Barista với đôi bàn tay khéo léo và nghệ thuật tạo hình bằng những giọt cà phê đen, nâu, nóng, đá hòa quyện cùng với mọi nguyên liệu như sữa, kem,...lại làm nên tính độc đáo và thu hút đối riêng biệt. Công việc của một Barista - nhân viên pha chế đồ uống - Cà phê đang hấp dẫn các bạn trẻ không ngừng. Và để biết được mức lương của một Barista là bao nhiêu? Mời bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây. 

1. Khảo sát mức lương Barista là bao nhiêu? 

Theo một số khảo sát về mức lương của barista thì có thể chia mức lương ra thành các cấp bậc như sau: 

- Mức lương phổ biến đối với các Barista làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, và các quán bar dao động trong khoảng từ 4 triệu đến 7 triệu đồng/ tháng. Đây cũng là mức lương dành cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại vị trí này. 

- Người có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 2 năm làm việc có thể lên đến từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng. 

- Đối với các vị trí trưởng bộ phận hoặc quản lý nhân viên pha chế thì mức lương có thể được tính theo giờ từ khoảng 14$ đến 15$/ giờ làm việc tương đương với trên 320.000 đồng/ giờ. 

Khảo sát mức lương Barista là bao nhiêu? 

Mức lương của Barista theo kinh nghiệm làm việc, dựa theo một số tin tuyển dụng thì có thể được phân ra thành các mức như sau: 

- Đối với nhân viên đã có ít nhất 3 tháng hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc với các công việc liên quan đến pha chế đồ uống Cà phê thì mức lương có thể dao động trong khoảng từ 5,5 đến 6,5 triệu đồng/ tháng.

- 1 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 6 đến 10 triệu/ tháng hoặc từ 5 đến 7 triệu/ tháng. 

- Từ 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương khởi điểm từ khoảng 6 triệu đến 8 triệu đồng/ tháng. 

Mức thu nhập của Barista - một trong những công việc trong ngành dịch vụ này sẽ không chỉ dừng lại ở mức lương chính mà còn phụ thuộc từ nhiều nguồn khác. Tiền Tips từ khách hàng, tiền phí dịch vụ trả thêm từ khách hàng, tiền thưởng,...Để có được mức lương cao hơn thì Barista cần phải tự đặt ra cho mình một lộ trình thăng tiến. Vậy lộ trình thăng tiến của một Barista là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong phần nội nội dung tiếp theo ngay sau đây nhé!

Khảo sát mức lương Barista là bao nhiêu? 

2. Lộ trình thăng tiến của một Barista bao gồm các vị trí nào? 

Nếu bạn đã từng học qua các lớp đào tạo pha chế trước đó thì đây quả là một trong những lợi thế đối với bạn. Bạn có thể xin làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, tàu, thuyền du lịch trong bộ phận pha chế. 

Còn nếu bạn là sinh viên hoặc là người đam mê với bộ môn và công việc của một nhân viên pha chế các loại đồ uống về Cà phê thì bạn cũng có thể xin làm nhân viên phụ Barista, vừa học vừa làm, bắt đầu một công việc hoàn toàn mới. 

 Lộ trình thăng tiến của một Barista bao gồm các vị trí nào? 

Tiếp đến từ phụ Bar bạn có thể trở thành nhân viên chính thức và leo lên các vị trí cao hơn khi đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Những cấp bậc cao hơn có thể kể tên đến đó là trưởng nhóm, trưởng bộ phận và thậm chí là quản lý - Barista lead/ Manager. Chắc chắn mức lương sẽ cao hơn rất nhiều và có thể lên đến khoảng 1.200$/tháng tương đương với khoảng trên 27.000 đồng/ tháng. 

Với xu hướng phát triển và sự thay đổi về việc lựa chọn đồ uống như hiện nay thì Barista - nghề pha chế cà phê này vừa có cơ hội vừa phải đối mặt với những thách thức trong nghề. 

Cơ hội ở đây là họ có thể được làm việc trong môi trường dịch vụ năng động và luôn có sự biến đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà bạn sẽ không bị nhàm chán đối với công việc mình làm. 

Sự sáng tạo được vận dụng triệt để: Bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo trong từng loại đồ uống từ cà phê này, ngoài việc làm theo những loại đồ uống theo công thức có sẵn thì bạn cũng có thể tạo ra những loại đồ uống mang đầy đủ các yếu tố về chất lượng và tính thẩm mỹ trong đó. 

Còn thách thức đối với Barista: Cơ hội bị thu hẹp bởi vị trí công việc này thường chỉ xuất hiện trong các nhà hàng, khách sạn, Bar, tàu du lịch, du thuyền,...trong ngành dịch vụ - du lịch - nhà hàng - khách sạn. Còn đối với các quán cà phê thì chỉ những thương hiệu Cà phê lớn như Cộng Cà phê, The Coffee house, Highlands Coffee, Trung Nguyên mới tuyển dụng những vị trí này. 

Lộ trình thăng tiến của một Barista bao gồm các vị trí nào? 

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự có đam mê, kỹ thuật pha chế và am hiểu, có kiến thức về các loại đồ uống thì vị trí công việc Barista cũng không quá khó để bạn có thể tìm kiếm.

3. Để có được mức lương cao đối với nghề Barista bạn cần làm gì? 

Tại sao bạn không đầu tư vào việc học hỏi thêm kỹ thuật pha chế, nâng cao trình độ để có được mức lương cao hơn? Hãy tham khảo một số trường đào tạo nghề pha chế đồ uống ngay sau đây. 

- Trường Cao đẳng nghề Văn Lang

- Trường Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn

- Trung tâm đào tạo pha chế Lạc Đà Vàng

- Trường Cao đẳng nghề Việt Úc

Để có được mức lương cao đối với nghề Barista bạn cần làm gì? 

Và một số trung tâm đào tạo nghề khác có thể kể tên đến như Interbeso, Vietblend, trường dạy nghề Netspace, Trung tâm dạy nghề Coffee Jarvis,...với các mức phí đào tạo, chương trình học và thời gian khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu thêm. 

Bạn có muốn trở thành một nhân viên pha chế đồ uống Cà phê hay không? Hãy bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất và leo lên những bậc cao hơn. Hy vọng bài viết lương Barista đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhất để bạn có thể lấy đó làm động lực phát triển và tiến bộ từng ngày.

Nhân viên pha chế tháng bao nhiêu?

Lương của nhân viên pha chế được xem là một quá trình phấn đấu, thăng tiến trong công việc. Cụ thể, khởi đầu ở vị trí Phụ bar, mức lương mà bạn có thể nhận được là 3 – 4 triệu VNĐ. Nhân viên pha chế sẽ nhận được 4 – 5 triệu VNĐ, hay 6 – 8 triệu VNĐ cho vị trí Bar trưởng hoặc Giám sát thức uống.

Làm Bartender 1 tháng bao nhiêu tiền?

Còn tại Việt Nam, nghề Bartender có mức lương bao nhiêu? Trên thực tế, với vị trí khởi đầu của phụ Bar thì mức lương Bartender nhận được là 3 – 4 triệu đồng/ tháng để đổi lấy kinh nghiệm. Sau khi làm việc và có năng lực phấn đấu thì mỗi người sẽ có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn với mức lương là 6 – 8 triệu/tháng.

Học pha chế chuyên nghiệp bao nhiêu tiền?

Thông thường, mức giá các lớp học Barista cho người mới bắt đầu sẽ dao động ở mức từ 4.000.000 – 17.000.000 VND/khóa và kéo dài trong khoảng thời gian từ 1-8 tuần. Học phí này sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn lớp học pha chế online, trực tiếp, học chương trình Việt Nam hay quốc tế.

Ba tên đó là nghề gì?

Bartender là người làm nghề pha chế, “người pha chế rượu” chủ yếu là pha chế rượu và các loại đồ uống có cồn như cocktail, rượu, bia… Bartender làm việc tại quầy Bar của các Nhà hàng, Khách sạn, quán Bar hoặc Club, Pub…

Chủ Đề