Học sinh đánh nhau gây thương tích

Về mức phạt hành chính

Nếu đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính.

Theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt hành chính với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạm tội cố ý gây tương tích:

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

- Có tổ chức;

- Có tính chất côn đồ…

Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Với các trường hợp tăng nặng, tùy vào mức độ thương tích của người bị hại cũng như tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Xem thêm: Cố ý gây thương tích là gì? Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích
 

2. Dưới 18 tuổi đánh bạn gây thương tích nặng có bị đi tù không?

Theo quy định của pháp luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm để áp dụng biện pháp xử lý.

Cụ thể, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, nếu có hành vi cố ý gây thương tích thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134, người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự như sau:

- Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;

- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Trong đó, Điều 9 Bộ luật Hình sự quy định:

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù.

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thuộc các trường hợp tăng nặng tại khoản 3, 4, 5 Điều 134, cụ thể:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được tư vấn về trường hợp học sinh đánh nhau gây thương tích.

Dưới 18 tuổi đánh bạn gây thương tích nặng có bị đi tù không? (Ảnh minh họa)

3. Người dưới 18 tuổi phạm tội có được xử phạt nhẹ hơn?

Về nguyên tắc, căn cứ quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, việc xử lý vi phạm với người dưới 18 tuổi phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người họ và chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Theo đó, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự như sau:

- Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:

+ Nếu áp dụng điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù;

+ Nếu là tù có thời hạn thì hình mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:

+ Nếu áp dụng điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù;

+ Nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

4. Học sinh đánh nhau: Nhà trường kỷ luật thế nào? Có đuổi học không?

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988:

- Nếu gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường, học sinh sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường;

- Nếu đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì học sinh sẽ bị cảnh cáo trước toàn trường;

- Nếu gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác thì học sinh sẽ bị đuổi học 01 tuần lễ;

- Nếu đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương thì học sinh sẽ bị đuổi học 01 năm.

Trên đây là những quy định chung về vấn đề: Dưới 18 tuổi đánh bạn gây thương tích nặng có bị đi tù không? Với những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Sắp tới, học sinh đánh nhau không sẽ còn bị đuổi học?

Việc học sinh đánh nhau vì những mâu thuẫn cá nhân; ghen nghét nhau hay vì bất cứ lí do nào điều là hành vi cần được ngăn chặn kịp thời. Học sinh đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội; việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch; do vậy nhà trường và gia đình cần có biện pháp để xử lý; giao dục nghiêm khắc học sinh. Vậy với theo quy định học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Học sinh là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (từ 6–18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông .

Đánh nhau là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng; hoặc nhiều đối tượng với nhau; mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Đôi bên đánh nhau sẽ dùng vũ lực như đấm đá; tát nhằm gây tổn thương sức khỏe cho bên kia. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Học sinh thường hay rủ nhau đánh hội đồng. Đánh nhau sẽ dẫn tới bị thương cho cả một, hai, hoặc nhiều người. Trường hợp nhẹ thì chỉ gây tổn thương ngoài da; mạnh thì cấp cứu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. 

Việc học sinh đánh nhau là việc không thể chấp nhận được; khi lứa tuổi còn nhỏ như vậy; mà các em đã có hướng tiêu cực giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực học đường. Việc học sinh đánh nhau nhà trường gia đình cần tìm hiểu; quan tâm các em lý do vì sao đánh nhau và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Với mức độ vi phạm học sinh có hành vi đánh nhau sẽ bị xử lý kỉ luật; có thể bị xử phạt hành chính; và với mức độ nghiêm trọng học sinh đánh nhau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính học sinh đánh nhau

Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Do đó, nếu học sinh ở độ tuổi quy định trên đánh bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau. (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;phòng, chống bạo lực gia đình)

Mức phạt này chỉ nhằm răn đe; giáo dục lại các em học sinh vì lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mà các em chưa nhận thức rõ ràng hành vi của mình; chưa đủ hiểu được hành vi của mình nghiêm trọng như thế nào. Tùy theo độ tuổi trên mà học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt khác nhau. Tuy nhiên sau khi thấy được hành vi đánh nhau của học sinh; cả gia đình và nhà trường cần có những biện pháp giáo dục; quan tâm; dạy dỗ học sinh ngay từ thởi điểm đó để giúp các em sống đúng chuẩn mực đạo đức; trở thành người tốt, người có ích cho xã hội sau này.

Xử lý kỉ luật học sinh đánh nhau

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật với học sinh đánh nhau như sau thì hình thức kỷ luật gồm có:

– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Người nào cố ý gây thương tích cho người khác hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Xử lý hình sự học sinh đánh nhau ra sao?

Tuy nhiên, học sinh là những người dưới 18 tuổi, do đó phải tuân thủ quy định của bộ luật hình sự liên quan người dưới 18 tuổi tại chương XII BLHS 2015 với nguyên tắc chủ đạo: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.”

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên; phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này.

Như vậy, nếu học sinh xảy ra đánh nhau; thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi; mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật; thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Học sinh cấp 3 được đi xe máy không?

Học sinh cấp 3 được phép đi xe máy là những loại xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 theo quy định tại Khoản 1 Điều 60Luật giao thông đường bộ 2008

Xúi giục bạn bè đánh nhau bị xử phạt ra sao?

Hành vi xúi giục bạn bè đánh nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi xúi giục người khác đánh nhau.

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi học sinh đánh nhau?

Căn cứ Điều 599 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường.

5 trên 5 (1 Phiếu)