Hóc xương cá bao lâu thì khỏi

Thông thường, tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Tuy nhiên...

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, các bác sĩ mới tiến hành nội soi, gắp thành công chiếc xương cá dài 4cm nằm sau trong thanh quản của người đàn ông 41 tuổi. Theo đó, cách đây 2 tuần, anh Hoàng Văn N. [41 tuổi, trú tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An] đang ăn cơm thì không may bị hóc xương cá. Có lẽ bởi chủ quan, anh không đến bệnh viện. Thay vào đó, bệnh nhân đi đến bà mo trong bản để chữa trị.

Bà mo đã cho anh N. uống một loại nước lạ và cho biết nước này khiến mảnh xương cá tự tiêu tan. Hàng ngày, anh N. đều đặn dùng "nước thần" của bà mo để chữa bệnh. Tiếc là, tình trạng này không chấm dứt, thậm chí anh còn bị đau đớn hơn đến mất ăn mất ngủ, sụt cân liên tục. Lúc này, bệnh nhân mới được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để thăm khám.

Kết quả chụp X-quang cho thấy, các bác sĩ phát hiện xương cá sắc nhọn dài gần 4cm đâm sâu vào vị trí thành sau hầu thanh quản. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định gây mê nội soi và lấy dị vật ra ngoài.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng [Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai], tình trạng khó chịu khi bị hóc xương cá sẽ nhanh chóng trôi qua nếu cơ thể tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Cũng có ca, nó sẽ nằm trong ruột, nhưng vài ngày sau có thể sẽ bị bài tiết.

Nhưng chúng ta đừng vội chủ quan, ngay khi mẩu xương đã bị trôi đi, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thực quản. Một khi đã được nuốt vào, quá trình di chuyển của xương cá rất khó dự đoán. Hầu hết mọi người đều bị mắc xương cá nhỏ nên 99% trường hợp miếng xương tự tiêu hoặc tự đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những ca để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân như đâm thủng động mạch chủ, động mạch chính trong cơ thể. Như trong trường hợp của người đàn ông này chính là ví dụ thực tế cảnh báo mọi người.

Hóc xương cá – Đâu mới là giải pháp chữa hóc đúng đắn?

Chuyên gia gợi ý, trong trường hợp bị hóc xương cá nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách sau để xử lý hóc xương cá:

Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này.

- Cách dễ thực hiện nhất là nuốt vỏ cam. Lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc, sau đó nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.

- Còn nếu không có vỏ cam, hãy thay thế bằng một viên vitamin C. Cách này cũng cho hiệu quả tương tự. Trong vài phút, xương sẽ mềm và trôi xuống cổ, không còn tạo cảm giác đau nữa.

- Bạn cũng có thể ngậm một miếng chanh để xương cá mềm ra và tan vào nước bọt.

- Cắn một miếng chuối và không nhai, ngậm trong miệng 2 phút để nước bọt thấm vào chuối sau đó nuốt. Tiếp đó, bạn nên uống nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng.

- Nếu không có chuối, hãy cắn một miếng bánh mì và ngậm trong miệng 2 phút sau đó nuốt luôn mà không nhai và uống nước.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong trường hợp hóc xương cá nhỏ. Trong trường hợp hóc xương cá nghiêm trọng hơn, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương. Hãy đến cơ sở y tế nếu bị hóc xương cá ở mức độ nghiêm trọng. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây nhiễm trùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp như trường hợp của nam bệnh nhân bên trên, bệnh nhân phải đến bệnh viện để bác sĩ làm thủ thuật loại bỏ xương cá.

Không vừa cười vừa nói khi ăn giúp bạn phòng tránh hóc dị vật nói chung.

Chuyên gia lưu ý thêm, để an toàn khi ăn cá, mọi người lưu ý:

- Không vừa cười vừa nói khi ăn. 

- Gỡ bỏ xương cá ngay trong bát, không cho cả miếng cá vào miệng rồi sử dụng lưỡi và răng gỡ xương. 

- Nhai cẩn thận, chậm rãi trong quá trình ăn cá. 

- Xé cá thành những miếng nhỏ để bạn có thể cảm nhận hoặc thấy được những mẩu xương nhỏ li ti. Đừng nhai dối và nuốt vội mỗi khi ăn cá. 

- Nên ăn cá riêng, tránh trộn lẫn với cơm rồi mới nhai…

HH

Tình trạng ăn cá hóc xương rất thường gặp trong cuộc sống, bởi vậy đã có nhiều cách được tạo ra nhằm khắc phục tình trạng khó chịu này. Vậy khi ăn cá hóc xương hoặc hóc xương gà phải làm gì là tốt nhất?

Thực tế, khi ăn cá hóc xương và nếu biết chắc chắn rằng mình chỉ bị hóc xương nhỏ và chỉ cần nuốt thức ăn là đã có thể đẩy xương cá xuống được nhưng ít ai biết rằng đây cũng là cách mạo hiểm, vì có thể khiến xương cắm sâu vào cổ họng hơn. Còn việc áp dụng một số phương pháp dân gian được truyền miệng thì hoàn toàn không có cơ sở và phản khoa học, tốt nhất bạn không nên mất thời gian để áp dụng.

Nếu chẳng may nuốt phải các xương to hoặc sắc nhọn thì rất có thể gây thủng thực quản và thủng mạch máu. Lúc này không được trì hoãn, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý. Bởi đã có rất nhiều người cũng chỉ vì hóc xương to, xương nhọn để lâu ngày nên bị thủng động mạch, áp - xe, áp-xe màng phổi,.... Nhiều trường hợp tỉ lệ tử vong là rất cao.

Khi bị hóc xương cá hay hóc xương gà, bạn sẽ phát hiện dị vật bị mắc lại trong cổ họng gây vướng, khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn sẽ thấy hơi đau do xương cá, xương gà đâm vào niêm mạc. Lúc này hãy bình tĩnh và thực hiện theo những hướng dẫn như sau:

  • Ngừng nuốt ngay lập tức: Nhiều người thường cố nuốt để giúp xương trôi xuống, nhưng việc này vô tình khiến cho xương càng đâm sâu và gây tổn thương. Bạn cũng không nên khạc mạnh nhiều lần hay thử ăn bất cứ thứ gì để giúp đẩy xương xuống bởi rất dễ bị nghẹn.
  • Cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt: Chú ý tuyệt đối không được dùng tay đưa vào cổ họng, bởi thao tác này sẽ đẩy xương xuống cổ họng sâu hơn.
  • Hãy thật bình tĩnh, há miệng to rồi nhờ người xung quanh kiểm tra cổ họng bằng đèn pin. Nếu trường hợp xương cá mắc ở vị trí mà mắt thường có thể nhìn thấy được hãy dùng kẹp y khoa để gắp ra.
  • Theo dõi xem còn đau hay thấy vướng trong cổ khi nuốt nước bọt nữa hay không. Nếu cảm thấy xương vẫn còn mắc ở vị trí nào đó trong họng hãy đến các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý. Tuyệt đối không nên để quá lâu vì dễ gây biến chứng cũng như khiến cho việc điều trị phức tạp hơn.

Khi bị hóc xương bạn hãy cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt

Nhiều người khi bị hóc xương cá thường dùng tay để móc họng, nuốt cục cơm nóng, uống nước. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, cách làm này rất nguy hiểm, bởi dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc đâm vào làm tổn thương, có thể gây thủng thực quản.

Nếu chẳng may bị hóc xương cá, bạn không nên cố nuốt mà hãy cố gắng nôn oẹ càng sớm càng tốt. Chú ý không móc họng vì sẽ gây nôn nhiều, có thể gây phù nề hoặc khiến bạn khó thở.

Để tránh bị hóc xương trong khi ăn uống tại nhà, tốt nhất bạn nên lọc thịt riêng, xương riêng, không nên để xương thịt lẫn lộn. Trong khi ăn nên tập trung, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhanh, ăn vội vàng. Nếu cho trẻ nhỏ hay người già ăn cá nên gỡ kỹ xương, kiểm tra thật kỹ lượng thức ăn trước khi cho trẻ ăn, nên chọn cá ít xương dăm tránh gây hóc xương cho trẻ.

Ăn cá hóc xương là tai nạn mà không ai mong muốn, nếu chẳng may bị hóc xương cá, hóc xương gà bạn nên khạc ra thay vì nuốt vào. Nếu không may hóc phải xương to, xương bị mắc quá sâu, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để xử lý kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là một địa chỉ thăm khám sức khỏe tin cậy cho mọi đối tượng. Quy trình thăm khám tại Vinmec luôn đạt tiêu chuẩn cao với đội ngũ bác sĩ chuyên môn, trình độ học vấn tốt được tu nghiệp tại môi trường trong và ngoài nước.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh diễn ra tốt nhất. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi tới khám tại viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề