Hỗn hợp nước ngâm dùng trong món ngâm chua thường là gì?

bởi Xu Xu

Fri, 30 Dec 2016 14:52:00 GMT

Các món ngâm chua ngọt ngày tết: hành tím, củ kiệu, tai heo ngâm, chân giò ngâm nước mắm, chân gà ngâm sả tắc... đều là những món ăn ngon tuyệt vời cho những ngày đầu năm mới. Cooky xin chia sẻ cho các mẹ cách làm các món ngâm chua ngọt ngày Tết ngon không thể cưỡng lại. Đảm bảo các vị khách nhà bạn sẽ hỏi ngay bí kíp đấy nhé!

Có vô vàn món nhậu ngày Tết nhưng có thể nói các món ngâm chua ngọt lại được cái bà nội trợ ưa chuộng để làm vào dịp này nhất. Tại sao? Đơn giản vì chỉ tốn thời gian, công sức làm một lần mà có thể dùng cho cả tuần Tết ăn nhậu tẹt ga.

Cooky xin chia sẻ cho các mẹ cách làm các món ngâm chua ngọt ngày Tết ngon không thể cưỡng lại. Đảm bảo các vị khách nhà bạn sẽ hỏi ngay bí kíp đấy nhé!

1. Cách làm hành tím ngâm chua ngọt

Hành tím ngâm chua ngọt là món ngâm đơn giản vào ngày Tết. Hành tím ngâm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt thường được ăn kèm với các món có nhiều vị béo để chống ngấy.

Nguyên liệu làm hành tím chua ngọt

  • Hành tím
  • Đường trắng
  • Tỏi
  • Ớt
  • Muối
  • Giấm
  • Nước vo gạo

món ngâm ngày tết

Ngâm hành tím vớ nước vo gạo khoảng 1 tiếng để giảm độ hăng của hành. Sau đó vớt ra bóc vỏ, cắt cuống hành. Tỏi bóc vỏ từng tép, ớt cắt cuống để nguyên trái. Nấu nước giấm ngâm bằng cách cho tất cả nguyên liệu còn lại vào nấu đến khi đường tan thì tắt bếp để nước giấm nguội hẳn. Xếp hành tím, tỏi, ớt trái vào hũ thủy tinh xen kẽ sao cho đẹp mắt rồi đổ nước giấm vào. Để từ 3 ngày đến 1 tuần là có thể ăn được.

2. Cách làm củ kiệu ngâm đường

Củ kiệu thường chúng ta hay ngâm giấm, ngâm nước mắm hoặc ngâm chung với dưa món. Năm nay các chị thử làm củ kiệu ngâm đường vừa đơn giản lại kích thích vị giác cho cả gia đình luôn nhé.

Nguyên liệu làm củ kiệu ngâm đường

  • Củ kiệu
  • Đường trắng
  • Bột mì

các món ngâm chua ngọt ngày tết

Củ kiệu mua về ngâm vào nước muỗi loãng để qua đêm, sau đó gọt sạch lớp màng bên ngoài và rửa lại với nước. Để ráo thì cho củ kiệu trộn đều với bột mì (có tác dụng làm kiệu trắng hơn). Sau đó lại tiếp tục xả kiệu qua nước sạch nhiều lần. Đem phơi kiệu ngoài nắng để kiệu dịu hơn. Chuẩn bị hũ thủy tinh/nhựa sạch, cho một lớp kiệu một lớp đường đến khi hết. Để nói thoáng khoảng 10-15 ngày là dùng được.

3. Cách làm tai heo ngâm chua ngọt

Tai heo là sựa lựa chọn hoàn hảo cho món ngâm vào dịp Tết, món này cũng là một trong những món nhậu truyền thống của các mẹ. Vậy xem cách làm tai heo ngâm chua ngọt dưới đây có gì khác so với cách làm của từng mẹ nhé.

Nguyên liệu làm tai heo ngâm chua ngọt

  • Tai heo
  • Đường trắng
  • Giấm táo
  • Gừng
  • Ớt
  • Tỏi

cách làm các món ngâm chua ngọt

Tai heo mua về sơ chế sạch bằng giấm, gừng rồi đem luộc chín. Nấu nồi nước: 1 lít nước với giấm, đường và tỏi đập dập đến khi đường tan thì tắt bếp, để nguội. Cho tai heo vào hũ thủy tình rồi đổ nước giấm vào ngâm (chú ý nén chặt tai heo xuống không được trồi lên để tai heo được thấm) khoảng 4-5 ngày là dùng được.

4. Cách làm thịt heo ngâm nước mắm

Thịt heo ngâm nước mắm (thịt heo ngâm mắm) là món mà các mẹ hay chọn ngâm vào ngày Tết. Món này ngâm đơn giản mà lại để được lâu, mỗi lần có khách đến nhà là chỉ cần cắt lát mỏng ra đĩa và thêm vài ba cái nĩa là đã có món nhắm với bia mời khách rồi nhé.

Nguyên liệu làm thịt heo ngâm nước mắm

  • Thịt heo
  • Nước nắm
  • Đường trắng
  • Hạt tiêu sọ

các món ngâm ngày tết

Thịt heo rửa sạch, cắt khổ vuông lớn rồi lấy dây buộc chặt thịt. Đem luộc thịt chín như bình thường. Nấu nước mắm theo công thức: một chén nước mắm + 1 chén đường. Khi bắc nước mắm và đường lên bếp phải để nhỏ lửa, khuấy liên tục cho đường nhanh tan, không sít nồi, nước mắm sôi lên là tắt bếp ngay (vì nước mắm rất dễ sôi trào) rồi mở lửa lại rất nhỏ, lại khuấy đều cho đến khi tan hết đường. Sau đó cho thịt heo vào hũ, dùng lạt tre ràng thịt lại, đổ nước mắm vào cao hơn mặt thịt 5cm.

#tip: Để qua một tuần hay cho đến khi phần mỡ trở trong là ăn được. Có thể để quanh năm với điều kiện đừng bao giờ để thịt nổi lên khỏi mặt nước mắm. Không cất hũ thịt trong tủ lạnh phần mỡ sẽ không trở trong và giòn.

5. Cách làm chân giò ngâm nước mắm

Thường vào dịp Tết chân giò hay được nấu măng, ít ai dùng chân giò ngâm nước mắm. Vậy năm nay thì sao, nhà bạn có muốn đổi mới mồi Tết không? Món chân giò ngâm nước mắm mới lạ sẽ khiến các vị khách phải tấm tắc khi ăn đấy.

Nguyên liệu làm chân giò ngâm nước mắm

  • Thịt chân giò heo
  • Đường trắng
  • Nước mắm
  • Ớt trái
  • Tỏi
  • Tiêu
  • Hạt nêm

món ngâm ngày tết

Thịt chân giò heo cạo sạch lông, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, dùng dao rọc lấy xương bên trong, chú ý là không để miếng thịt bị nát. Rắc tiêu, hạt nêm, tỏi cắt nhỏ lên miếng thịt chân giò. Cuộn tròn lại, dùng dây buộc chặt rồi cho vào nồi nước, luộc chín. Nấu nước mắm: Cho nước mắm, đường trắng và 1 chén nước vào nồi, nấu nhỏ lửa, khuấy đều đến khi đường tan hết, để nguội. Cho thịt giò heo vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm, đường ở bước 3 vào. Thêm hạt tiêu, ớt và để khoảng 2 ngày là dùng được.

6. Cách làm chân gà ngâm sả tắc

Món nhậu ngày Tết không được bỏ qua chân gà ngâm sả tắc này được. Chân gà giòn, đậm đà, có vị chua chua của tắc, cay nhẹ của ớt và thơm của gừng. Nhâm nhi món này cùng gia đình, bạn bè bên bữa tiệc thật đã.

Nguyên liệu làm chân gà ngâm sả tắc

  • Chân gà
  • Trái tắc
  • Sả
  • Ớt
  • Đường trắng
  • Nước mắm
  • Gừng
  • Giấm
  • Rượu

>> Xem thêm: Cách làm Chân gà ngâm kiểu Thái

Chân gà làm sạch, cắt bỏ móng, đập dập và chẻ đôi không đứt hết từng chân gà. Cho vào rượu và gừng ngâm rửa sạch bằng nước một lần nữa. Băm nhỏ đầu sả và ớt, đập dập gừng, cắt sợi phần sau cây sả, tắc cắt lát mỏng. Tiếp theo cho phần sả sợi, gừng đập dập và gà vào nồi, thêm nước nấu chín gà khoảng 10 phút rồi vớt ra cho vào thau nước đá để giữ độ giòn của chân gà. Nấu nước ngâm bằng cách cho các nguyên liệu nước, giấm, đường, nước mắm vào nồi, nấu đến sôi tan đường thì tắt bếp. Cho ớt, sả và đến khi nguội rồi cho tắc vào để không bị đắng. Cho gà vào hộp sẵn, đổ nước mắm vừa nấu vào đậy kín. Để qua hôm sau là có thể ăn ngay được luôn nhé.

7. Cách làm bắp bò ngâm nước mắm

Bắp bò ngâm nước mắm chua ngọt là món nhậu hay được dọn ra vào ngày Tết, mẹ nào chưa từng làm món này thì có thể tham khảo món bắp bò ngâm nước mắm dưới đây nhé.

Nguyên liệu làm bắp bò ngâm mắm mặn

  • Bắp bò
  • Đường trắng
  • Nước mắm
  • Giấm
  • Tỏi
  • Ớt trái
  • Gừng
  • Hoa hồi
  • Tiêu xanh

món ngâm ngày tết

Tỏi bóc vỏ, ớt rửa sạch, cắt nhỏ cả 2. Bắp bò rửa sạch, để nguyên miếng. Cho bắp bò vào nồi cùng nước, gừng cắt mỏng, tỏi đập dập, luộc chín khoảng 30 phút. Vớt bắp bò ra tô, để nguội. Pha nước mắm: Cho đường trắng, nước mắm, giấm, 1 chén nước vào nồi, bắc lên bếp, nấu nhỏ lửa khoảng 10-15 phút đến khi đường tan hết. Cho bắp bò đã luộc, tỏi, ớt, tiêu xanh vào hũ thủy tinh. Đổ hỗn hợp nước mắm đã nấu, để nguội vào, ngập mặt bắp bò. Để món ăn khoảng 5-7 ngày là có thể dùng được.

8. Cách làm gân bò ngâm chua ngọt

Tết năm nay bạn sẽ đãi khách món nhắm nào. Món gân bò ngâm chua ngọt thì sao nhỉ? Gân bò giòn có vị chua nhẹ, được dùng kèm với ngó sen, cà rốt, hành khô ăn chống ngán, rất hấp dẫn các vị khách viếng thăm nhà bạn đấy.

Nguyên liệu làm gân bò ngâm chua ngọt

  • Gân bò
  • Giấm
  • Muối
  • Hành tím
  • Cà rốt
  • Ngó sen
  • Đường trắng
  • Ớt trái

>> Xem thêm: Cách làm Gân bò trộn cóc non

Gân bò rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch, cho vào nồi luộc khoảng 30-45 phút. Sau đó đậy kín nắp nồi để gân bò tiếp tục chín mềm. Để nguội, cắt thành từng lát vừa ăn. Hành tím bóc bỏ vỏ khô bên ngoài. Ngó sen rửa sạch, dùng tay tước làm đôi. Cà rốt gọt vỏ, cắt thành từng lát tròn nhỏ. Trộn vào thau cà rốt muối, đường, ướp khoảng 30 phút, sau đó dùng tay sạch vắt thật ráo nước. Pha hỗn hợp nước ngâm chua ngọt gồm 1 phần đường, 1 phần nước lọc, 1 phần giấm. Hòa tan đường với nước lọc để đường tan, sau đó cho từ từ dấm vào. Nêm hỗn hợp nước pha hơi chua chua, ngọt dịu. Cho tất cả hỗn hợp gồm củ hành, ngó sen, cà rốt, gân bò vào lọ sạch, cho thêm nước pha vào lọ, thêm ớt quả. Để nơi thoáng mát từ 4 đến 5 ngày là có thể dùng được.

Năm nay nhà bạn sẽ làm các món ngâm chua ngọt nào mời khách đầu ăn vậy. Cùng chia sẻ các món nhắm và kinh nghiệm để các mẹ có món đãi khách hoàn hảo nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Muối chua là quy trình bảo quản hay kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách lên men yếm khí trong nước muối hoặc trong dấm. Muối chua thường sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và hương vị của thực phẩm. Sản phẩm cuối cùng sẽ được gọi là dưa, hoặc để phân biệt rõ hơn thì thêm từ muối hay muối chua sau tên loại thực phẩm được sử dụng. Thực phẩm được muối chua có thể kể đến rau, hoa quả, thịt, cá, sữa và trứng.

Hỗn hợp nước ngâm dùng trong món ngâm chua thường là gì?

Một đĩa dưa góp

Hỗn hợp nước ngâm dùng trong món ngâm chua thường là gì?

Một hũ dưa chuột muối (trước) và một hũ hành muối (sau)

Một đặc điểm của việc muối chua đó là độ pH ở mức 4,6 hoặc thấp hơn,[1] nên vô cùng hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn. Muối chua có thể bảo quản thực phẩm dễ hỏng trong vòng vài tháng. Các loại rau thơm và gia vị kháng vi sinh vật, như hạt mù tạc, tỏi, quế hay đinh hương thường được thêm vào.[2] Nếu thực phẩm có độ ẩm cao, có thể làm ra nước muối chua đơn giản bằng cách thêm muối khô. Ví dụ, sauerkraut và kimchi được làm ra bằng cách sát muối rau để hút nước ra ngoài. Việc lên men tự nhiên ở nhiệt độ phòng, bằng vi khuẩn acid lactic, sẽ tạo ra độ chua cần thiết. Một số kiểu muối chua khác đó là ngâm rau củ trong dấm. Như quá trình đóng hộp, muối chua (bao gồm cả lên men) không yêu cầu thực phẩm phải được tiệt trùng trước khi đóng. Tính acid hay mặn của dung dịch, nhiệt độ lên men, và sự có mặt của khí oxi sẽ xác định loại vi sinh vật nào sẽ sinh sôi, từ đó quyết định hương vị của sản phẩm cuối cùng.[3]

Khi nồng độ muối và nhiệt độ thấp, Leuconostoc mesenteroides sẽ sinh sôi, tạo ra hỗn hợp các acid, cồn, và các hợp chất mùi hương. Ở nhiệt độ cao hơn, Lactobacillus plantarum sẽ sinh sôi, chủ yếu tạo ra acid lactic. Nhiều thực phẩm muối chua bắt đầu với Leuconostoc, và sau đó chuyển thành Lactobacillus với tính acid lớn hơn.[3]

Những yếu tố địa lý và văn hóa, như xứ nhiệt đới nóng ẩm, đã tạo nên nền ẩm thực đặc trưng của cộng đồng người Việt trên đất nước Việt Nam ưa thích những món ăn chua, mát ít nhiều có tác dụng giải nhiệt, trong đó có những món như dưa muối hay canh chua. Có hàng trăm kiểu loại dưa muối chua, tùy thuộc nguyên liệu chính và cách chế biến, nhưng xét về phương thức muối, dưa muối thường được làm theo hai dạng chính là dưa muối xổi (dưa góp) thời gian ngắn, tương đối ít chua thậm chí vẫn còn cay, hăng, thường được sử dụng ngay trong ngày; và loại dưa muối mặn (dưa ghém hay dưa muối nén) có thời gian muối lâu hơn và sử dụng dài hạn hơn.

  • Nguyên liệu chính là các loại rau củ quả: rau cải bẹ, cải thảo, lá và củ của cải củ, su hào, cà rốt, đu đủ xanh, quả sung, cà bát, cà tím, cà pháo, hành củ, củ kiệu, dọc mùng, ngó sen, bông súng, súp lơ, bông điên điển, dưa chuột, dưa gang, dưa hồng, giá đỗ, hành tây, tỏi tây, rau cần nước, rau muống, măng, ớt ngọt v.v.
  • Muối ăn, đường, dấm thanh (có thể không cần).
  • Các loại rau gia vị khác: tùy theo loại nguyên liệu chính là gì người nội trợ có thể phối trộn với hành hoa, hẹ xắt khúc, rau răm xắt nhỏ, gừng, riềng thái lát mỏng hoặc thái chỉ, tỏi, ớt đập dập hoặc thái vát v.v.

 

Một đĩa dưa muối chua bao gồm bẹ cải, ớt, cọng hành bày trên bàn ăn

Dưa muối sử dụng rất đa dạng các loại rau, củ, quả được trồng hoặc mọc hoang dại, phối trộn với muối theo một tỉ lệ nhất định theo kinh nghiệm của người ẩm thực không quá mặn (khiến dưa bị khú hỏng, không chua), cũng không quá nhạt (khiến sản phẩm bị chua quá nhanh và chóng hỏng). Tùy theo nguyên liệu và cách chế biến, có thể có nhiều cách làm sản phẩm dưa chua khác nhau nhưng thường tập trung thành hai dạng: dưa muối xổi và dưa muối chua

Dưa muối xổi

Dưa muối xổi còn gọi là dưa góp, thường được làm ăn ngay trong ngày, sử dụng một lượng đường, muối tương đối vừa phải không quá mặn và có thể kết hợp với một ít dấm thanh hoặc nước cốt chanh để tạo chua. Dưa muối xổi thường sử dụng các loại rau, củ, quả có thể muối xổi (ngoại trừ một số loại không thể muối xổi như hành củ, củ kiệu) như cà pháo, cà tím, rau cải thảo, xu hào, cà rốt, đu đủ xanh, súp lơ v.v. Các nguyên liệu thường được thái thật mỏng để ngấm đều gia vị trong một thời gian ngắn và muối, đường thường được pha với nước để ngâm nguyên liệu.

Dưa chua

 

Một đĩa dưa muối bằng quả sung non với ớt, riềng và tỏi

Dưa muối chua còn gọi là dưa muối nén hay dưa ghém, thường gia tăng độ mặn của nguyên liệu hơn dưa muối xổi, có thể phối trộn với một ít đường để chóng lên men chua và nước đổ cho ngập dưa nên là nước vẫn còn ấm. Tùy theo ý định bảo quản thời gian lâu đến mức độ nào, người nội trợ tăng thêm mặn và thái dày, to bản nguyên liệu hơn để nguyên liệu không bị quá chua trong thời gian tương đối dài và không bị chóng hỏng.

Cũng thường thấy loại dưa muối nén không thái, cắt nguyên liệu như xu hào, cải củ để nguyên củ, cải bẹ để nguyên cây, loại dưa này có thể bảo quản và sử dụng hàng tháng. Các nguyên liệu chính để muối dưa, đặc biệt là các loại rau, thường được phơi trong bóng râm cho hơi héo, bớt nước sẽ khiến dưa giòn, ngon và có màu vàng đẹp hơn. Thường thường dạng dưa muối chua này có thể dùng nước muối pha mặn hoặc xếp một lớp nguyên liệu lại rải một lớp mỏng muối hạt. Nén thật chặt bằng các vật nặng (ở thôn quê thường sử dụng một cục đá, sỏi tròn nhẵn khá nặng để nén dưa) và đậy không quá kín.

Dưa muối chua có thể được ăn như một trong những món rau trên mâm cơm thường nhật. Ngoài ra, nhiều loại dưa chua được sử dụng ăn kèm với một món ăn khác hoặc sử dụng trong những ngày lễ đặc biệt: tết nguyên đán thường có dưa hành củ; các loại cà rốt, xu hào tỉa hoa muối xổi. Cà pháo muối chua ăn kèm với canh riêu cua, canh rau ngót hay rau muống luộc chấm tương. Dưa kiệu ăn với thịt quay. Dưa sung ăn với ốc luộc. Xu hào, đu đủ xắt lát thật nhỏ trộn chua là thành phần không thể thiếu của món bún chả Hà Nội. Bông điên điển muối chua nấu canh cá lóc, dưa chua cải bẹ hầm thịt bò v.v.

Khi một số loại dưa muối bị chớm hỏng, đóng váng trắng trên bề mặt nước dưa, cần hớt bỏ đi để tránh dưa bị khú, hỏng. Một số loại dưa muối để quá lâu nên rất chua, thường người sử dụng có thể rửa sạch và trộn với một ít đường, tỏi, ớt để giảm độ chua khi ăn, hoặc sử dụng để làm món cơm rang thập cẩm, món dưa muối kho tương, nấu canh chua với rau thì là và một số loại cá, đặc biệt là kho với cá trê ăn rất ngon.

 

Ngó sen muối chua (nộm ngó sen).

Một số vùng miền Trung Việt Nam (như Nghệ An) còn sử dụng xơ và múi mít xanh để làm món nhút, một sản phẩm dạng dưa muối chua, nổi tiếng là nhút Thanh Chương. Ẩm thực Miền Nam Việt Nam lại rất thịnh hành các loại quả chua (như xoài xanh, cóc xanh) bằm, trộn với ớt bột hoặc ớt tươi, đường, tỏi v.v. Để tạo món tương tự như dưa chua, dùng rất ngon trong các bữa ăn như một đồ nhắm rượu.

Ngoài ra, một số vùng miền ở Việt Nam còn làm các loại mắm với sự kết hợp của các nguyên liệu là hải sản (như tôm sú, cua, ghẹ) với củ kiệu hoặc đu đủ xanh xắt lát mỏng, trút vào lu, hũ để tạo chua. Món kim chi cải thảo, một trong số hàng trăm món kim chi của nền ẩm thực Triều Tiên cũng được làm theo kiểu Việt để trở thành một biến thể của dưa muối chua.

 

Vại muối dưa bằng gốm Bát Tràng

Dưa cải muối là biến tấu của thể loại dưa muối, trong đó nguyên liệu chủ đạo là dưa cải (cả bẹ), đây là một trong những món dưa muối đặc sản và phổ biến của Việt Nam.

  • Tương cà là gia bản: món tương, cà pháo muối chua và rau muống luộc là ba món ăn rất phổ thông đối với người dân nghèo vùng nông thôn Việt Nam. Hũ tương và lọ cà muối được coi là "gia bản", bởi những món ăn này thịnh hành, phổ thông, dễ kiếm, tiện bảo quản cất trữ và sử dụng dài hạn, gia đình nào vùng thôn quê ngày xưa cũng có sẵn trong nhà phòng lúc không đi chợ được.
  • Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ: các sản phẩm đặc trưng của ngày tết Nguyên đán cổ truyền thường không thể thiếu món dưa hành.
  • Ăn xổi ở thì: chỉ những người có sinh hoạt, ăn ở không kiên định, thủy chung, lâu bền, như loại dưa muối xổi thường làm qua loa và sử dụng ngay.

Nguyễn Khuyến có nhắc đến dưa muối trong câu thơ:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu chè chả dám mua

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khoảng thập niên 1920 có bài thơ rằng:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa Mình đi ta ở lại nhà Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Nữ sĩ Song Khê đọc qua có hoạ lại rằng:

Kính dâng rau sắng chùa Hương Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa Không đi thời gửi lại nhà Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.[4]
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Canh chua

  1. ^ “Pickle Bill Fact Sheet”. ngày 13 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ Rhee, MS; Lee, SY; Dougherty, RH; Kang, DH (2003). “Antimicrobial effects of mustard flour and acetic acid against Escherichia coli O157:H7, Listeria monocytogenes, and Salmonella enterica serovar Typhimurium”. Appl Environ Microbiol. 69 (5): 2959–63. doi:10.1128/aem.69.5.2959-2963.2003. PMC 154497. PMID 12732572.
  3. ^ a b McGee, Harold (2004). On Food and Cooking: The Science and Lore of the Kitchen. New York: Scribner, pp. 291–296. ISBN 0-684-80001-2.
  4. ^ Nguyễn Khắc Hiếu. Tản Đà Vận-văn Toàn-tập, Quyển I. Paris: Institut de L'Asie du Sud-Est, 1986. trang 40-41.

  • Cách muối dưa cải chua giòn ngon trên Vietnamnet
  • Dưa cà muối và bệnh ung thư trên Dân trí

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Muối_chua&oldid=68106046”