Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì

Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, được sử dụng phổ biến trong xã hội hiện nay. Để đảm bảo thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, việc hiểu rõ quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, TNTP sẽ phân tích một số nội dung cơ bản về loại hợp đồng này.

I. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Mặt khác, theo Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng đồng dịch vụ là loại hợp đồng có đối tượng là công việc. Trong hợp đồng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện một công việc vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ trên cơ sở các nội dung trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

II. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ

Thứ nhất, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ, hai bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc đã thỏa thuận vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù. Theo đó, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ sau khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện xong công việc. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, như đã đề cập ở trên, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ. Công việc được coi là đối tượng trong hợp đồng dịch vụ phải là những công việc có thể thực hiện được. Đồng thời, công việc đó phải là những công việc không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội và phải được thực hiện bởi các chủ thể có quyền cung ứng dịch vụ.

III. Hình thức của hợp đồng dịch vụ

Căn cứ Điều 74 Luật Thương mại 2005, hợp đồng dịch vụ có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi vụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Ví dụ, theo quy định tại Điều 90 và Điều 124 Luật Thương mại 2005, hợp đồng dịch vụ khuyến mại và hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005), hay nói cách khác là hợp đồng được ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử (Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005).

IV. Những nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ có thể bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:

+ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ; + Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ; + Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ; + Thanh toán tiền dịch vụ; + Sự kiện bất khả kháng; + Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; + Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ; + Tiếp tục hợp đồng dịch vụ; + Giải quyết tranh chấp; + Điều khoản chung về hiệu lực.

Trên đây là nội dung bài viết “Những nội dung cơ bản cần biết về hợp đồng dịch vụ” mà TNTP gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với TNTP để được hỗ trợ tốt nhất.

Hiểu rõ hợp đồng dịch vụ là gì và đối tượng của hợp đồng dịch vụ giúp doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình. Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử để ký hợp đồng dịch vụ. Phần mềm hỗ trợ quản lý hợp đồng chuyên nghiệp, thiết lập hợp đồng thuận lợi, mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng thiết bị điện tử.

Trong giao dịch dân sự có khá nhiều các loại hợp đồng khác nhau, điều này giúp các chủ thể xác định được vấn đề cần phải thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, hợp đồng dịch vụ là một trong những mẫu hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy khái niệm hợp đồng dịch vụ là gì và những trường hợp nào doanh nghiệp cần sử dụng đến hợp đồng dịch vụ? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay dưới bài viết sau.

Giải đáp thắc mắc hợp đồng dịch vụ là gì?

Trong các giao dịch dân sự hiện nay, có xuất hiện nhiều khái niệm được quy định và điều chỉnh theo pháp luật hiện hành. Theo đó, hợp đồng dịch vụ là một trong những mẫu hợp đồng được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất.

Vậy pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng dịch vụ là gì? Có lẽ đây là thắc mắc của khá nhiều người, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm ngay sau đây.

Hợp đồng dịch vụ là một trong những loại hợp đồng sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự. Cùng với đó bên cung ứng dịch vụ được thực hiện các công việc cho bên thuê dịch vụ, đối với bên thuê dịch vụ còn lại phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ đó. Người đọc có thể tìm hiểu thêm về thuật ngữ “Hợp đồng dịch vụ” trong doanh nghiệp

Đối tượng điều chỉnh của hợp đồng dịch vụ không phải là công việc có thể thực hiện được, không trái với đạo đức xac hội đặc biệt là không bị pháp luật nghiêm cấm. Trong đó, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ là cung cấp cho bên làm dịch vụ thông tin, phương tiện và các tài liệu cần thiết.

Từ đó có thể thực hiện dễ dàng các công việc đã được thỏa thuận trước đó hoặc việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi; trả tiền cho các bên làm dịch theo với điều kiện đã thỏa thuận; có quyền yêu cầu bền làm dịch vụ thực hiện theo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn. Nếu như bên làm dịch vụ có vi phạm quyền và nghĩa vụ thì có thể đơn phương đình chỉ hoặc hủy bỏ thực hiện hợp đồng kèm theo những yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đúng với số lượng, chất lượng, thời và địa điểm thỏa thuận, không được giao cho người khác làm thay đổi nếu như không có sự đồng ý của bên cho thuê dịch vụ. Đồng thời bên cung ứng sẽ có trách nhiệm bảo quản và giao lại cho thuê phương tiện hoặc tài liệu để thực hiện các dịch vụ.

Đảm bảo giữ bí mật thông tin mà mình biết trong thời gian làm dịch vụ, bồi thường những thiệt hại trong trường hợp làm mất mát hay hư hỏng phương tiện và tài liệu đã được giao. Bên cho thuê phải cung cấp những thông tin, tài liệu, phương tiện được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê và yêu cầu bên thuê trả tiền công.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì
Hợp đồng dịch vụ được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự

Những case phổ biến trong doanh nghiệp cần phải sử dụng đến hợp đồng dịch vụ

Ngoài những thắc mắc như hợp đồng doanh nghiệp là gì? Hay thời hạn của hợp đồng dịch vụ trong khoảng thời gian là bao lâu? Những trường hợp phổ biến trong doanh nghiệp cần phải sử dụng đến hợp đồng dịch vụ là gì cũng là câu hỏi được đặt ra nhiều. Theo đó, trong một số trường hợp cụ thể chúng ta phải sử dụng đến hợp đồng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ cho thuê phần mềm

Đây là một trong những mẫu hợp đồng dịch vụ được sử dụng phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp hiện đại áp dụng. Ngày nay, việc điều hành nhân sự, công việc, kế hoạch, dự án qua phần mềm không còn quá xa lạ.

Nó giúp quản lý công ty một cách hiệu quả, đồng bộ, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân lực. Khi muốn sử dụng các phần mềm này, doanh nghiệp sẽ phải ký hợp đồng dịch vụ rõ ràng theo tháng, năm…. và các điều khoản cụ thể về chính sách, quyền lợi và bảo mật.

Hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện

Hợp đồng dịch vụ là gì trong tổ chức sự kiện? Các chương trình sự kiện thường được công ty, doanh nghiệp tổ chức vào dịp cuối năm, thành lập công ty hoặc khi cần tiếp các đối tác quan trọng….

Tuy nhiên để chương trình được diễn ra suôn sẻ và đảm bảo thì việc tìm một công ty cho thuê dịch vụ tổ chức sự kiện sẽ là giải pháp tốt nhất. Họ là những người chuyên nghiệp, vì vậy sẽ tổ chức và bao quát được hết toàn bộ sự kiện. Để đảm bảo tất cả các bước làm diễn ra như thỏa thuận trước đó hợp đồng dịch vụ tổ chức sự kiện cần rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ.

![Thời hạn của hợp đồng dịch vụ chưa có quy định rõ ràng mà nó chỉ thông qua thỏa thuận của 2 bên ](https://i0.wp.com/fastwork.vn/wp-content/uploads/2021/02/103-sa1.jpg) Thời hạn của hợp đồng dịch vụ chưa có quy định rõ ràng mà nó chỉ thông qua thỏa thuận của 2 bên

Hợp đồng dịch vụ quảng cáo trực tuyến

Hợp đồng dịch vụ là gì trong quảng cáo trực tuyến? Quảng cáo trực tuyến là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thời đại 4.0. Quảng cáo giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tăng uy tín và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, việc xây dựng hợp đồng dịch vụ quảng cáo trực tuyến được chú trọng và quan tâm nhiều hơn bao giờ hết.

Tùy vào tính chất từng loại hợp đồng dịch vụ sẽ có những điều khoản và quy định khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có những yếu tố chung cho các loại hợp đồng dịch vụ. Cụ thể quy định về Thời hạn Hợp đồng dịch vụ bao lâu là hợp lý?

Hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử trên sàn giao dịch

Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử ngày càng phổ biến và mở rộng. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt buộc phải chuyển đổi sang hình thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch. Các hợp đồng dịch vụ thương mại điện tử sẽ đem lại lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng mạnh.

Hợp đồng thuê dịch vụ Marketing

Hiện nay, Marketing là một phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, công ty. Hoạt động quảng cáo Marketing là một trong những nghề phát triển khá nhanh trên thị trường. Theo đó, một hợp đồng thuê dịch vụ Marketing sẽ giúp các hoạt động này được diễn ra đúng trình tự và luôn được đảm bảo.

Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì
Dịch vụ Marketing hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, công ty

Hợp đồng dịch vụ vệ sinh chung

Hợp đồng dịch vụ là gì về lĩnh vực vệ sinh chung? Hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều cần một bên cung cấp dịch vụ vệ sinh để dọn dẹp và làm sạch nơi làm việc. Chính vì vậy một hợp đồng cho thuê dịch vụ vệ sinh chung là điều không thể thiếu.

Bên cạnh đó khi ký kết doanh nghiệp cần lưu ý đến các điều khoản như công việc, trách nhiệm của người dọn dẹp, thời gian dọn dẹp,…sao cho hợp lý nhất. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của toàn thể nhân viên trong công ty.

Ngoài các loại hình hợp đồng trên, tham khảo trên 3 Mẫu hợp đồng dịch vụ chuyên nghiệp nhất

Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng dịch vụ

Tất cả những mẫu hợp đồng dịch vụ này đều được sử dụng phổ biến trong tất cả các doanh nghiệp. Nó quy định và điều chỉnh những vấn đề liên quan có trong hợp đồng, là căn cứ để các bên có thể thỏa thuận và đưa ra ý kiến yêu cầu giải quyết khi có vấn đề tranh chấp xảy ra.

Bên cạnh đó, khi xây dựng bản hợp đồng này các doanh nghiệp cần nắm vững và làm rõ các thông tin cần có trong hợp đồng dịch vụ như:

  • Thông tin của các bên: Mọi thông tin của bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều được ghi nhận đầy đủ thông tin. Đây là cơ sở để xác minh vấn đề được chắc chắn và cụ thể hơn.
  • Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng là không vi phạm vào những điều mà pháp luật nghiêm cấm.
  • Quy định về phí dịch vụ: Các bên thỏa thuận chính xác phí dịch vụ, thời điểm thanh toán, chi phí phát sinh cùng với phương thức thanh toán. Trong trường hợp nếu có nhiều hơn 1 dịch vụ thì sẽ có thêm thuế giá trị gia tăng đối với từng dịch vụ có trong hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy vào từng dịch vụ mà quyền và nghĩa vụ của các bên có sự thay đổi và điều chỉnh khác nhau. Nhưng thông thường đều dựa trên cơ sở theo quy định của luật dân sự để đưa ra những vấn đề thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ.
  • Bổ sung thêm những thỏa thuận khác: Ngoài những điều kiện đã được nói ở trên, các bên có thể đưa thêm những thỏa thuận khác để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình.

Như vậy nội dung chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hợp đồng dịch vụ là gì và những trường hộ phổ biến cần sử dụng đến hợp đồng trong doanh nghiệp. Hy vọng với những tìm hiểu trên đã mang đến nhiều thông tin thú vị và bổ ích giúp bạn có thể xây dựng được bản hợp đồng đầy đủ và chặt chẽ nhất.

Đề xuất tìm hiểu: Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, thông tin, hiệu lực, trạng thái của hợp đồng… với giải pháp Quản lý hợp đồng khách hàng trên FastWork CRM

Thế nào là hợp đồng cung cấp dịch vụ?

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng lao động có sự ràng buộc pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng thuê dịch vụ là gì?

Hợp đồng dịch vụ là một trong những loại hợp đồng sử dụng thường xuyên trong các giao dịch dân sự. Cùng với đó bên cung ứng dịch vụ được thực hiện các công việc cho bên thuê dịch vụ, đối với bên thuê dịch vụ còn lại phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ đó.

Hợp đồng mua bán dịch vụ là gì?

Hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là văn bản thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng cung ứng là gì?

Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.