Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ 2022

Sa sút trí tuệ là một rối loạn đặc trưng bởi sự suy giảm nhận thức liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực nhận thức [học tập và trí nhớ, ngôn ngữ, chức năng điều hành, sự chú ý phức tạp, vận động tri giác, nhận thức xã hội]. 

Nguyên nhân Chứng sa sút trí tuệ tuy chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng đây lại không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là hậu quả một số yếu tố bệnh tật. Hầu hết là do bệnh thoái hóa thần kinh gây ra, chúng tạo ra các hội chứng lâm sàng chồng chéo. 

Các tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ: 

  • Bệnh Alzheimer.
  • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu.
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy.
  • Sa sút trí tuệ thùy thái dương.
  • .Sa sút trí tuệ liên quan đến HIV

Sa sút trí tuệ cũng xuất hiện ở người bệnh Parkinson, bệnh Huntington, liệt trên nhân tiến triển [một bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh trung ương hiếm gặp], giang mai thần kinh,... Một số bệnh lý cấu trúc não [tăng áp lực nội sọ, tụ máu dưới màng cứng], rối loạn chuyển hóa [suy giáp, thiếu vitamin B12] và chất độc [chì] gây suy giảm chậm nhận thức và có thể hồi phục khi điều trị.

Triệu chứng 


Sa sút trí tuệ làm suy giảm nhận thức toàn bộ của người bệnh. Bệnh khởi phát dần dần, mặc dù vậy khi chức năng bị suy giảm, các thành viên trong gia đình của người bệnh có thể đột nhiên nhận thấy các rối loạn này. 

  • Thông thường, mất trí nhớ ngắn hạn là dấu hiệu đầu tiên. Lúc đầu, có thể không phân biệt được các triệu chứng sớm với những người bị suy giảm trí nhớ do tuổi tác hoặc suy giảm nhận thức nhẹ. 
  • Thay đổi nhân cách và rối loạn hành vi có thể phát triển sớm hoặc muộn. 
  • Thiếu sót vận động và các triệu chứng thần kinh khu trú khác xảy ra ở các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào thể sa sút trí tuệ. Chúng xảy ra sớm trong sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu và muộn ở bệnh Alzheimer. 
  • Tỷ lệ co giật tăng lên ở tất cả các giai đoạn. 
  • Loạn thần - hoang tưởng, ảo giác hoặc rối loạn nhân cách paranoia - xảy ra ở khoảng 10% người bệnh mặc dù tỷ lệ phần trăm cao hơn có thể gặp các triệu chứng này tạm thời.Loạn thần - hoang tưởng, ảo giác hoặ

Chẩn đoán
Tiêu chuẩn lâm sàng

Hướng dẫn chẩn đoán mới nhất của Viện Quốc gia Người cao tuổi và Hội Alzheimer đã nêu cụ thể một chẩn đoán chung của sa sút trí tuệ đòi hỏi tất cả các điều sau đây:

  • Các triệu chứng nhận thức hoặc hành vi ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày thông thường: Học tập và trí nhớ, ngôn ngữ, chức năng điều hành, sự chú ý, chức năng vận động tri giác, nhận thức xã hội,…
  • Các triệu chứng này biểu hiện sự suy giảm so với các mức độ hoạt động trước đó.
  • Không giải thích được các triệu chứng đó bằng sảng hay rối loạn tâm thần. Không giải thích đư

Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm

  • TSH và nồng độ vitamin B12.
  • Công thức máu và xét nghiệm chức năng gan.
  • HIV hoặc giang mai nếu nghi ngờ.
  • Chọc dò dịch não tủy hiếm khi cần thiết nhưng cần được xem xét nếu nghi ngờ nhiễm trùng mãn tính hoặc giang mai thần kinh.Chọc

Chẩn đoán hình ảnh thần kinh

  • CLVT hoặc MRI sọ não: Nên được thực hiện trong lần đánh giá ban đầu về sa sút trí tuệ hoặc sau bất kỳ thay đổi đột ngột về nhận thức hoặc tình trạng tinh thần. Những kỹ thuật này có thể phát hiện các dấu hiệu của đột quỵ hoặc chảy máu hoặc khối u hoặc tràn dịch não. 
  • Điện não đồ. 

Điều trị

  • Các biện pháp đảm bảo an toàn: Đánh giá độ an toàn của nhà ở nhằm ngăn ngừa tai nạn cho người bệnh. 
  • Đơn giản hóa các nhiệm vụ của người bệnh. 
  • Loại bỏ hoặc hạn chế thuốc có hoạt tính thần kinh trung ương. Các thuốc an thần và kháng cholinergic, có xu hướng làm trầm trọng thêm sa sút trí tuệ. 
  • Các chất ức chế cholinesterase donepezil, rivastigmine và galantamine phần nào có hiệu quả trong cải thiện chức năng nhận thức ở người mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ thể Lewy. 
  • Sử dụng thuốc có thể giúp làm chậm mất chức năng nhận thức ở những người mắc sa sút trí tuệ trung bình và nặng [như Memantine]. 
  • Người bị sa sút trí tuệ và các dấu hiệu trầm cảm nên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm non-anticholinergic, tốt hơn nên dùng SSRIs. 

Sa sút trí tuệ không chỉ tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ. Chính vì vậy người mắc bệnh cần được thăm khám để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. 

-----------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Người mắc bệnh sa sút trí tuệ thường khởi đầu âm thầm. Một số trường hợp bệnh sẽ tự phục hồi, hoặc sau khi điều trị sẽ được phục hồi. Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer thì bệnh sẽ tiến triển nặng dần.

Những người bị sa sút trí tuệ thường có các biểu hiện sau:

  • Trí nhớ bị suy giảm
  • Suy giảm chức năng nhận thức
  • Suy giảm khả năng trí tuệ
  • Suy giảm trí nhớ lành tính ở người già hoặc suy giảm nhận thức nhẹ, những triệu chứng này tuy không gây giảm hoạt động các chức năng hàng ngày nhưng có thể sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ trong 18 tháng.
  • Sảng: giảm sự chú ý và ý thức

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi sẽ dựa vào các yếu tố sau:

1.1 Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán

Chẩn đoán đối tượng bị sa sút trí tuệ

Người bệnh sẽ được thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ bằng các trắc nghiệm đọc xuôi và ngược các dãy số. Bên cạnh đó người bệnh có thể sẽ được nghe ba từ, sau khoảng 5 phút sẽ yêu cầu nhắc lại. Hoặc có thể kiểm tra trí nhớ của người bệnh bằng xem ba đồ vật, sau đó cất đi rồi yêu cầu bệnh nhân đọc lại. Một bài test khác có thể được đưa ra đó là cho bệnh nhân nghe một đoạn văn rồi sau đó yêu cầu bệnh nhân kể lại.

Để kiểm tra trí nhớ dài hạn của người bệnh, có thể hỏi các câu hỏi về bản thân người bệnh rồi kiểm chứng qua lời của người thân. Đưa ra các câu hỏi phù hợp với nền tảng kiến thức và văn hóa của bệnh nhân để kiểm tra.

Rối loạn ngôn ngữ ở người bị bệnh sa sút trí tuệ, gồm thất ngôn cổ điển, khó tìm từ để diễn đạt còn thể hiện qua các câu nói trống rỗng, không có đầy đủ danh, động từ. Khi người bệnh ở giai đoạn đầu, nên yêu cầu người bệnh nói càng nhiều tên con vật càng tốt. Những người mắc bệnh Alzheimer sẽ không nói được quá 10 tên con vật và thường sẽ có sự trùng lặp trong câu trả lời.

  • Khó thực hiện được các động tác mặc dù chức năng vận động vẫn bình thường.
  • Không có khả năng xác định được đồ vật mặc dù chức năng giác quan vẫn bình thường
  • Suy giảm khả năng lên kế hoạch, tổ chức...
  • Khả năng trừu tượng bị suy giảm, người bệnh không có khả năng phân loại sự giống nhau và khác nhau giữa các đồ vật...
  • Khi người bệnh bị sảng thì các sự suy giảm này sẽ không xảy ra.

1.2 Dựa vào tiền sử của người bệnh

Cần tìm hiểu tiền sử của người bệnh về các thông tin như bệnh án, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, các bài test đánh giá sa sút trí tuệ...

Cần xác minh các triệu chứng khởi phát cấp, bán cấp hay từ từ. Nếu các triệu chứng khởi phát cấp thì thường là người bệnh bị sảng hơn là sa sút trí tuệ. Thực hiện các chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân nhiễm trùng, mạch máu, chấn thương, tâm thần hoặc các nguyên nhân khác. Nếu các triệu chứng khởi phát bán cấp, thường gặp trong các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc ung thư. Nếu các triệu chứng từ từ, thường gặp trong tình trạng sa sút trí tuệ.

1.3 Khám tổng quát, bao gồm khám thần kinh

Thực hiện khám tổng quát, khám thần kinh để tìm các dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson...

1.4 Thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý

Thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ để phân biệt các thể của sa sút trí tuệ cũng như theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.

Sử dụng các loại thuốc để làm chậm tiến triển của bệnh

Sử dụng thuốc ức chế acetylcholinesterase để cải thiện khả năng nhận thức với người mắc bệnh Alzheimer. Các loại thuốc bao gồm: donepezil năm 1997, galantamine năm 2001, rivastigmin năm 2000.

Các loại thuốc trên đều có tác dụng kháng cholinesterase trong bệnh Alzheimer, cũng như làm tăng chức năng điều hành, trí nhớ.

2.2 Điều trị các rối loạn hành vi ở người bệnh

Thay đổi môi trường sống:

  • Cần tìm ra các yếu tố khởi phát bệnh.
  • Quản lý hành vi của người bệnh nhưng vẫn tôn trọng nhu cầu kiểm soát của bệnh nhân
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội
  • Làm giảm sự đau đớn của người bệnh và gánh nặng cho người chăm.
  • Bệnh nhân cần được đảm bảo an toàn

Thực hiện điều trị trầm cảm:

  • Cần nhận biết các biểu hiện của trầm cảm
  • Bệnh nhân được quyền lựa chọn và kiểm soát
  • Tìm hiểu những hoạt động yêu thích của người bệnh
  • Cần tăng cường khả năng nhận thức

Thực hiện điều trị mất ngủ:

  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê...
  • Các hội chứng rối loạn tâm thần cần được điều trị
  • Các thuốc chống trầm cảm có thể khiến tình trạng suy giảm trí nhớ thêm trầm trọng

Điều trị tình trạng kích động, bạo lực ở người bệnh:

  • Cần tìm yếu tố khởi phát
  • Lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp
  • Thay đổi môi trường sống của người bệnh
  • Có thể sử dụng thuốc nếu cần

Điều trị tình trạng loạn thần ở người bệnh

  • Xác định được các triệu chứng hoang tưởng của người bệnh
  • Sử dụng các loại thuốc chống loạn thần thế hệ cũ hoặc thế hệ mới

2.3 Sử dụng thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh

  • Có các chiến lược về dinh dưỡng
  • Sử dụng Estrogen: có tác dụng không rõ ràng trong việc làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer, nên điều trị sớm để có kết quả tốt.
  • Sử dụng Statins: có tác dụng ngăn ngừa sự lắng đọng amyloid trong não thông qua việc hình thành cholesterol, không phải tất cả các statin đều có tác dụng như nhau và các bằng chứng về hiệu quả vẫn còn là đề tài gây ra nhiều tranh cãi.

2.4 Tăng cường các hoạt động xã hội và hoạt động thể lực

Giúp người bệnh hòa nhập xã hội, không thu hẹp và cô lập bản thân. Tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ.

Để chăm sóc được người bị bệnh sa sút trí tuệ, người chăm sóc cần phải có những kiến thức nhất định, và điều quan trọng nhất, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các chuyên gia y tế.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề