Hướng dẫn đọc trộm tin nhắn facebook của người khác

Thời gian gần đây, tài khoản mạng xã hội của anh Nguyễn Đ.C (trú tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) thường xuyên nhận được tin nhắn của một số người chào mời sử dụng dịch vụ đọc trộm tin nhắn Zalo, Facebook. Tò mò, anh C đã trao đổi với một đối tượng có tên tài khoản Facebook là “Huy Hoa”. Người này quảng cáo có thể giúp anh C đọc trộm tin nhắn của bất kỳ ai đang sử dụng mạng xã hội mà anh muốn và gửi hình ảnh các tin nhắn thể hiện đã cung cấp dịch vụ thành công cho nhiều người.

Anh C đồng ý sử dụng dịch vụ thì được báo giá từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng, tùy vào các gói dịch vụ. Cùng với đó, “Huy Hoa” khẳng định khách hàng được xem tin nhắn của người khác “trọn đời”. Sau khi chuyển tiền và làm theo hướng dẫn của tài khoản kia thì anh C không sử dụng được dịch vụ. Liên hệ lại thì không nhận được câu trả lời. Đến lúc này, anh C mới biết mình bị lừa.

Trường hợp nêu trên chỉ là một trong rất nhiều người đã bị lừa đảo qua hình thức quảng cáo dịch vụ đọc trộm tin nhắn. Thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu của một số người muốn theo dõi vị trí, đọc trộm tin nhắn trên các tài khoản mạng xã hội của người khác, một số đối tượng đã lập ra các trang mạng để quảng cáo, rao bán dịch vụ và lừa đảo. Tháng 6/2022, Công an huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đã khởi tố Phạm Việt Hùng (trú tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ cuối năm 2021, Hùng dùng mạng xã hội đăng tải thông tin bán phần mềm có thể đọc trộm tin nhắn, giám sát điện thoại người khác với giá 1,2 triệu đồng. Hùng yêu cầu người mua chuyển tiền trước rồi cấp tài khoản phần mềm sau. Sau khi nhận tiền, Hùng chặn số điện thoại của khách hàng để bị hại không thể đòi hoàn tiền. Chỉ trong khoảng sáu tháng, Hùng đã lừa đảo hàng trăm người trên cả nước. Cơ quan công an xác định số tiền giao dịch liên quan hành vi lừa đảo của đối tượng là hơn 2 tỷ đồng.

Hiện nay, không khó để tìm những lời quảng cáo dịch vụ đọc trộm tin nhắn, chỉ cần gõ từ khóa “dịch vụ đọc trộm tin nhắn” trên các công cụ tìm kiếm, sẽ ra rất nhiều website chào bán loại dịch vụ này. Khi truy cập trang web http://tadn..., sẽ thấy hiện ra cách hướng dẫn tải (download) một phần mềm được giới thiệu là “chuyên dùng để đọc trộm tin nhắn” để cài vào điện thoại thông minh hoặc máy tính. Tuy nhiên, khi tải phần mềm xong, cần phải “mua” mật khẩu với giá 2 triệu đồng mới có thể cài đặt.

Trên mạng xã hội Facebook cũng xuất hiện hàng chục nhóm, trang (fanpage) trao đổi, mua bán dịch vụ nêu trên. Nhóm “Hack nick, đọc trộm tin nhắn...” có hơn 10 nghìn thành viên tham gia. Trong nhóm, các thành viên trao đổi rất sôi nổi về dịch vụ đọc trộm tin nhắn. Liên hệ với một thành viên thường xuyên đăng quảng cáo có tên “Nguyen Viet Long”, người này cho biết, chỉ cần bỏ ra 1,5 triệu đồng, khách hàng có thể “thoải mái” đọc trộm tin nhắn của bất cứ ai thông qua phần mềm mà người kia không hề hay biết. “Nguyen Viet Long” cũng cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối cho khách hàng. “Em làm ăn uy tín, anh cứ yên tâm. Phần mềm của em rất dễ cài đặt, dễ sử dụng, được đầu tư, nâng cấp thường xuyên cho nên phát hiện được các “lỗ hổng” bảo mật của các mạng xã hội”, tài khoản này cho biết thêm.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thi, chuyên gia bảo mật tại một công ty phần mềm trên địa bàn Hà Nội cho biết, rất khó để đọc trộm tin nhắn mạng xã hội của ai đó từ xa. Hiện nay, tính năng bảo mật thông tin người dùng, trong đó có tin nhắn, cuộc gọi rất được các mạng xã hội quan tâm, coi trọng. Thí dụ thời gian qua, Facebook, Zalo đã bảo mật thông tin nhiều lớp và có thể phát hiện thông tin tài khoản lạ cố ý đăng nhập. Bên cạnh đó, kiến thức của người dùng mạng xã hội hiện nay cũng được nâng cao, rất khó để dùng những thủ pháp đơn thuần xâm nhập trái phép vào thông tin tài khoản người khác.

Tuy nhiên, cách này cũng chỉ lừa được rất ít người. Gần như tất cả các dịch vụ hỗ trợ đọc trộm tin nhắn mạng xã hội đều nhắm đến việc lừa tiền cọc của người dùng. Theo một cán bộ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), đây là một loại tội phạm khá mới, các đối tượng đã lợi dụng tâm lý một số người dân muốn theo dõi bí mật, giám sát đời tư của người thân, bạn bè, khách hàng và sẵn sàng bỏ tiền để đạt mục đích. Việc cài đặt các phần mềm theo dõi, giám sát đời tư của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý. Về phía người dân, không nên chia sẻ, cung cấp mật khẩu cho người khác. Nếu nhận thấy có dấu hiệu thiết bị của mình bị giám sát hay nghe trộm thì nhanh chóng báo cơ quan chức năng.

Theo luật sư Phạm Việt Hưng (Trưởng Văn phòng luật sư Thiên Hưng và Cộng sự), Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 quy định về những hành vi bị cấm trong đó có thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức triển khai, cá thể khác. Điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 2/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin... quy định mức phạt tiền có thể lên đến 20 triệu đồng... Nếu phạm tội có tổ chức; tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác... có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).