Hướng dẫn dùng change case trong PHP

Cấu trúc điều khiển là gì trong Lập trình nói chung và Lập trình PHP nói riêng?

Cấu trúc điều khiển là một khối code quyết định dẫn đường để thực thi chương trình tùy thuộc vào giá trị của điều kiện đặt ra.

Bạn có thể hiểu cấu trúc điều khiển đơn giản là:

  • Tuần tự thực thi code theo thứ tự được viết
  • Quyết định thực hiện theo điều kiện nào đó

Bây giờ chúng ta hãy xem xét một số cấu trúc điều khiển mà PHP hỗ trợ.


Cấu trúc điều khiển if...else và switch...case trong PHP

1. Cấu trúc điều khiển IF...ELSE trong PHP

Về đơn giản thì cấu trúc điều khiển này có nghĩa là: Nếu điều kiện đúng thì thực hiện đoạn code này, còn không thì thực hiện đoạn code khác.

Cấu trúc if...else đánh giá các điều kiện bằng cách sử dụng giá trị kiểu Boolean.

Khi nào thì nên sử dụng cấu trúc if...else


  • Bạn có một block code sẽ được thực thi nếu một điều kiện nhất định là true [đúng]
  • Bạn có hai phương án và bạn phải chọn một phương án để thực thi. 
  • if...elseif...else thì sử dụng khi bạn bắt buộc phải lựa chọn 1 hoặc nhiều phương án có thể có.ấu 

Cú pháp của cấu trúc if...else trong PHP

  • "if [condition is true]" là cấu trúc điều khiển
  • Nếu cấu trúc điều khiển đúng thì thực hiện "Block code 1
  • else là phương án dự phòng nếu cấu trúc điều khiển bị sai
  • Nếu cấu trúc điều khiển sai thì thực hiện "Block code 2"

Mình sẽ cho bạn thấy cách cấu trúc if...else hoạt động trong ví dụ so sánh giữa 2 số, xem số nào lớn hơn:

2. Cấu trúc điều khiển Switch Case trong PHP

Switch...case cũng gần giống cấu trúc if...else ở bên trên:

Nó chỉ thực thi một block code duy nhất tùy thuộc vào giá trị của điều kiện.

Nếu không có điều kiện nào được đáp ứng thì block code default sẽ được thực thi.

Cú pháp của Cấu trúc điều khiển Switch...Case trong PHP

Cấu trúc điều khiển switch...case sẽ hoạt động như sau, nếu trường hợp:

  • value1 đúng thì thực hiện Block code 1. Sau đó thoát khỏi bằng break 
  • value2 đúng thì thực hiện Block code 2. Sau đó thoát khỏi bằng break
  • ...
  • valuen đúng thì thực hiện Block code n. Sau đó thoát khỏi bằng break
  • Không trường hợp nào đúng thì thực thi Block code mặc định và thoát khỏi bằng break

Ví dụ về cách sử dụng cấu trúc switch...case trong PHP

Theo dõi ví dụ về chương trình hiển thị thông báo nếu hôm nay là ngày nào đó trong tuần.

Tổng kết

Như vậy, qua bài học về cấu trúc điều khiển trong PHP này, bạn đã được học về:

  • Các cấu trúc điều khiển được sử dụng để điều khiển việc thực thi chương trình.
  • Cấu trúc if...else là khi bạn có nhiều hơn 1 phương án cần phải lựa chọn để thực thi.
  • Cấu trúc switch...case là khi bạn có nhiều phương án nhưng chỉ cần lựa chọn thực thi 1 phương án và thoát.

Trong lập trình nói chung và lập trình PHP nói riêng. Chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc điều khiển rất nhiều. Vậy nên, hãy nắm thật tốt bản chất và cách sử dụng các cấu trúc điều khiển này nhé.

Câu lệnh nhiều điều kiện switch… case được sử dụng rất phổ biến trong PHP. Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn cú pháp, cách sử dụng cụ thể trong thực tế câu lệnh điều kiện switch… case trong PHP. Đây cũng là những kiến thức quan trọng mà bạn cần nắm vững khi học tập về ngôn ngữ lập trình này.

- Lệnh switch case dùng để xác định một danh sách các trường hợp, trong mỗi trường hợp sẽ có một đoạn mã. Khi giá trị của bạn trùng khớp với trường hợp nào thì đoạn mã của trường hợp đó sẽ được thực thi.

Nội dung chính Show

  • 1] Khái niệm lệnh "switch case" trong PHP
  • 2] Cách sử dụng lệnh "switch case" trong PHP
  • 3] Tầm quan trọng của lệnh "break"
  • 4] Công dụng của lệnh "default"
  • 5] Nhóm các trường hợp lại với nhau
  • 6] Lệnh "switch case lồng nhau"

- Để giúp bạn dễ hình dung hơn về khái niệm trên thì tôi có một ví dụ minh họa như sau:

- Giả thuyết: Khi đến một quán nước, ở đó có một cái menu giống bên dưới và trong tay bạn chỉ có đúng mười nghìn.

MENU

Cà phê sữa

12.000đ

............................................

Cà phê đá

10.000đ

............................................

Sting dâu

8.000đ

............................................

Trà đá

2.000đ

............................................

- Câu hỏi: Nếu yêu cầu chọn một món nước uống có giá bằng đúng với số tiền mà bạn đang có, thì món nước uống đó là món gì !?

- Trả lời: Cà phê đá.

- Phía trên là một ví dụ mô tả gần giống với lệnh switch case, trong đó:

  • Số tiền mà bạn đang có chính là giá trị [tạm gọi như vậy]
  • Giá tiền của từng loại nước uống trong menu chính là trường hợp
  • Món nước uống chính là đoạn mã được thực thi.

- Nếu ta chuyển ví dụ trên về dạng mã lệnh trong PHP thì nó sẽ có dạng như sau:

Xem ví dụ

2] Cách sử dụng lệnh "switch case" trong PHP

- Trong PHP, lệnh switch case được sử dụng với cú pháp như sau:

switch [giá trị]{
    case trường hợp 1:
        //đoạn mã này sẽ được thực thi khi giá trị trùng khớp với trường hợp 1
        break;
    case trường hợp 2:
        //đoạn mã này sẽ được thực thi khi giá trị trùng khớp với trường hợp 2
        break;
    case trường hợp 3:
        //đoạn mã này sẽ được thực thi khi giá trị trùng khớp với trường hợp 3
        break;
    ...
    ...
    ...
    default:
        //đoạn mã này sẽ được thực thi khi giá trị KHÔNG trùng khớp trường hợp nào cả
        break;
}

Hiển thị tên của loại nước uống có giá trị bằng đúng với số tiền mà bạn đang có.

Xem ví dụ

Hôm nay là thứ mấy !?

Xem ví dụ

3] Tầm quan trọng của lệnh "break"

- Trong danh sách các trường hợp của lệnh switch case, khi giá trị của bạn trùng khớp với trường hợp nào thì đoạn mã của trường hợp đó sẽ được thực, ngoài ra các đoạn mã của những trường hợp nằm bên dưới trường hợp trùng khớp cũng sẽ được thực thi luôn.

- Từ đây, lệnh break giúp ta ngăn chặn việc thực thi các đoạn mã của những trường hợp nằm bên dưới trường hợp trùng khớp.

Ví dụ, lệnh switch case không sử dụng breakVí dụ, lệnh switch case có sử dụng break
Xem ví dụXem ví dụ

4] Công dụng của lệnh "default"

- Lệnh default dùng để xác định một đoạn mã mặc định sẽ được thực thi khi giá trị của bạn không trùng khớp với bất kỳ trường hợp nào.

Xem ví dụ

5] Nhóm các trường hợp lại với nhau

- Nếu trong danh sách các trường hợp của lệnh switch case có những trường hợp mà bạn muốn cùng thực thi một đoạn mã thì ta hãy nhóm các trường hợp đó lại với nhau.

Xem ví dụ

6] Lệnh "switch case lồng nhau"

- Thật ra, lệnh switch case lồng nhau chỉ là cách sử dụng nâng cao của lệnh switch case thông thường, nó giúp ta mở rộng phạm vi xét duyệt các trường hợp. Từ đó, chọn được đoạn mã thích hợp nhất để thực thi.

Chủ Đề