Hướng dẫn dùng function rect trong PHP

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng các Hàm (Function) được cung cấp sẵn (built-in Functions) và Hàm tự tạo (User Defined Functions) trong PHP.

Bạn sẽ học biết được

:

  • Tại sao sử dụng Function? 
  • Các hàm được dựng sẵn (Built in Functions)
  • Các hàm thao tác với Chuỗi trong PHP (PHP String Functions) 
  • Các hàm thao tác với số (Numeric Functions)
  • Các hàm thao tác với Ngày, Giờ (Date / Time Function)
  • Tại sao lại sử dụng các Hàm tự tạo (User Defined Functions)

Hướng dẫn dùng function rect trong PHP

PHP Functions


1. Hàm là gì (What is a Function) ?

Một Hàm (Function) là một đoạn mã thực hiện một hành động cụ thể có thể tái sử dụng.

Function có thể trả về giá trị khi được gọi hoặc có thể chỉ cần thực hiện một hoạt động mà không trả về bất kỳ giá trị nào.

PHP có hơn 700 Function được xây dựng sẵn để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

2. Tại sao lại sử dụng Hàm

Hàm giúp tổ code tốt hơn: Hàm giúp nhóm các block code thực hiện chức năng liên quan đến nhiệm vụ cụ thể lại.

Tái sử dụng Code – Một khi đã được sử dụng, Hàm có thể sử dụng mà không cần định nghĩa lại. Việc này giúp tiết kiệm thời gian lập trình, giảm trùng lặp code, giảm kích thước chương trình.

  Dễ dàng bảo trì (Easy Maintenance) - Hàm giúp chúng ta có sửa 1 chỗ và cập nhật cả chương trình.

3. Built in Function trong PHP?

Built in Functions là các Functions có sẵn khi cài đặt PHP. 

Built in Functions là các Functions thực hiện công việc thường gặp giúp PHP làm việc hiệu quả.

Built in Functions được chia thành nhiều loại khác nhau như:

String Functions: Các hàm thao tác với Chuỗi trong PHP

Như tên gọi của nó. String Functions là các hàm được PHP xây dựng sẵn để thực hiện các công việc với chuỗi như là: Chuyển đổi chữ Hoa thành chữ thường, Cắt chuỗi, Tính số lượng từ, số lượng ký tự, ...

>>> Bạn có thể tham khảo các hàm thao tác với Chuỗi tại W3Schools

Numeric Functions: Các hàm thao tác với Số trong PHP

Numeric Functions là các hàm thao tác với số, trả về kết quả dạng số. 

Nó sử dụng để định dạng dữ liệu kiểu số, trả về giá trị các hằng số, thực hiện các tính toán toán học....

>>> Bạn có thể tham khảo các hàm thao tác với Số tại W3Schools

4. Tại sao sử dụng Hàm tự tạo trong PHP (User Defined Functions)

Trong khi lập trình, chúng ta sử dụng hàm tự tạo (User Defined Functions) khi:

Thực hiện các công việc cụ thể, riêng biệt
Khi cân nhắc về việc tối ưu hiệu năng cho từng trường hợp cụ thể
Khi thực hiện các công việc phức tạp

Để nói hết về các vấn đề về

hàm thì sẽ tốn rất nhiều giấy mực. Tạm thời ở bài này thì sẽ chưa nói đến (Chúng ta còn chưa biết tạo hàm như thế nào cơ mà =)))

Ok, bây giờ trước khi đi vào tạo ra

hàm cho riêng bạn thì bạn phải nắm được:

6 Quy tắc tạo Hàm trong PHP


  • Tên hàm phải bắt đầu với một ký tự hoặc dấu gạch dưới.
  • Tên hàm không được bắt đầu bằng số
  • Tên của hàm phải là duy nhất.
  • Tên của hàm không chứa dấu cách.
  • Tên của hàm phải mô tả được công việc của nó
  • Hàm chấp nhận tham số và có thể trả về giá trị

Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra hàm đầu tiên cho riêng mình. Nhưng chúng ta sẽ chỉ tạo ra một hàm cơ bản, đủ để thấy các thành phần chính của hàm thôi.

Ví dụ về Hàm tự tạo trong PHP

Hãy xem đoạn code sau:

Giải thích về cấu trúc của Hàm tự tạo trong PHP:

  • function...(){...}: Đây cấu trúc tạo một hàm
  • add_numbers: Đây là tên hàm, chúng ta sẽ sử dụng để gọi hàm
  • (): Bạn có thể truyền tham số vào đây
  • echo 1 + 2; : Đây là code thực thi. Tùy nhu cầu mà bạn có thể viết mã thực thi trong này

Bây giờ hãy thử thêm một chút phức tạp bằng cách tạo một hàm và truyền tham số vào.

Giả sử chúng ta viết một hàm Chào khách hàng với tên cụ thể. Tuy nhiên, tên cụ thể thì chỉ nhận được sau khi KH giới thiệu và khi Code chúng ta chưa biết nên chào ai.

(Dĩ nhiên là phần lấy tên của KH thì mình sẽ không viết ở bài này, nó sẽ làm phức tạp. Hãy tập trung vào việc truyền tham số vào hàm thôi)

Như bạn thấy chúng ta đã truyền biến $name vào khi tạo hàm.

$name được gọi là tham số

Khi gọi hàm display_name("Trâm Anh") thì chúng ta sẽ có được kết quả như trên.

Bây giờ hãy thử với một hàm được truyền vào tham số và sau đó trả về một giá trị.

Hàm usd_to_vnd sẽ trả về giá trị số vnd bằng cách truyền vào số usd. Đoạn code dưới đây sẽ thực hiện việc đó.

Lưu ý: Ở đây chúng ta truyền vào tham số $usd = 0

Đây là cách thiết lập giá trị mặc định cho tham số $usd. Nếu chúng ta không truyền giá trị khi gọi. Mặc định hàm usd_to_vnd sẽ sử dụng tham số  $usd = 0

Nếu bạn không đặt giá trị mặc định thì khi gọi hàm mà không truyền vào giá trị nào, chương trình sẽ ném ra một lỗi Fatal error

Còn khi đã đặt giá trị mặc định cho tham số $usd thì kể cả bạn không truyền đối số (truyền khi tạo hàm gọi là tham số, truyền khi gọi hàm thì gọi là đối số) khi gọi hàm thì chương trình vẫn không bị lỗi:

Tổng kết

Như vậy là qua bài này bạn đã biết về các loại hàm dựng sẵn trong PHP. Biết cách viết hàm tự tạo, gọi hàmtruyền tham số cho hàm. Hàm chính là sức mạnh của các chương trình, ngôn ngữ lập trình, chúng đến cho bạn không gian sáng tạo rộng lớn.

>>> Tham gia ngay khóa học Lập trình PHP Doanh nghiệp 4.0 để thành thạo Lập trình web PHP.