Hướng dẫn dùng node class trong PHP

Như các bạn đã biết thì Hướng đối tượng có 4 tính chất đặc trưng đó là: kế thừa, đóng gói, trừu tượng, đa hình. Và bài hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu tính kế thừa trong PHP OOP.

1, Tính kế thừa trong hướng đối tượng.

-Để cho các bạn dễ hiểu chúng ta cùng nghiên cứu qua ví dụ sau:

VD: Giả sử tôi có 2 lớp Người lớn và Trẻ con (nhỏ hơn 1 tuổi) có các properties vào methods như sau:

Hướng dẫn dùng node class trong PHP

-Như ở trong hình thì các bạn cũng đã thấy giữa 2 lớp người lớntrẻ con có các thuộc tính và phương thức khác nhau, và điều đó ứng dụng vào trong lập trình thì chẳng nhẽ chúng ta phải viết cả 2 lớp mà trong nó lại chỉ khác nhau có một chút. Nhưng đối với lập trình hướng đối tượng chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng ra một lớp chung cho các lớp con kế thừa nó (điều này trong phương pháp lập trình truyền thống không có) và cụ thể ở đây là lớp con người.

-Một class kế thừa từ class cha của nó sẽ có được đầy đủ các thuộc tính và phương thức của class cha (lưu ý: chỉ là có được các thuộc tính và phương thức chứ sử dụng được hay không là còn do visbility của lớp cha thế nào ).

-Trong PHP để khai báo kế thừa từ một lớp cha chúng ta sử dụng từ khóa extends theo cú pháp:

class childClass extends parentClass
{
    //code
}

Trong đó: childClass là class mà các bạn đang muốn khởi tạo, parentClass là class cha mà childClass đang muốn kế thừa nó.

VD: Giờ đây đối với giả sử ở phần 1 thì chúng ta chỉ cần tìm ra các thuộc tính và phương thức chung để xây dựng lớp cha. Mình sẽ tạo ra lớp ConNguoi là cha của 2 lớp Người lớn và Trẻ con như sau:

class ConNguoi
{
    var $chan;
    var $tay;
    var $mat;
    var $mui;

    function an()
    {

    }
}

-Và giờ 2 lớp con muốn sử kế thừa lại các thuộc tính và phương thức trên thì chỉ cần extends lại. Ở đây mình sẽ kế thừa và phát triển thêm các thuộc tính và phương thức cho 2 class con.

+Lớp Người lớn:

class NguoiLon extends ConNguoi
{
    var $longnach;

    function di()
    {

    }

    function noi()
    {

    }
}

+Lớp Trẻ con:

class TreCon extensds ConNguoi
{
    function bo()
    {

    }
}

3, Kế thừa bắc cầu.

-Và đương nhiên trong hướng đối tượng các bạn cũng có thể sử dụng tính chất bắc cầu đối với kế thừa. Khi kế thừa như thế thì class con sẽ kế thừa được tất cả các thuộc tính, phương thức từ lớp cha của nó và lớp cha của lớp cha nó...

VD:

class A
{
    //class A
}

class B extends A
{
    
}

class C extends B
{
    //class C
}

4, Gọi thuộc tính và phương thức của lớp cha.

-Đối với cách gọi thuộc tính và phương thức của class cha  thì không khác gì bài trước (xem bài trước). Nó chỉ khác khi lớp con của chúng ta cũng tồn tại một thuộc tính hay phương thức mà lớp cha của nó đã tồn tại rồi. Trong trường hợp này chúng ta sử dụng từ khóa parent::methodName() hoặc parent::propertyName để xử lý.

VD:

class ParentClass
{
    function getClass()
    {
        return 'ParentClass';
    }
}

class ChildClass extends ParentClass
{
    var $name = 'ChildClass';

    function getclass()
    {
        return 'ChildClass';
    }

    function getMethod()
    {
        echo 'Đây là phương thức ăn của lớp ' . $this->getclass();
    }

    function getMethodParent()
    {
        echo 'Đây là phương thức ăn của lớp ' . parent::getclass();
    }
}

$class = new ChildClass();
$class->getMethod();
//kết quả: Đây là phương thức ăn của lớp Trẻ con
$class->getMethodParent();
//kết quả: Đây là phương thức ăn của lớp Người lớn

5, Lời kết.

-Như vậy mình đã giới thiệu xong đến mọi người tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng nói chúng và Lập trình PHP nói riêng, mình hy vọng mọi người có thể hiểu được lý thuyết cũng như các ví dụ thực hành của mình. Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các quyền, giới hạn (vibisility) của thuộc tính, phương thức trong lập trình hương đối tượng.

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Bài Viết Mới

Mỗi một đối tượng thì sẽ có một hoặc nhiều class, và ở trong class thì sẽ có một hoặc nhiều các thuộc tính, phương thức.Và bài hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu lớp, thuộc tính, phương thức trong PHP.

1, Lớp -class.

-Lớp(class) dùng để mô tả một phần hoặc toàn phần của một đối tượng(nhưng không phải đối tượng). Và để khai báo nó trong PHP thì chúng ta sử dụng cú pháp sau:

class Name
{
    //code
}

Trong đó: Name là tên của class. Nó có các rằng buộc về tên giống như đặt tên hàm trong hướng thủ tục.

VD: Mình sẽ khai báo lớp Person đại diện cho đối tượng con người chúng ta.

class Person
{
    //code
}

-Thuộc tính (properties) trong class có tác dụng như các biến và hằng trong phương pháp lập trình hướng thủ tục.Ví dụ như lớp con người sẽ có các thuộc tính như mắt, mũi, chân, tay,... Và để khai báo thuộc tính trong class chúng ta sử dụng cú pháp:

-Trong đó:

  • Để khai báo thuộc tính động(biến) thì chúng ta sử dụng từ khóa var, và chúng ta cũng có thể thiết lập giá trị luôn cho biến bằng phép gán. ví dụ: $name= 'Vu Thanh Tài';
  • Để khai báo thuộc tính cố định thì chúng ta sử dụng từ khóa const, với thuộc tính này thì chúng ta không thể thay đổi giá trị của nó (giống hằng).
  • Tên của thuộc tính cũng được bao gồm các ràng buộc giống như đặt tên biến và hằng (xem thêm)

VD: Mình sẽ khai báo lớp ConNguoi có các thuộc tính động là mat,mui và có thuộc tính cố tịnh là sochan=2.

class ConNguoi
{
    var $name;
    var $mat;
    var $mui;
    const sochan = 2;
}

3, Phương thức.

-Phương thức trong trong class là các hành động hành vi của class đó. Và nó khá giống với hàm ở trong phương pháp lập trình hướng thủ tục. Cú pháp khai báo như sau:

class Name
{
    function methodName()
    {
        //code  
    }
}

Trong đó: methodName là tên của phương thức trong class, và nó cũng có ràng buộc như tên đặt tên hàm(xem thêm).

VD: đối với class ConNguoi ở trên thì sẽ bổ sung thêm các phương thức như: đi, ăn, chạy, nói,...

class ConNguoi
{
    var $name;
    var $mat;
    var $mui;
    const sochan = 2;

    function an()
    {
        //code
    }

    function noi()
    {
        //code
    }

    function di()
    {
        //code
    }
}

- Và đương nhiên đã giống như hàm thì các bạn cũng có thể truyền các argument vào hàm được.

VD:

function noi($caunoi)
{
    //code
}

4, Khởi tạo lớp.

-Để khởi tạo một class trong PHP thì chúng ta sẽ có 2 cách nhưng ở bài này mình sẽ trình bài một cách thôi. Để khởi tạo class trong PHP chúng ta sử dụng cú pháp:

new className;
//hoặc
new ClassName();

Trong đó: className là tên của class các bạn cần khởi tạo (khuyến khích dùng cách 2). 

-Và bạn cũng hàn toàn có thể gán nó vào một biến với kiểu dữ liệu là object bằng phép gán.

$variable = new className();

VD: Mình sẽ khởi tạo class ConNguoi ở trên.

$Tai = new ConNguoi();

5, Truy xuất thuộc tính của class.

-Để truy xuất thuộc tính của một class chúng ta sẽ  chia làm 2 dạng là truy xuất trong class và truy xuất ngoài class.

Truy xuất trong class

-Để truy xuất các thuộc tính động trong class thì chúng ta dùng từ khóa this với cú pháp: $this->propertyName;

VD: Truy xuất thông tin của thuộc tính name trong phương thức noi của class ConNguoi.

class ConNguoi
{
    var $name;
    var $mat;
    var $mui;
    const sochan = 2;

    function an()
    {
        //code
    }

    function noi($caunoi)
    {
        return $this->name = $caunoi;
    }

    function di()
    {
        //code
    }
}

-Còn nếu muốn truy xuất thông tin của thuộc tính cố định trong class chúng ta sẽ sử dụng một trong 2 cú pháp sau:

self::propertyName;
//hoặc
className::propertyName;
//Mình khuyên dùng cách 1

VD: Mình sẽ  xây dựng thêm phương thức getSoChan có nhiệm vụ trả về soChan bên của lớp ConNguoi.

function getSoChan()
{
    return self::sochan;
}

Truy xuất ngoài class

-Để truy xuất thuộc tính khi đứng bên ngoài class thì chúng ta cũng chia làm 2 loại:

+ Đối với thuộc tính động chúng ta sẽ sử dụng từ cú pháp như sau:

$newClass = new className();
$newClass->propertyName;
//Mình khuyên dùng cách 2 vì viết nó sẽ tường minh, dễ đọc hơn.

+ Đối với thuộc tính cố định(constant) chúng ta sẽ sử dụng cú pháp sau:

className::propertyName;

VD: Mình sẽ gọi các thuộc tính động và cố định trong lớp ConNguoi.

//khởi tạo lớp
$tai = new ConNguoi();
//gọi thuộc tính động
//gọi name
$tai->name;
//gọi mui
$tai->mui
//gọi thuộc tính cố định constant
ConNguoi::sochan;

6, Truy xuất phương thức của class.

-Đối với class thì mình cũng chia làm 2 dạng con là truy xuất trong và truy xuất ngoài class.

Truy xuất trong class.

-Để truy xuất các phương thức của class khi mà chúng ta vẫn đang ở trong class thì chúng ta sử dụng cú pháp sau:

$this->methodName();
//hoặc nếu có các argument
$this->methodName(argument);

VD:

class ConNguoi
{
    var $name = 'aa';
    var $mat;
    var $mui;
    const sochan = 2;

    function an()
    {
        //code
    }

    function noi()
    {
        return $this->getSoChan();
    }

    function di()
    {
        //code
    }

    function getSoChan()
    {
        return self::sochan;
    }
}

Truy xuất ngoài class.

-Đối với gọi phương thức khi đang ở bên ngoài class thì các bạn chỉ cần sử dụng cú pháp sau:

$newClass = new className();
$newClass->methodName;

VD:

$connguoi = new ConNguoi();
$connguoi->noi();

7, Lời kết.

-Như vậy trong phần này mình đã giới thiệu với các bạn cơ bản về lớp, thuộc tính, phương thức trong PHP hướng đối tượng rồi, và mình xin được tổng hợp lại đoạn code của bài này như sau:

class ConNguoi
{
    //khai báo thuộc tính động
    public $name;
    public $mat;
    public $mui;
    //khai báo constant
    const SOCHAN = 2;

    //khai báo phương thức
    public function an()
    {
        //code
    }

    public function noi($caunoi)
    {
        //gọi phương thức trong class
        return $this->getSoChan();
    }

    public function di()
    {
        //code
    }

    public function getName()
    {
        //gọi thuộc tính động trong class
        return $this->name;
    }

    public function getSoChan()
    {
        //gọi thuộc tính constant trong class
        return self::SOCHAN;
    }
}

//khởi tạo class
$connguoi = new ConNguoi();
//gọi thuộc tính ngoài class và đồng thười gán giá trị mới cho thuộc tính
$connguoi->name = 'Vũ Thanh Tài';
//gọi lại thuộc tính để xem thay đổi
echo $connguoi->name;
//gọi phương thức
echo $connguoi->noi('Vũ Thanh Tài');

Chúc các bạn học tốt!