Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn

Bài giảng Áp dụng phòng ngừa chuẩn trong chăm sóc người bệnh

Nguồn : TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI – NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - Bộ Y tế 2020

ĐỊNH NGHĨA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

Nhiễm khuẩn bệnh viện [NKBV] hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế [Healthcare Associated Infection - HAI] là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh [NB] được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [KBCB] mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ [2 ngày] thường được coi là NKBV.

Sơ đồ 1. Minh họa liên quan giữa thời gian nhập viện và NKBV

BẰNG CHỨNG LIÊN QUAN TỚI NKBV

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ [CDC], trong khoảng 31 người bệnh trong các bệnh viện thì có ít nhất một ca viêm nhiễm liên quan đến chăm sóc sức khỏe tại Mỹ. Hằng năm ở Mỹ có 1,7 triệu người mắc NKBV, người bệnh mắc NKBV phải kéo dài thêm 17,6 ngày nằm viện và gia tăng chi phí điều trị là 1100 US$ /người bệnh NKBV.

Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm và quy mô bệnh viện. Các loại NKBV thường gặp là viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết niệu [NKTN].

Số lượng vi khuẩn có ở 1 cm2 da lành của NB thay đổi từ 102 đến 106 vi khuẩn, nhiều nhất là ở vùng bẹn, vùng hố nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay. Có 25% da người bình thường mang S. aureus, da người mắc bệnh tiểu đường, NB lọc máu chu kỳ và người viêm da mạn tính có S. aureus định cư cao hơn.

Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ NVYT tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn [KSNK] trong chăm sóc NB nói chung và NB phẫu thuật nói riêng thường chỉ đạt tỷ lệ 50% - 70%. Các nghiên cứu đã chứng minh tuân thủ thực hiện vệ sinh tay [VST] làm giảm 30% - 50% NKBV. Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thường quy [rửa tay với nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian 20 giây-30 giây].

PHÒNG NGỪA CHUẨN

Định nghĩa

Phòng ngừa chuẩn [PNC] là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

Nguyên tắc Phòng ngừa chuẩn

Nguyên tắc của Phòng ngừa chuẩn là coi tất cả máu, dịch sinh học, các chất tiết, chất bài tiết [trừ mồ hôi] đều có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Phòng ngừa chuẩn là các thực hành cơ bản được áp dụng mọi lúc, mọi nơi trong mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tuân thủ Phòng ngừa chuẩn là chiến lược quan trọng nhất để làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế cho người bệnh, làm giảm phơi nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế.

Áp dụng Phòng ngừa chuẩn trong quá trình chăm sóc cho mỗi người bệnh dựa vào bản chất của sự tác động qua lại giữa cán bộ y tế với người bệnh, khả năng phơi nhiễm với máu, dịch sinh học và các chất tiết của cơ thể để lựa chọn các phương tiện phòng hộ cá nhân và các thực hành thích hợp.

Máu và các chất tiết của cơ thể có thể truyền tác nhân gây bệnh

Tất cả máu và sản phẩm của máu

Tất cả các chất tiết nhìn thấy máu

Dịch âm đạo

Tinh dịch

Dịch màng phổi

Dịch màng tim

Dịch não tuỷ

Dịch màng bụng

Dịch màng khớp

Nước ối

Chú ý: Máu và chất tiết, dịch tiết kể trên không chỉ có thể truyền bệnh từ người bệnh mà còn có thể truyền bệnh từ môi trường bị vấy máu, dịch tiết, chất tiết.

Phòng ngừa bổ sung

Bên cạnh phòng ngừa chuẩn áp dụng chung cho máu và dịch tiết của tất cả người bệnh. Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ còn khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung như sau:

Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí: áp dụng cùng với PNC cho những NB nghi ngờ có nhiễm tác nhân gây bệnh có thể lây truyền theo đường không khí như: sởi, thủy đậu Herpes zoster Varicella Zoster, lao phổi, SARS, H5N1 trong những thủ thuật tạo khí dung, cán bộ y tế cần mang khẩu trang hô hấp đặc biệt.

Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn: áp dụng cùng với PNC cho những NB nghi ngờ có nhiễm những bệnh lây truyền qua giọt bắn như nhiễm Haemophilus influenza type B, Neisseria meningitis, não mô, cầu ho gà, bạch hầu viêm phổi do Mycoplasma; một số nhiễm siêu vi nặng như quai bị và Rubelle. 

Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc: áp dụng PNC và Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc đối với những NB nghi ngờ có nhiễm một số bệnh dễ lây truyền qua đường tiếp xúc như: nhiễm khuẩn da, đường ruột do vi khuẩn đa kháng, bạch hầu, Herpes simplex virus. 

Các nội dung của Phòng ngừa chuẩn

Vệ sinh tay

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho

Sắp xếp người bệnh

Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn

Vệ sinh môi trường

Xử lý dụng cụ

Xử lý đồ vải

Xử lý chất thải

VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY

Thời điểm vệ sinh tay thường quy

Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.

Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn.

Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.

Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB.

Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.

5 THỜI ĐIỂM PHẢI VỆ SINH TAY

Hình 1. Minh họa các thời điểm vệ sinh tay

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần VST:

Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh.

Trước khi mang găng và sau khi tháo găng.

Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh.

Mọi NVYT trong buồng phẫu thuật không trực tiếp động chạm vào NB [phụ mê, chạy ngoài, học viên…] phải VST trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải VST ngay bằng dung dịch VST chứa cồn.

NVYT khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về VST để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.

Kỹ thuật vệ sinh tay thường quy

Dù VST bằng xà phòng và nước hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước:

Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại [mu tay để khum khớp với lòng bàn tay].

Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái].

Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Hình 2. Minh họa các bước VST 

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Những nội dung cần chú ý khi vệ sinh tay thường quy

Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch tiết của cơ thể phải VST bằng nước và xà phòng thường.

Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn khi tay không trông rõ vết bẩn, sau tháo bỏ găng hoặc khi thăm khám giữa các NB.

Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST.

Tuân thủ đúng kỹ thuật VST. Chà tay cùng hóa chất VST theo đúng trình tự từ bước 1 tới bước 6, mỗi bước chà 5 lần.

Tuân thủ đúng thời gian VST: Thời gian chà tay với hóa chất VST theo quy trình 6 bước phải đạt từ 20 giây-30 giây.

Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau VST

Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay.

Xem xét lựa chọn loại găng tay không có bột talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn.

Một số số hóa chất vệ sinh tay

Bảng 1. Đặc điểm của một số hóa chất vệ sinh tay

Đặc điểm

Alcohol

Iodine

Chlorhexidine

Cơ chế tác dụng

Thoái hóa protein  của VSV

 Oxy hóa

Tăng tính thấm màng tế bào VSV

Phổ diệt khuẩn

Gr [+], Gr [-], lao

Gr [+], Gr [-]

Gr [+], Gr [-], lao

Nấm

Tốt

Tốt

Tốt

Virus

Vừa

Yếu

Tốt

Nha bào

Không

Không

Thời gian tác dụng

Nhanh

Chậm

Nhanh, kéo dài

Bị bất hoạt bởi chất hữu cơ

Ít

Nhiều

Ít

Tác dụng phụ

Khô da

Dị ứng da, có thể gây suy giáp ở trẻ sơ sinh

Kích ứng da

[Nguồn: Hướng dẫn về thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh  - Bộ Y tế, 2017]

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN

Các loại phương tiện phòng hộ cá nhân [PTPHCN]

Phương tiện phòng hộ cá nhân gồm:

Găng tay

Khẩu trang

Áo choàng cách ly

Tạp dề

Kính/mặt nạ

Ủng hoặc bao giầy

Lựa chọn các PTPHCN

Cần có sự lựa chọn hợp lý PTPHCN như một phần của biện pháp phòng ngừa chuẩn. Khi lựa chọn các PTPHCN, nhân viên y tế nên thực hiện việc đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đối với các bệnh truyền nhiễm liên quan đến các quy trình kỹ thuật định làm khi chăm sóc người bệnh hàng ngày. Việc lựa chọn PTPHCN cần chú ý những điểm dưới đây:

Loại thủ thuật

Khả năng phơi nhiễm với máu, hoặc dịch cơ thể và những loại dịch khác

Da tay NVYT tiếp xúc có bị trầy xước không

Có đủ các PTPHCN để sử dụng không 

Bảng dưới đây hướng dẫn lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp cho những tình huống khác nhau.

Bảng 2. Lựa chọn các phương tiện phòng hộ cá nhân

Các tình huống thực hành

Vệ sinh tay

Găng tay

Áo choàng cách ly

Khẩu trang    y tế

Kính bảo hộ

Luôn sử dụng trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh và sau khi tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn.

x

Nếu tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, đờm, dịch mũi, da không lành lặn.

x

x

Nếu có nguy cơ bắn dịch lên cơ thể nhân viên y tế.

x

x

x

Nếu có nguy cơ bắn dịch lên cơ thể và mặt nhân viên y tế.

x

x

x

x

x

[Nguồn: Tổng hợp từ nguồn Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn -  Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Mang găng

Mục đích

Bảo vệ người bệnh tránh được sự lây truyền các tác nhân gây bệnh khi NVYT thực hiện các thao tác vô khuẩn.

Bảo vệ tay nhân viên y tế bằng cách tạo hàng rào ngăn cách không cho máu và dịch của người bệnh tiếp xúc với da tay của NVYT, ngăn cách các tác nhân hoá học gây kích ứng da và giữ nguyên được cảm giác của da tay.

Quy trình mang găng

Vệ sinh tay.

Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay.

Mở hộp [bao] đựng găng.

Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để mang cho tay kia.

Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn lại để mang găng cho tay kia.

Chỉnh lại găng cho khít bàn tay.

Chú ý: găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc người bệnh

Trong quá trình mang găng vô khuẩn, không được đụng vào mặt ngoài găng

Quy trình tháo găng

Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ tay của tay kia, kéo găng lật mặt trong ra ngoài và tháo ra.

Găng vừa tháo ra được cầm bởi tay đang mang găng.

Tay đã tháo găng luồn vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay còn lại, kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm vào găng kia [hai trong một].

Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm.

Vệ sinh tay thường quy ngay sau khi tháo găng.

Cách mang găng

Cách tháo găng

Hình 3. Cách mang găng và tháo găng

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Những chú ý khi mang găng

Mang găng không thay thế được vệ sinh tay.

Mỗi đôi găng chỉ dùng cho một người bệnh

Không khuyến khích sử dụng lại găng tay dùng một lần.

Không cần mang găng trong các chăm sóc thông thường nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn.

Mang khẩu trang y tế

Mục đích

Bảo vệ người bệnh: khi phòng ngừa các giọt bắn từ miệng NVYT lên vết mổ, vùng da và niêm mạc người bệnh cần được bảo vệ vô khuẩn, khi NVYT nghi ngờ mắc các bệnh có thể lây theo đường hô hấp.

Bảo vệ NVYT: khi có các dịch bệnh đường hô hấp; khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn máu từ phía người bệnh; khi cọ rửa dụng cụ y tế, dụng cụ chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn, khi thu gom đồ vải, chất thải y tế...

Khi nào mang khẩu trang y tế

Dự kiến sẽ bị bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong chăm sóc người bệnh.

Khi làm việc trong khu phẫu thuật, hoặc trong các khu vực đòi hỏi vô khuẩn khác.

Khi chăm sóc người bệnh có nghi ngờ hoặc mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc khi NVYT đang có bệnh đường hô hấp.

Kỹ thuật mang khẩu trang

Bước 1: Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm; thanh kim loại để ngang qua sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, dây chun nằm phía trong, mặt thấm tiếp xúc với người đeo, mặt không thấm nằm bên ngoài.

Bước 2: Buộc dây trên và dây dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai.

Bước 3: Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống mũi hai bên.

Bước 4: Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt.

Bước 5: Kiểm tra hít vào xem không khí có được lọc qua khẩu trang hay không và thở ra xem có khí thoát ra ngoài qua các khe hở không. Nếu mang kính mà kính bị mờ là dấu hiệu mang khẩu trang chưa đúng kỹ thuật.

Cách tháo khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc

Khi tháo khẩu trang không sờ vào mặt ngoài khẩu trang. Tháo dây cột khẩu trang và bỏ khẩu trang vào thùng chất thải lây nhiễm [hình 4].

a.Mang khẩu trang và mặt nạ phòng độc

b.Tháo khẩu trang và mặt nạ phòng độc

Hình 4. Cách mang và tháo khẩu trang và mặt nạ phòng độc

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Sử dụng kính bảo hộ, mạng che mặt

Khi nào sử dụng kính bảo hộ

Mang kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt như: đỡ đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng.

Cách mang kính bảo hộ

Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt và mặt và điều chỉnh sao cho vừa khít. [Hình 5].

Cách tháo kính bảo hộ

Không sờ vào mặt ngoài của kính hoặc mạng che mặt. Dùng tay nắm vào quai kính hoặc mạng. Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để xử lý lại [Hình 5].

a.Cách mang kính/mạng che mặt

b.Cách tháo kính/mạng che mặt

Hình 5. Cách mang và tháo kính/ mạng che mặt

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Mặc áo bảo hộ, tạp dề

Lựa chọn áo bảo hộ, tạp dề

Mang áo bảo hộ tạp dề không thấm nước khi làm các thủ thuật dự đoán có máu và chất tiết của người bệnh có thể bắn lên đồng phục nhân viên y tế. Ví dụ khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn như rửa dạ dày, đặt nội khí quản, giải phẫu tử thi, cọ rửa dụng cụ y tế, thu gom đồ vải dính máu.

Cách mặc áo bảo hộ

Mặc áo bảo hộ phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau lưng. Cột dây ở cổ và eo.

Cách tháo áo bảo hộ

Không sờ vào mặt trước và tay áo.

Tháo dây cổ, dây eo, kéo áo choàng từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên

Cho mặt ngoài vào trong, đưa áo choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm [Hình 6].

a.Cách mặc áo choàng                              b. Cách tháo áo choàng

Hình 6. Cách mặc và tháo áo bảo hộ

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

CÁCH THỨC HO/ VỆ SINH HÔ HẤP

Mục đích

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo đường hô hấp.

Ngăn ngừa cho bàn tay không bị nhiễm khuẩn.

Áp dụng

Trong thời gian có dịch bệnh lây theo đường hô hấp, những người có triệu trứng bệnh đường hô hấp cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát nguồn lây bệnh qua đường hô hấp và đường tiếp xúc.

Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp/cách thức ho

Quản lý tất cả các người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp trong giai đoạn có dịch, cung cấp khẩu trang y tế, các phương tiện sát khuẩn tay ở những khu vực khám và điều trị cho người bệnh có các triệu chứng hô hấp.

Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hệ thống cảnh báo và hướng dẫn để phân luồng người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp.

Mọi người bệnh có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo các quy tắc về vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho như sau:

Che miệng mũi bằng khăn và bỏ khăn trong thùng chất thải hoặc giặt lại nếu tái sử dụng, vệ sinh tay ngay sau đó. Dùng mặt trong khuỷu tay để che khi ho nếu không có khăn, không dùng bàn tay.

Mang khẩu trang y tế.

Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết.

Giữ khoảng cách thích hợp với người khác để phòng ngừa lây bệnh theo đường giọt bắn.

Quy tắc sắp xếp người bệnh

Nên sắp xếp người bệnh không có khả năng kiểm soát chất tiết, chất bài tiết, dịch dẫn lưu vào phòng riêng [đặc biệt trẻ em có bệnh đường hô hấp, tiêu hóa].

Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc:

Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh. 

Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.

Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.

XỬ LÝ DỤNG CỤ Y TẾ ĐỂ DÙNG LẠI

Giải thích từ ngữ

Tiệt khuẩn [Sterilization]: là quá trình diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn [Disinfection]: là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn mức độ cao [High-level disinfection]: là quá trình diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn mức độ trung bình [Intermediate-level disinfection]: là quá trình diệt được M. tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn mức độ thấp [Low-level disinfection]: là quá trình diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm, không diệt được bào tử vi khuẩn.

Làm sạch [Cleaning]: là quá trình sử dụng biện pháp cơ học và hóa học để loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ, nhưng không diệt/loại bỏ được hết các tác nhân nhiễm khuẩn.

Phân loại dụng cụ và phương pháp tiệt khuẩn/khử khuẩn của Spaudling

Bảng 3. Phân loại Spaulding

Dụng cụ phải tiệt khuẩn [Thiết yếu - Critical Items]:

Là dụng cụ được sử dụng để đưa vào mô, tổ chức dưới da, mạch máu và khoang vô khuẩn. Ví dụ: dụng cụ PT, các ống thông mạch máu, thông tim can thiệp, ống thông tiểu, dụng cụ cấy ghép và những đầu dò sóng siêu âm.

Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ cao [bán thiết yếu-Semicritical Items]:

Là những dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc hoặc da bị tổn thương, tối thiểu phải được khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất khử khuẩn.

Dụng cụ phải khử khuẩn mức độ trung bình - thấp [không thiết yếu - Non critical items]:

Là những dụng cụ tiếp xúc với da lành, không tiếp xúc với niêm mạc.

[Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012]

Bảng 4. Các phương pháp khử khuẩn/tiệt khuẩn và áp dụng

Phương pháp

Mức độ diệt khuẩn

Áp dụng cho loại dụng cụ

Tiệt khuẩn

[sterilization]

Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Những dụng cụ chăm sóc người bệnh thiết yếu chịu nhiệt [dụng cụ phẫu thuật] và dụng cụ bán thiết yếu dùng trong chăm sóc người bệnh.

Những dụng cụ chăm sóc người bệnh thiết yếu không chịu nhiệt và bán thiết yếu.

Những dụng cụ chăm sóc người bệnh không chịu nhiệt và những dụng cụ bán thiết yếu có thể ngâm được.

Khử khuẩn mức độ cao

[high level disinfection]

Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật ngoại trừ một số bào tử vi khuẩn.

Những dụng cụ chăm sóc người bệnh bán thiết yếu không chịu nhiệt [dụng cụ điều trị hô hấp, dụng cụ nội soi đường tiêu hoá và nội soi phế quản].

Khử khuẩn mức độ trung bình

[intermediate level disinfection]

Tiêu diệt các vi khuẩn thông thường, hầu hết các virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được Mycobacteria và bào tử vi khuẩn.

Một số dụng cụ chăm sóc người bệnh bán thiết yếu và không thiết yếu [băng đo huyết áp] hoặc bề mặt [tủ đầu giường], có dính máu.

Khử khuẩn mức độ thấp

[low level disinfection]

Tiêu diệt các vi khuẩn thông thường và một vài virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được Mycobacteria và bào tử vi khuẩn.

Những dụng cụ chăm sóc người bệnh không thiết yếu [băng đo huyết áp] hoặc bề mặt [tủ đầu giường], không có dính má.

[Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012]

Lựa chọn hóa chất khử khuẩn mức độ cao

Bảng 5. Lựa chọn hóa chất khử khuẩn mức độ cao

Tên hóa chất

Hydrogen Peroxide

Peracetic Acid

Glutaraldehyde

Orthophthaladehyde

Hydrogen peroxide/ Peracetic acid

Nồng độ

7,5%

0,1%-0,2%

≥2,0%

0,55%

7,35%/0,23%

Thời gian ngâm và nhiệt độ để khử khuẩn mức độ cao

30 phút ở 200C

12 phút ở 500C sử dụng bằng máy rửa khử khuẩn hoặc ngâm.

20 phút -90 phút ở 200C-250C

5 phút - 12 phút ở 200C, 5 phút ở 250C trong máy rửa khử khuẩn hoặc ngâm.

15 phút ở 200C

Hoạt hóa

Không

Không

Không

Không

Thời gian sử dụng sau hoạt hóa/mở bình

21 ngày

Sử dụng 01 lần

14 ngày -30 ngày

14 ngày

14 ngày

Tương thích dụng cụ

Tốt

Tốt

Rất tốt

Rất tốt

Không rõ

Ảnh hưởng thường gặp

Mắt

Mắt

Hô hấp

Mắt, da

Mắt

Ghi chú: Hằng ngày cần làm test đánh giá hiệu lực diệt khuẩn của dung dịch hóa chất khử khuẩn mức độ cao.

[Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012]

Lựa chọn hóa chất tiệt khuẩn

Bảng 6. Các hóa chất có thể sử dụng để ngâm tiệt khuẩn dụng cụ nội soi

Tên hóa chất

Nồng độ

Thời gian ngâm để tiệt khuẩn

Glutaraldehyde

≥2%

10 giờ ở 200C - 250C

Peracetic acid

3.100-3.400ppm, tương đương 0,31-0,34%

2 giờ ở 200C

0,1%-0,2%

12 phút ở 500C-560C sử dụng bằng máy tiệt khuẩn

Hydrogen Peroxide

7,5%

6 giờ ở 200C

Hydrogen Peroxide/Peracetic acid

7,35%/0,23%

3 giờ ở 200C

Hydrogen Peroxide/ Peracetic acid

1,0%/0,08%

8 giờ ở 200C

Glutaraldehyde/ isopropanol

3,4%/20,1%

8-10 giờ ở 200C

6 giờ ở 250C trong máy rửa khử khuẩn

Glutaraldehyde/phenolphenate

1,12%/1,93%

12 giờ ở 250C

[Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn -Bộ Y tế, 2012]

Bảng 7. Tiêu chuẩn chọn lựa hóa chất khử khuẩn

Phải có phổ kháng khuẩn rộng

Tác dụng nhanh

Không bị tác dụng của các yếu tố môi trường

Không độc

Không tác hại tới các dụng cụ kim loại cũng như bằng cao su, nhựa 

Hiệu quả kéo dài trên bề mặt các dụng cụ được xử lý

Dễ dàng sử dụng

Không mùi hoặc có mùi dễ chịu

Kinh tế

Có khả năng pha loãng

Có nồng độ ổn định kể cả khi pha loãng để sử dụng

Có khả năng làm sạch tốt.

[Nguồn: Quyết định 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn - Bộ Y tế, 2012]

Kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn

Giám sát các thông số hoạt động của máy tiệt khuẩn: Nhiệt độ, áp suất và thời gian tiệt khuẩn.

Giám sát tình trạng của máy, hệ thống cửa, các đường dẫn hơi, đường dẫn nước phải kín tuyệt đối.

Sổ ghi chép và dán nhãn các gói dụng cụ đã tiệt khuẩn: Thông tin bao gồm số lô, ngày giờ tiệt khuẩn, nhiệt độ tiệt khuẩn, người vận hành máy.

Kiểm tra tình trạng của các chất chỉ thị đánh giá chất lượng tiệt khuẩn khi sử dụng: Các chất chỉ thị sinh học có chứa bào tử vi khuẩn, nếu bào tử bị tiêu diệt là bằng chứng dụng cụ đã được tiệt khuẩn hoặc các băng chỉ thị hóa học khi đã đổi màu theo quy định của nhà sản xuất.

Bảo quản dụng cụ vô khuẩn

Giữ tất cả dụng cụ đã tiệt khuẩn trong bao gói nguyên vẹn.

Lưu giữ dụng cụ tiệt khuẩn trên giá hoặc trong tủ sạch và khô: Gói dụng cụ để cách tường/thành tủ, tủ dụng cụ cách trần nhà 50 cm và cách sàn nhà 20 cm để tránh bị ẩm, tủ đụng dụng cụ phải khô và có cửa để tránh bụi.

Kiểm tra hàng ngày để phát hiện các gói dụng cụ đã quá hạn sử dụng.

Các hộp, gói dụng cụ tiệt khuẩn cần được để tách khỏi mặt đất.

Không để các dụng cụ khác lên trên hộp, gói dụng cụ vô khuẩn.

Thời hạn sử dụng các dụng cụ tiệt khuẩn

Dụng cụ được tiệt khuẩn bằng hấp ướt và được bọc trong túi vải nguyên vẹn thì thời hạn sử dụng tối đa là 72 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng bảo quản là 25°C. Nếu đóng gói trong các túi tiệt khuẩn tiêu chuẩn và bao túi nguyên vẹn thì có thể dùng trong thời gian 1 tháng.

Tất cả dụng cụ tiệt khuẩn đựng trong các bao đóng gói đã bị hư hại, ẩm ướt cần tiệt khuẩn lại.

Những gói dụng cụ đã mở ra nhưng sử dụng không hết thì sau một ngày phải đem đi tiệt khuẩn lại.

XỬ LÝ ĐỒ VẢI

Quy định chung về phân loại và thu gom đồ vải

Đồ vải phải được thu gom và chuyển xuống nhà giặt trong ngày.

Đồ vải của người bệnh được thu gom thành hai loại và cho vào túi riêng biệt: Đồ vải bẩn và đồ vải lây nhiễm [đồ vải dính máu, dịch, chất thải cơ thể.] Đồ vải lây nhiễm bỏ vào túi không thấm nước màu vàng. Buộc chặt miệng túi khi đầy 3/4 túi.

Không đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.

Không giũ tung đồ vải khi thay hoặc khi đếm giao nhận đồ vải tại nhà giặt.

Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà hoặc để sang giường bên cạnh.

Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn.

Xe đựng đồ vải phải kín, phủ đồ vải phải giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn.

Người thu gom đồ vải phải mang găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang.

Đồ vải phải được giặt theo các chương trình theo mức độ lây nhiễm, chất liệu.

Đồ vải sạch cần được bảo quản trong kho có đầy đủ giá, kệ hoặc trong tủ sạch.

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Phân loại môi trường bề mặt

Phân loại theo mức độ ô nhiễm và hệ thống ký hiệu

Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao [ký hiệu màu trắng]

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao [ký hiệu màu đỏ]

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình [ký hiệu màu vàng]

Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp [ký hiệu màu xanh]

Phân loại theo mức độ tiếp xúc và tần suất làm vệ sinh

Bề mặt tiếp xúc thường xuyên [điểm=3]. Vệ sinh 1lần/ngày và khi cần

Bề mặt ít tiếp xúc [điểm=1]. Vệ sinh hàng tuần và khi cần

Trình tự làm sạch

Từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễm nhiều nhất

Từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên  

Từ bề mặt cao tới bề mặt thấp

Từ trong ra ngoài.

Kỹ thuật làm sạch

Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng cây gom chất thải.

Giảm thiểu khuếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau: Không dùng chổi trong khu bệnh phòng, khu văn phòng, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau, không giũ, lắc tải/giẻ khi lau.

Sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên. Không nhúng khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng giẻ lau riêng cho từng khu vực và cho từng giường bệnh.

Thay dung dịch làm sạch/khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tăng tần suất thay dung dịch tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; khi nhìn thấy đục, chất bẩn và ngay sau khi làm sạch máu/dịch cơ thể tràn trên bề mặt.

Yêu cầu chất lượng làm sạch:

Mọi bề mặt luôn sạch khi quan sát bằng mắt thường [không có bụi, vết bẩn, vết đánh dấu hoặc các chất ô nhiễm khác] và không có mùi khó chịu.

PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Quy định phân loại chất thải y tế

Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao

Chất thải giải phẫu

Chất thải nguy hại không lây nhiễm

Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng.

Chất hàn răng amalgam thải bỏ

Chất thải nguy hại khác

Chất thải y tế thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

Quy định phân loại, thu gom lưu giữ tạm thời tại các khoa phòng

Người làm phát sinh chất thải phải phân loại ngay tại nơi phát sinh theo các mã màu quy định.

Chất thải nguy hại và không nguy hại không được để lẫn với nhau trong quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ.

Mỗi loại chất thải được thu gom vào các thùng hoặc dụng cụ thu gom theo mã mầu quy định.

Thùng hoặc túi chứa chất thải không được chứa đầy quá 3/4. Khi đầy đến mức quy định, thùng sẽ được đóng kín để thu gom. Túi/thùng chứa phải được thay thế ngay sau khi thu gom. Túi nhựa không được phép dùng ghim dập để đóng kín mà phải được dùng dây buộc.

Các loại chất thải thu gom hàng ngày, với từng loại chất thải cần tính toán thời điểm thu gom phù hợp với việc phát sinh chất thải, tránh lưu lại lâu trong các khu vực.

Thời gian và tần suất thu gom theo lịch trình cố định phù hợp với lượng chất thải phát sinh tại mỗi khu vực trong cơ sở y tế. Tần suất thu gom tối thiểu mỗi ngày 1 lần hoặc thu gom ngay khi có yêu cầu.

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý sơ bộ tại nơi phát sinh trước khi thu gom, vận chuyển.

Quy định màu sắc

Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm.

Màu đen đối với bao bì, dụng cụ chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường.

Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.

Quy định về biểu tượng chỉ loại chất thải

Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.

Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.

Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.

Túi, thùng màu trắng đựng chất thải tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

a] Biểu tượng nguy hại sinh học

b] Biểu tượng chất gây độc tế bào thải

c] Biểu tượng chất phóng xạ

d] Biểu tượng chất có thể tái chế

Hình 8. Một số biểu tượng chất thải trong các cơ sở y tế

[Nguồn: Tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn - Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, 2012]

Quy định lưu giữ tạm thời tại các khoa, phòng

Chất thải y tế phát sinh tại các khoa, phòng được lưu giữ tại các phòng chứa tạm thời trước khi được thu gom và vận chuyển đến kho lưu giữ. Mỗi khoa, phòng cần bố trí nơi lưu giữ tạm thời chất thải, có đủ phương tiện để lưu giữ tập trung các chất thải theo từng loại chất thải.

Nếu không có phòng chứa tạm thời, chất thải có thể được lưu giữ tại vị trí được chỉ định gần các khoa, phòng đó nhưng cách xa khu vực bệnh nhân và lối đi chung. Có thể lưu giữ tạm thời chất thải trong các thùng chứa kín, đặt trong các khoa, phòng đó.

BẢNG KIỂM

Phụ lục 1. Bảng kiểm quy trình vệ sinh tay thường quy

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Chà 2 lòng bàn tay vào nhau

2

Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

3

Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

4

Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại [mu tay để khum khớp với lòng bàn tay]

5

Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái].

6

Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Phụ lục 2. Bảng kiểm quy trình mang khẩu trang

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm; thanh kim loại để ngang qua sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, dây chun nằm phía trong, mặt thấm tiếp xúc với người đeo, mặt không thấm nằm bên ngoài.

2

Buộc dây trên và dây dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai.

3

Dùng ngón tay của hai bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống mũi hai bên.

4

Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt.

5

Kiểm tra hít vào xem không khí có được lọc qua khẩu trang hay không và thở ra xem có khí thoát ra ngoài qua các khe hở không. Nếu mang kính mà kính bị mờ là dấu hiệu mang khẩu trang chưa đúng kỹ thuật.

Phụ lục 3. Bảng kiểm quy trình mang găng

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Vệ sinh tay

2

Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay

3

Mở hộp [bao] đựng găng

4

Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ tay để mang cho tay kia

5

Chỉnh lại găng cho khít bàn tay

Chú ý: Găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc người bệnh.

Trong quá trình mang găng vô khuẩn, không được đụng vào mặt ngoài găng.

Phụ lục 4. Bảng kiểm vệ sinh bề mặt khoa phòng

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

Mang phương tiện PHCN, chuẩn bị đủ phương tiện VSMT bề mặt, đặt biển báo theo đúng quy định.

2

Pha hóa chất làm sạch và khử khuẩn môi trường theo đúng hướng dẫn về nồng độ và cách pha.

3

Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

4

Thu dọn đồ đạc, loại bỏ những đồ vật không cần thiết, đã hỏng trong phòng bệnh ra khỏi buồng bệnh.

5

Lau/quét ẩm cho sạch bụi và hốt sạch chất thải, chú ý các góc ở dưới gầm giường, bàn, ghế…

6

Đối với khu vực không lây nhiễm

Lau lần 1 với chất tẩy rửa làm sạch [xà phòng].

Lau lần 2 với nước sạch và để khô.

Đối với khu vực lây nhiễm

Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch [xà phòng].

Lau lần 2 với nước sạch.

Lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn [đã được pha theo đúng quy định trước mỗi ca làm việc].

7

Kê lại đồ đạc đã dịch chuyển trong quá trình vệ sinh vào đúng chỗ.

8

Thu dọn, đưa dụng cụ, chất thải ra khỏi phòng.

9

Tháo găng tay và rửa tay.

Phụ lục 5. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật khi bắt đầu ngày làm việc

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

VST, mang PTPHCN theo quy định.

2

Chuẩn bị phương tiện vệ sinh, pha dung dịch vệ sinh bề mặt và dung dịch khử khuẩn môi trường theo nồng độ và tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất.

3

Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

4

Vệ sinh bề mặt máy móc: Sử dụng khăn lau khô, sạch, thấm dung dịch khử khuẩn môi trường để lau bề mặt môi trường buồng phẫu thuật khi nhìn thấy vết bẩn hoặc bụi trên tường, đèn mổ hoặc đèn thủ thuật, các bề mặt máy móc, đồ nội thất trong phòng.

5

Vệ sinh bề mặt sàn khu phẫu thuật: Sử dụng tải lau khô, sạch, thấm dung dịch khử khuẩn để lau nền. Kỹ thuật lau sàn: chia đôi sàn, lau theo đường zích zắc, đường lau sau không trùng với đường lau trước.

Thay tải lau cho mỗi diện tích sàn khoảng 10m2.

6

Dọn dẹp dụng cụ vệ sinh, để gọn đồ dùng. Tháo găng tay, bỏ vào thùng chứa chất thải y tế lây nhiễm và rửa tay.

Phụ lục 6. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật giữa hai ca phẫu thuật

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

VST, mang PTPHCN theo quy định.

2

Chuẩn bị phương tiện vệ sinh, pha dung dịch theo nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất.

3

Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

4

Xử lý vết máu, dịch vấy đổ bằng khăn giấy thấm khô sau đó đổ dung dịch khử khuẩn có nồng độ khuyến cáo, phủ khăn thấm dung dịch khử khuẩn theo nồng độ trên giữ trong ít nhất vòng 10 phút trước khi tiếp tục làm vệ sinh theo quy trình.

5

Gom toàn bộ đồ vải bẩn cho vào túi đựng đồ vải, không để đồ vải bẩn lẫn với đồ vải lây nhiễm.

6

Đổ dịch, làm sạch bên trong và bên ngoài bình hút bằng dung dịch khử khuẩn hoặc thay bình hút mới. Thay găng tay mới nếu tiếp tục nhiệm vụ.

7

Vệ sinh bề mặt máy móc trang thiết bị bằng sử dụng khăn lau có màu sắc theo quy định.

8

Đẩy máy móc, trang thiết bị đã được vệ sinh bề mặt sang hai bên để khoảng trống ở giữa cho vệ sinh sàn buồng phẫu thuật.

9

Vệ sinh bề tường, sàn buồng phẫu thuật, bề mặt sàn ít nhất 2 lần.

10

Sắp xếp lại bàn mổ, máy, dụng cụ trong phòng ngăn nắp, gọn gàng

11

Dùng túi nilon mới lót thùng đựng chất thải

12

Tháo găng tay bỏ vào túi/thùng chất thải y tế theo quy định, rửa tay và làm khô tay.

Phụ lục 7. Bảng kiểm vệ sinh buồng phẫu thuật khi kết thúc ngày làm việc

TT

Nội dung

Mức độ

Đạt

Không đạt

Ghi chú

1

VST, mang PTPHCN theo quy định.

2

Chuẩn bị phương tiện vệ sinh, pha dung dịch theo nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất.

3

Đặt biển báo “Sàn ướt” ở cửa ra vào.

4

Xử lý vết máu, dịch vấy đổ bằng khăn giấy thấm khô sau đó đổ dung dịch khử khuẩn có nồng độ khuyến cáo, phủ khăn thấm dung dịch khử khuẩn theo nồng độ trên giữ trong ít nhất vòng 10 phút trước khi tiếp tục làm vệ sinh theo quy trình.

5

Thu, gom chất thải vương vãi trên sàn buồng phẫu thuật bằng cây lau ẩm vào túi/thùng chất thải y tế. Gom toàn bộ đồ vải bẩn cho vào túi đựng đồ vải, không để đồ vải bẩn lẫn với đồ vải lây nhiễm.

6

Đổ dịch, làm sạch bên trong và bên ngoài bình hút bằng dung dịch khử khuẩn hoặc thay bình hút mới. Bỏ găng cũ và đi găng tay mới nếu tiếp tục nhiệm vụ.

7

Vệ sinh bề mặt máy móc trang thiết bị bằng sử dụng khăn lau có màu sắc theo quy định.

8

Đẩy máy móc, trang thiết bị đã được vệ sinh bề mặt sang một bên [trừ bàn mổ] để khoảng trống ở giữa cho vệ sinh sàn buồng phẫu thuật.

9

Vệ sinh bề tường, sàn buồng phẫu thuật, bề mặt sàn ít nhất 2 lần.

10

Sắp xếp lại bàn mổ, máy, dụng cụ trong phòng ngăn nắp, gọn gàng

11

Dùng túi nilon mới lót thùng đựng chất thải

12

Tháo găng tay bỏ vào túi/thùng chất thải y tế theo quy định, rửa tay và làm khô tay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

//www.cdc.gov/hai/data/index.html

Bộ Y tế. Hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám chữa bệnh theo TT số 16/2018/TT-BYT.

Bộ Y tế. Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.

Bộ Y tế. Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 26 tháng 9 năm 2012.

Bộ Ytế. Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.

Bộ Y tế. Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 26 tháng 9 năm 2012.

Bộ Y tế. Hướng dẫn xử lý dụng cụ phẫu thuật nội soi và xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.

Bộ Y tế. Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám chữa bệnh. Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.

Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên Môi trường. Quy định về quản lý chất thải y tế. TTLT số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Chủ Đề