Hướng dẫn thực hiện Điều 32 Điều lệ Đảng

.

Cập nhật lúc: 05:45, 22/05/2020 [GMT+7]

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều 32 Điều lệ Đảng, từ năm 2015 đến hết năm 2019, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đã chú trọng công tác kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới. 

Trong 5 năm qua, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối tiến hành kiểm tra 2/5 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, bằng 40% so với kế hoạch nhiệm kỳ đề ra. Nội dung kiểm tra tập trung việc lãnh đạo cơ quan và cán bộ, công chức có liên quan thực hiện những kiến nghị theo Kết luận số 495/KL-SNV ngày 18/6/2012 của Sở Nội vụ Lâm Đồng; việc cấp ủy tham gia ý kiến lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, nhận xét, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm cán bộ; việc lãnh đạo quy hoạch cấp ủy chi bộ, nhiệm kỳ 2015-2017; việc ban hành và tổ chức thực hiện quy chế làm việc của chi bộ; lãnh đạo việc phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Qua kiểm tra, có 1 chi bộ vi phạm khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật do những khuyết điểm vi phạm có nguyên nhân khách quan là chi bộ mới thành lập, bí thư chi bộ - người đứng đầu cơ quan chủ yếu tập trung lãnh đạo công tác chuyên môn, làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng của chi bộ. Do đó, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối đề nghị chi bộ nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và khắc phục hạn chế.

Đối với kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, từ năm 2015 đến cuối năm 2019, ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra 6 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối kiểm tra 5/7 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Nội dung kiểm tra về những điều đảng viên không được làm; báo cáo, kê khai lý lịch không trung thực, có dấu hiệu vi phạm về văn bằng, chứng chỉ; có dấu hiệu vi phạm nhiệm vụ thứ 4 của người đảng viên, cụ thể là tinh thần tự phê bình, trung thực với Đảng; vi phạm trong huy động vốn của tổ chức và cá nhân; có dấu hiệu vi phạm việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; vai trò là bí thư chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quy chế làm việc... Qua kiểm tra 5 đảng viên, đã thi hành kỷ luật 3/5 đồng chí; 2/5 chưa đến mức phải thi hành kỷ luật, chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm; Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối thi hành kỷ luật cảnh cáo 2 đảng viên, khiển trách 1 đảng viên. 

Cùng với kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Đảng ủy Khối chú trọng công tác kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật. Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra được 262 tổ chức đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, tăng 91 tổ chức đảng so với nhiệm kỳ trước. Kết quả có 262 tổ chức có chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra. Đối với việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối kiểm tra 10 tổ chức đảng. Qua kiểm tra kết luận 9 tổ chức đảng làm tốt công tác thi hành kỷ luật, 1 tổ chức đảng chưa làm tốt bởi đảng viên đã thi hành kỷ luật về mặt chính quyền nhưng khi chi bộ bỏ phiếu không đủ số phiếu thi hành kỷ luật đảng viên. Về hình thức kỷ luật đối với 10 đảng viên là không thay đổi nhưng đối với 1 trường hợp nêu trên do thời gian thi hành kỷ luật về mặt chính quyền đã chấp hành hết 1 năm nên không xem xét kỷ luật về mặt Đảng nữa...

Tuy đạt kết quả tích cực, song công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm cần sớm có biện pháp kiên quyết khắc phục. Biểu hiện: Đối với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối, sau đại hội Đảng các cấp, việc mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các tổ chức cơ sở đảng chưa kịp thời; thực hiện một số chỉ tiêu do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giao so với chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa chưa đạt. Đối với ủy ban kiểm tra các Đảng ủy cơ sở, việc nắm thông tin và phát hiện dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên còn nhiều lúng túng. Đa số ủy ban kiểm tra các Đảng ủy cơ sở chưa thực hiện được nhiệm vụ này. Một số ủy ban kiểm tra chưa kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát; tình hình thu nộp Đảng phí và sử dụng nguồn tài chính Đảng. Một số nơi không mở sổ họp, không duy trì chế độ sinh hoạt theo quy chế; việc tham mưu cho cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát bị động, lúng túng. Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát nên chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, giám sát chưa cao. Đối với một số chi bộ thực hiện kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, trong phê bình, tính chiến đấu chưa cao, còn nể nang, ngại va chạm nên tác dụng sau kiểm tra hạn chế. Phương pháp kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng của một số tổ chức đảng thực hiện chưa đầy đủ các bước theo quy định; nội dung kiểm tra dàn trải. Việc thực hiện công tác giám sát ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa thực hiện được. Đối với những tổ chức cơ sở đảng đã thực hiện được nhiệm vụ này nhưng vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao. Đáng lưu ý là trong xem xét thi hành kỷ luật còn một số cấp ủy nể nang, ngại va chạm, ngại đấu tranh, hình thức xử lý không tương xứng với nội dung vi phạm.

LAN HỒ

Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW, ngày 21/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

  • Trích yếu: Thực hiện một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
  • Số hiệu: 01-HD/UBKTTW
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Lĩnh vực: Nội chính - Pháp luật
  • Ngày ban hành: 21/11/2016
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2016
  • Cơ quan BH: Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Người ký: Trần Quốc Vượng
  • Đính kèm:

Nội dung:

BAN CHP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 01-HD/UBKTTW

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016

HƯỚNG DẪN

Thực hiện một số Điều trong Quy định số 30-QĐ/TWthi hành Chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng

về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

------

- Căn cứĐiềulệ Đảng;

- Căn cứ Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hànhĐiềulệ Đảng;

- Căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIIIĐiềulệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷluậtcủa Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc củaỦy banKiểm tra Trung ươngkhóaXII;

Ủy banKiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một sốĐiềutrong Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và ChươngVIII Điềulệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷluậtcủa Đảng, như sau:

ĐIỀU 30

*Tiết 1.2.1, Điểm 1.2, Khoản 1: Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

"c] Chủ trì giải quyết tcáo theo quy định của Bộ Chính trị hoặc cấpủycùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viêncán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấpủycùng cấp quản có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.”

Cơ quan tham mưu, giúp việc của cấpủychủ trì giải quyết hoặc tham mưu cho ban thường vụ cấpủy, cấpủygiải quyết tố cáo theo Quy định 210-QĐ/TW, ngày 8-11-2013 của Bộ Chính trị về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý hoặc quy định của cấpủycùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện cấpủyquản lý.

*Tiết 2.2.2, Điểm 2.2, Khoản 2: Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi thật sự cần thiết

- Tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm ở các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, quantrọng hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủyquản lý đảng viên, tổ chức đảng đó quyết địnhkiểmtra khi có dấu hiệu vi phạm.

- Chi bộ có thẩm quyền kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao, nhiệm vụ đảng viên [trừ nhiệm vụ cấp trên giao] và dấu hiệu vi phạm về đạo đức, lối sống.

*Tiết 2.3.4, Điểm 2.3, Khoản 2: Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên

- Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên; chi bộ có chiủy, có đảng viên hoạt động phân tán thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.

- Chi bộ không giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao [trừ khi đượcủyquyền].

ĐIỀU 31

*Khoản 2: Các thành viên ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý

- "Ngoài việc thay đổi chủ nhiệmy bankiểm tra như quy định củaĐiềulệ Đảng, khi thay đi phó chủ nhiệm hoặcủyviêny bankiểm tra thì cấpủyhoặc ban thường vụ cấpủycấp dưới phải traođi vớiy bankiểmtracấp trên trực tiếp trước khi thực hiện”.

Việc trao đổi thực hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản,Ủy bankiểm tra cấp trên trực tiếp phải có văn bảntrả lời. Nếu quá thời hạn trên mà khôngtrả lời thì coi như đã đồng ý.

ĐIỀU 32:Ủy bankiểm tra các cấp có nhiệmvụ

*Điểm 1.3, Khoản 1: Thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

- Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểmtra bị tố cáo thì thường trựcủy bankiểm tra hoặcủy bankiểm tra xem xét, quyết định kết hợp đưa nội dung tố cáo thành một nội dung kiểm trabổ sungvà báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra [đối với kiểm tra chấp hành của ban thường vụ cấpủy, cấpủycũng thực hiện tương tự như trên].

- Nộidung thông báo cho người tố cáo về kết quả giải quyết tố cáo được trích trong kết luận kiểm tra [chỉ những nội dung tố cáo đã được kết luận] của tổ chức đảng có thẩm quyền.

* Nộidung giám sát đốivớitổ chức đảng

-Tiết 3.1.1, Điểm 3.1, Khoản 3: “Việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

+ Qua giám sát, nếu thấy văn bản códấu hiệu sai trái,ủy bankiểm tra phải tiến hành kiểm tra, thẩm định, đánh giá các văn bản đó; báo cáo cấp có thẩm quyền yêucầu tổ chức đảng, đảng viên đã ban hành các văn bản đó hủybỏ hoặc sửa đổi, thay thế bằng văn bản khác.

+Ủy bankiểm tra yêu cầu kiểmđiểm, làm rõ và xử lý trách nhiệm tổ chức đảng và đảng viên có liên quan đến việc ban hành văn bản sai trái.

*Tiết 5.1.1, Điểm 5.1, Khoản 5: Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

- "Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tốcáo thì tổ chức đảng giải quyết tốcáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đedọa, ép buộc, mua chuộc.”

+ Người tố cáo nhận thấy việc tố cáo không đúng hoặc không cònphù hợpthì có thể xin rút một, một số nội dung tố cáo hoặc rút đơn tố cáo.

+ Tổ chc đảng nhận thấy người tố cáo tự nguyện xin rút một hoặc một số nội dung tố cáo hay rút đơn tố cáo, nếu có cơ sở thì chấp nhận cho kết thúc giải quyết một phần nội dung tố cáo hoặc toàn bộ đơn tố cáo [phải lập biên bản có ký xác nhận của người tố cáo].

Trường hợp ngưi tố cáo xin rút đơn tố cáo, song nếu thấy nội dung tố cáo có căn cứ, cơ sở thì tổ chức đảng nghiên cứu, xem xét kết hp với nguồn thông tin khác để phục vụ cho công tác kiểm tra.

+ Trường hợp có cơ sở khẳng định ngưi tố cáo bị ép buộc, đe dọa, mua chuộc thìtổ chức đảng có thẩm quyền tiếp tục giải quyết tố cáo và phải có biện pháp hoặc yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tố cáo.

+ Trong quá trình giải quyết, nếu phát hiện người tố cáo bị mua chuộc, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định kiểm tra hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với người tố cáo bị mua chuộc và người mua chuộc.

+ Trong quátrình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện đối tượng bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì chuyển sang thực hiện theo quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm [có thể bổ sung thành viên đoàn hoặc quyết định lập đoàn kiểm tra mới], đưa nội dung tố cáo thành nội dung kiểmtra vào báo cáo chung.

- “Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tố cáo nhiềulần có dụngýxu phải được xem xét, xửnghiêm theo quy định của Đng và Nhà nước”.

Trường hợpđã thuyết phục, giáo dục và có biện pháp ngăn chặn nhưng người tố cáo không chấp hành, vẫn cố tình vi phạm thì xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng hoặc đề nghị cơ quan phápluậtxem xét, xử lý.

- “Sau khi giải quyết xong, phảithông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp”

Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức trực tiếp [bằng miệng], trường hợp cn thiết thì thông báo bằng văn bản.

-Về đơn tố cáo không giảiquyết:

+ Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng rõ địa chỉ, rõ đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình, nếu có căn cứ thì kết hp với các nguồn thông tin khác để phục vụ cho công tác kiểm tra.

+ Tổ chức đảng phải thông báo cho người tố cáo biết lý do đơn tố cáo [có tên] nhưng không giải quyết và làm thủ tục kết thúc việc giải quyết tố cáo theo quy định.

*Tiết 5.2.2, Điểm 5.2, Khoản 5: Phạm vi giải quyết khiếu nại

- “Giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷluậttrong quyết định kỷluậtvà về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thihành kỷluậtmà đảng viên bị kỷluậtcó khiếu nại.”

+ Chỉ giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷluật, về nguyên tắc, thủ tục, quy trình và thẩm quyền thi hành kỷluật; cáctrường hợp khiếu nại không thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì tổ chức đảng chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

+ Khi giải quyết khiếu nại phải xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tìnhtiếttăng nặng hoặc giảm nhẹ so với hình thức kỷluậtđã quyết định để biểu quyết không bị phân tán.

+ Nếu thấy việc kỷluậtkhông đúng thẩm quyền thìtổ chức đảng giải quyết khiếu nại yêucầu tổ chức đảng đã quyết định kỷluậthủy bỏ quyết định kỷluậtvà đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷluậttheo quy định.

+Trường hợpvừa khiếu nại, vừa tố cáo thì tổ chức đảng chỉ giải quyết nội dung khiếu nạihướng dẫn người khiếu nại thực hiện quyền tố cáo theo quy định.

+ Trong quá trình giải quyết, nếu đảng viên tự nguyện xin rút đơn khiếu nại thì tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét cho rút đơn khiếu nại và kết thúc việc giải quyết [phải lập biên bản có ký xác nhận của người khiếu nại].

+ Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi công bố quyết định kỷluậthoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷluật, tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷluậtchưa thực hiện chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên đó [nếu phát sinh yêu cầu chuyển sinh hoạt đảng].

- Các trường hợp khiếunại không giải quyết:

+ Quá thời hạn khiếu nại theo quy định, là quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷluậthoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷluật[đối với chibộ thì kể từ ngày công bố kết quả bỏ phiếu quyết định kỷluật].

- Khiếu nại khi chưa nhận được quyết định kỷluậthoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷluật, là khiếu nại khi quyết định kỷluậtchưa được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố theo quy định.

+ Tổ chức đảng phải thông báo cho đảng viên bị kỷluậtbiết lý do đơn khiếu nại không giải quyết.

ĐIỀU 35

*Khoản 1: Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời

- “Đảng viên sau khichuyển sinh hoạt đảng sang tchức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷluậtở nơi sinh hoạt đảng trưc đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việc kiểm tra, xem xét xử lýkỷluậtđối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổchức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó.”

+ Tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay là tổ chức đảng cấp trên trực tiếp có thẩm quyền xem xét, xử lý các trường hợp nêu trên.

+ Nếu nội dung tố cáo đảng viên vi phạm ở cả tổ chức đảng đã sinh hoạt trước đây và tổ chức đảng hiện đang sinh hoạt thìtùytheo nội dung vi phạm, tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đảng đó có thể xem xét, giải quyết hoặc ủy quyền cho tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó giải quyết.

+ Việc kiểmtra, xem xétxử lý kỷluậtđảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng đang quản lý đảng viên; việc tiến hành kiểmđiểmđảng viên ở tổ chức đảng nào do tổ chức đảng tiến hành kiểm tra quyết định.

+ Đảng viên sau khi kết nạp Đảng bị phát hiện hoặc bị tố cáo vi phạm trước khi kết nạp thì tổ chức đảng quản lý đảng viên đó kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

ĐIỀU36: Thẩm quyền thi hành kỷluậtđảng viên vi phạm

*Khoản 1: Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ [kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý] vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên [trừ nhiệm vụ do cấp trên giao]

- Nhiệm vụ cấp trên giao là công việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo, thủ trưởng cấp trên có thẩm quyền giao trực tiếp cho đảng viên không thuộc nhiệm vụ chuyên môn được giao và nhiệm vụ do chi bộ giao thường xuyên [theo quy chế làm việc hoặc theo chức trách, nhiệm vụ đã quy định].

- Nếu phát hiện đảng viên vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên kiểm tra, xem xét.

ĐIỀU 38

*Khoản 1: Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định

- “Việc biểu quyết đề nghị kỷluậthoặc biểu quyết quyết định kỷluậtphải bằng phiếu kín. Sau khixem xét, kết luận tổchức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thihành kỷluậtthì tổchức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷluậtcụ thể bằngphiếu kín.

Trường hợpkết quảbiểu quyết quyết định các hình thức kỷluậtcụ thể mà không cóhình thức kỷluậtnào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷluậtcao nhất xuống đến hình thức kỷluật liền kề thấp hơn đến hình thức kỷluậtnào mà kết quả cóđủ đa sốphiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷluậtđó để quyết định.”

+ Trước khi biểu quyết quyết định kỷluậthoặc biểu quyết đề nghị kỷluật, tổ chức đảng phải thảo luận kỹ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tìnhtiếttăng nặng hoặc giảm nhẹ, xác định rõ hình thức kỷluậtđể bỏ phiếu biểu quyết cho tập trung, không bị phân tán.

+ Việc biểu quyết quyết định kỷluậthay biểu quyết đề nghị kỷluậtchỉ thực hiện mộtlần trong cùng một phiếu [có mẫu phiếu kèm theo].

+Việc cộng dồn phiếu chỉ thực hiện đối với việc biểu quyết quyết định hình thức kỷluậtvà biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷluậtđảng [khi phiếu phân tán, không có hình thức kỷluậtcụ thể nào có đủ đa số phiếu theo quy định]; trường hợp đãcộng dồn phiếu nhưng không có hình thức kỷluậtnào đủ đa số phiếu theo quy định thì tổ chức đảng báo cáotổ chứcđảng có thẩm quyền cấp trên xem xét; không cộng dồn phiếu đối với việc biểu quyết đề nghị hình thức kỷluật

*Khoản 2: Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó

Ngoàitrường hợptrên, tổ chức đảng ban hành quyết định kỷluậtkhông đúngthẩm quyềnthìcấpủyhoặcủy bankiểmtra cấp trên trực tiếp yêu cầu tổ chức đảng đó ban hành quyết định thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định kỷluậtkhông đúng thẩm quyền trước khi trực tiếp xem xét, kỷluật; nếu do lỗi chủ quan phải xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và người đứng đầu tổ chức đảng đó.

ĐIỀU 39

*Khoản 7: Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

- Một tháng được tính là 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷluậthoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷluật[căn cứ vào ngày ghi biên bản quyết định được công bố hoặc ngày công bố kết quả bỏ phiếu quyết định kỷluậtcủa chi bộ].

- “Việc giải quyết khiếu nại về kỷluậtđảng được tiến hành từ đảngủycơ sở, đảngủycấp trên cơ sở,ủyban kiểm tra, ban thường vụ cấpủyhoặc cấpủytừ cấp huyện và tương đương trở lên”.

Việc giải quyết khiếu nại kỷluậtđảng thông thường được tiến hành tuần tự từ dưới lên, ban thường vụ cấpủyvà cấpủyđược quy định là một cấp giải quyết khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nạitrước hết thuộc trách nhiệm của ban thường vụ cấpủy;trường hợpthật sự cần thiết ban thường vụ cấpủybáo cáo và đề nghị cấpủytrực tiếp giải quyết khiếu nại kỷluậtđảng.

- “Đảng viêncấpủyviên các cấp, thuộc diện cấpủycấp trên quản, chibộ đã quyết định xửlýkỷluậttheo thẩm quyền, nếu có khiếu nại thì do cấpủycơ sở hoặc ban thường vụ cấp ủy quản lýđảng viên đó giải quyết khiếu nại kỷluật lần đầu”.

Đảng viên thuộc diện đảngủycơ sở quản lý bị chi bộ kỷluậtthì đảngủycơ sở là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu; đảng viên là cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp trên quản lý thì ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thìBộ Chính trị, Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trường hợpban thường vụ cấpủyhoặc cấpủyđã quyết định kỷluậtđảng viên vi phạm thìỦy bankiểm tra cấp trên trực tiếp là cấp giải quyết khiếu nại lần đầu.

*Khoản 8: Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết

Ba tháng, sáu tháng được tính là 90 ngày làm việc và 180 ngày làm việc [theo quy định của BộLuậtlao động].

ĐIỀU 40

*Khoản 1: Đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng

Trường hợpđảng viên bị tuyên phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ thì tổ chức đảng căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tìnhtiếttăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, xử lý kỷluậtcho phù hợp [kể cả khai trừ].

*Điểm 2.1, Khoản 2: Đối với chi bộ, đảng bộ bị kỷ luật giải tán, sau khi được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ đó ra quyết định lập chi bộ, đảng bộ mới

Trường hợpchi bộ, đảng ủy bị kỷluậtgiải tán mà có đảng viên đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thìtổ chứcđảng quản lý hồ sơ của đảng viên đó, trong thời hạn 30 ngày làm việc phải bàn giao đầy đủ hồsơ cho tổ chức đảng quản lý đảng viên và cấp ủy viên được chuyển đến sinh hoạt để quản lý và làm thủ tục quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng [đối với cấp ủy viên, khitổ chứcđảng bị giải tán thì không còn là cấp ủy viên của tổ chức đảng đó nữa nên không phải làm thủ tục cho cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy].

*Điểm 3.2, Khoản 3: Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật [trừ quyết định kỷ luật khai trừ], nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực

- Trong thời gian chấp hành quyết định, kỷluậthoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷluật, nếu đảng viên khiếu nại thì thời gian chấm dứt hiệu lực kỷluậtđược tính là sau một năm kể từ ngày công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷluậtcuối cùng đối với đảng viên đó.

- Một năm được tính theo tháng [đủ 12 tháng].

Hướng dẫn này được phổ biến đến chi bộ và có hiệu lực kểtừ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cấp ủy, tổ chức đảng,ủy bankiểm tra các cấp báo cáoỦy ban Kiểmtra Trung ương xem xét, quyết định.

T/M ỦY BAN KIỂM TRA
CHỦ NHIỆM

[đã ký]

Trần Quốc Vượng

----------

Mẫu: 1

HUYỆN [QUẬN]ỦY.............
-------

ĐẢNG CNG SẢN VIỆT NAM
---------------

………., ngày…..tháng…..năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

Quyết định kỷ luật đối với đồng chí…[họ và tên, chức vụ]

1- Không kỷluật ............................................................................................ □

2- Khiển trách................................................................................................ □

3- Cảnh cáo..................................................................................................

4-Cách chức[Ghi đầy đủ chức vụ khivi phạm và hiện tại của đảng viên]

- Chi ủy viên...................................................................................................

- Bí thư chi bộ................................................................................................

- Đảng ủy viên cơ sở......................................................................................

- ...................................................................................................................

-Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng......................................................

5- Khai trừ....................................................................................................

Ghi chú: Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô tương ứng

Mu: 2

HUYỆN [QUẬN]ỦY.............
ỦY BAN KIỂM TRA
-------

ĐẢNG CNG SẢN VIỆT NAM
---------------

………., ngày…..tháng…..năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

Đề nghị hình thức kỷluậtđối với đồng chí...[họ và tên,chức vụ]

1- Không kỷluật ……………………………………………………………………….. □

2- Khiển trách………………………………………………………………………….. □

3- Cảnh cáo…………………………………………………………………………….□

4-Cách chức[Ghi đầy đủ chức vụ khivi phạm và hiện tại của đảng viên]……..□

- …………………………………………………………………………………………...□

- …………………………………………………………………………………………...□

-Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng□

5- Khai trừ□

Ghi chú: -Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấuxvào ô tươngứng.

Mu: 3

HUYỆN [QUẬN]ỦY.............
-------

ĐẢNG CNG SẢN VIỆT NAM
---------------

………., ngày…..tháng…..năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

Quyết định giải quyết khiếu nại kỷluậtđảng đối với đồng chí...[họ và tên, chức vụ]

1- Giữ nguyên hình thức kỷluật: Cách chức chiủyviên□

2- Xóa hình thức kỷluật □

3- Thayđổi hình thức kỷluật:

+ Khiển trách

+ Cảnh cáo

+ Khai trừ

Ghi chú: Đồng chí đồng ýtrường hợp nào thì đánh dấuxvào ô tương ứng.

Video liên quan

Chủ Đề