Huyện Mèo Vạc có bao nhiêu thôn?

Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm triển khai xây dựng thành công nông thôn mới, huyện Mèo Vạc đã đề ra giải pháp trong giai đoạn từ 2010 – 2015 là hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể về qui tụ dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí Quốc gia và các tiêu chí bổ sung của tỉnh về nông thôn mới.

Một trong những giải pháp đưa ra là cần ưu tiên xây dựng đường giao thông liên thôn và giao thông nông thôn loại B; hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm. Huyện chủ động giao cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm triển khai và thực hiện, thu hút các nguồn đầu tư vào địa bàn huyện. Bên cạnh đó, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch, gắn qui tụ dân cư với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ an ninh trật tự, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Toàn huyện phấn đấu đến năm 2015 có 15% số thôn bản đạt tiêu chí nông thôn mới [tương đương 27 thôn bản], 12% số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới gồm: thị trấn Mèo Vạc và xã Tả Lủng. Đây là các địa phương thuận lợi về đường giao thông, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nổi trội hơn so với các địa phương khác. Huyện tiến hành qui hoạch bố trí, sắp xếp lại 556 hộ dân cư đang sinh sống ở vùng có nguy cơ bị thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, vùng xung yếu và các vùng dân cư sống rải rác, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra [chủ yếu là sạt đất và lở núi], không để các hộ dân làm nhà phân tán không theo qui hoạch theo cụm và khu dân cư. Qua đó, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Thực hiện bố trí dân cư có trọng điểm, đi đôi với phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gắn với qui tụ dân cư, huyện Mèo Vạc xác định: Cần đa dạng hoá các nguồn vốn huy động nhằm triển khai thực hiện có trọng điểm và hiệu quả; chủ yếu dựa vào nguồn lực của các chương trình như Nghị quyết 30a, Quyết định 193, Quyết định 167/TTg…; phát huy nội lực, tuyên truyền nhân dân tham gia đóng góp mở đường dân sinh, tham gia hiến đất để làm đường nội thôn và xây dựng các công trình phúc lợi. Phân rõ đối tượng và mức hỗ trợ từ ngân sách đối với các chương trình, dự án. Phân cấp tối đa cho các xã, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia thực hiện và hưởng lợi từ dự án, đồng thời cần có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên trách để quản lý và triển khai chương trình qui tụ dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của huyện Mèo Vạc.

Mèo Vạc có bao nhiêu dân tộc? Mèo Vạc là một huyện miền núi cao thuộc tỉnh Hà Giang. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo mở ra cơ hội phát triển du lịch. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về huyện núi Mèo Vạc.

Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Mèo Vạc

Huyện Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 164km. Là huyện nằm trong địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Mèo Vạc tiếp giáp với Cao Bằng, Trung Quốc và các huyện khác thuộc Hà Giang.

Mèo Vạc là một huyện núi cao của Hà Giang

Huyện Mèo Vạc trước đây là xã Mèo Vạc thuộc huyện Đồng Văn cũ. Ngày 15/12/1962, tại Quyết định số 21/1962/QĐ – CP đã chia tách huyện Đồng Văn thành 3 huyện, bao gồm: Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Như vậy, về mặt Nhà nước, huyện Mèo Vạc được thành lập chính thức ngày 15/12/1962.

Đến nay, huyện Mèo Vạc đã trải qua hơn 50 năm thành lập và trải qua nhiều lần thay đổi tên và địa giới hành chính các xã. Ngày 20/08/1999 theo Quyết định số 74/1999/QĐ – CP của Chính phủ đã phê chuẩn thành lập thị trấn Mèo Vạc và tháng 10/2005 xã Niêm Tòng được thành lập mới. Đến nay toàn huyện Mèo Vạc đã có 01 thị trấn và 17 xã.

Mèo Vạc có bao nhiêu dân tộc?

Toàn huyện Mèo Vạc có tất cả 18 xã, và 1 thị trấn cùng 199 thôn bản, tổ dân phố với 14.627 hộ, 77.023 người. Chúng ta thường có suy nghĩ những tỉnh vùng sâu xa giáp biên giới như Mèo Vạc thường là nơi tập trung của các đồng bào dân tộc khác nhau, nhưng không hề biết chính xác Mèo Vạc có bao nhiêu dân tộc?

Mèo Vạc có 17 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Nếu ai đã từng ghé thăm Mèo Vạc sẽ bắt gặp rất nhiều người Mông. Các dân tộc này sinh sống và phân bố rải rác trên các sườn núi hoặc các thung lũng, quần tụ theo dân tộc, dòng họ. Mật độ phân bố dân cư hơn 114 người/km2.

Mèo Vạc có bao nhiêu dân tộc?

Trải nghiệm mới ở huyện cao Mèo Vạc

Mỗi một dân tộc ở Mèo Vạc đều có nguồn gốc từ rất lâu, họ mang những nét văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, với sự hòa thuận và gắn kết họ đã cùng nhau xây dựng một nền văn hóa chung lâu đời. Có thể kể đến một số nét văn hóa trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc nơi đây như: Chợ tình Khâu Vai, một số làn điệu dân ca, múa hát truyền thống của người Lô Lô, người Mông, các món ăn truyền thống…

Bên cạnh được tham gia vào các nét văn hóa độc đáo, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng những phong cảnh thiên nhiên độc đáo với những dãy núi đá tai mèo, đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ, cung đường đèo uốn lượn, những cánh đồng hoa tam giác mạch đầy thơ mộng…

Tìm đến với Mèo Vạc, du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ biết được Mèo Vạc có bao nhiêu dân tộc và những nét văn hóa độc đáo, những cảnh sắc thu hút nhất ở Mèo Vạc. Hãy lên kế hoạch cho một chuyến chinh phục Mèo Vạc Hà Giang ngay thôi nào!

huyện Mèo Vạc Hà Giang có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Mèo Vạc có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mèo Vạc [huyện lỵ] và 17 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái.

huyện Mèo Vạc cao bao nhiêu?

Mèo Vạc nằm trên vùng cao núi đá, đặc trưng cho địa hình cacxtơ, độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Có đỉnh Mã Pì Lèng cao hơn 1.500m và sông Nho Quế, sông Gâm chảy qua.

Mèo Vạc có dân tộc gì?

Toàn huyện Mèo Vạc có hơn 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 78%. Đây là dân tộc có bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng Cao nguyên đá. Người Mông ở Mèo Vạc có tiếng nói và chữ viết riêng.

Mèo Vạc cao bao nhiêu so với mực nước biển?

Huyện Mèo Vạc có độ cao từ 1000-1500m so với mực nước biển, có 90% diện tích là núi đá và có tới 90% dân số là người Mông.

Chủ Đề