Kế toán quản trị trong ngân hàng thương mại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-----—
–

-----

TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG NGHIỆP VỤ TÍN
DỤNG TẠI VIETTINBANK

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Loan
Người thực hiện: Nhóm 4
Lớp: caohoc11b2

Năm 2011

0

DANH SÁCH NHÓM
-----—
– ----1. DỊP LỆ HỒNG
2. NGUYỄN KHÁNH TOÀN
3. NGUYỄN NGỌC THIÊN HƯƠNG
4. NGUYỄN THÀNH AN
5. NGUYỄN THỊ NHẬT LINH
6. NGUYỄN THỊ THU HỒNG
7. NGUYỄN THỊ THÙY LINH
8. NGUYỄN TRẦN NGỌC CHÂU
9. NGUYỄN VŨ NHẬT TIẾN
10. PHẠM THỊ BÍCH XÂY

1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
-----—
– ----...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Ngày
tháng
năm 2011
Giảng viên ký tên

2

MỤC LỤC
-----—
– ----Mục lục:

Trang

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................4
NỘI DUNG......................................................................................................................6
Phần 1.
1.1.

Lý luận chung về kế toán quản trị..........................................................6
Nội dung cơ bản của kế toán quản trị.........................................................6

1.1.1.

Khái niệm................................................................................................6

1.1.2.

Đặc điểm.................................................................................................6

1.2.

Vai trò của kế toán quản trị trong ngân hàng.............................................7

1.2.1.

Lập kế hoạch...........................................................................................7

1.2.2.

Tổ chức và điều hành..............................................................................7

1.2.3.

Kiểm soát................................................................................................8

1.2.4.

Đánh giá..................................................................................................8

Phần 2. Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín dụng
tại Viettinbank.............................................................................................................9
2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín
dụng tại Viettinbank.................................................................................................9
2.2.

Vài nét về kế toán quản trị tại Viettinbank................................................12

Phần 3. Vai trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại Viettinbank
qua các bước quản trị...............................................................................................12
3.1.

Lập kế hoạch...............................................................................................13

3.1.1.

Kế hoạch của nhà quản lý....................................................................13

3.1.2.

Kế hoạch của kế toán quản trị..............................................................13

3.2.

Tổ chức thực hiện.......................................................................................15

3.3.

Kiểm soát......................................................................................................16

3.4.

Đánh giá.......................................................................................................17

KẾT LUẬN....................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................19

3

MỞ ĐẦU
-----—
– ----Nếu như ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, kế toán quản trị đã trở thành một
nghề với những tiêu chuẩn nghề nghiệp xác định [CMA], thì ở Việt Nam, thuật ngữ
Kế toán quản trị mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán ban hành vào
ngày 17/06/2003. So với kế toán tài chính, kế toán quản trị có tính linh hoạt về nội
dung báo cáo, độ dài thời gian kì báo cáo, thời điểm báo cáo, phạm vi báo cáo tùy
thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của nhà lãnh đạo. Vì vậy, kế toán quản trị dù là một lĩnh
vực khá mới mẻ so với kế toán tài chính, tuy nhiên vai trò của kế toán quản trị đang
dần trở thành một bộ phận quan trọng, phục vụ hiệu quả cho công tác quản trị, điều
hành doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo và không thể thiếu đối với tất cả các doanh
nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh đặc biệt là kinh doanh tiền tệ vốn rất phức tạp và đầy rủi ro cũng như chịu sự
quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, vai trò của kế toán quản trị trong
hoạt động kinh doanh của NHTM là không thể thay thế. Trong các hoạt động của
NHTM tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp nhiều nhất trong lợi
nhuận của ngân hàng nhưng đồng thời nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro
nhất, từ rủi ro lãi suất, rủi ro kì hạn, rủi ro thị trường, rủi ro chính sách đến rủi ro tác
nghiệp do năng lực yếu kém hay rủi ro đạo đức của các cán bộ tín dụng.
Ngân hàng Công thương Việt Nam [Viettinbank] là một trong những ngân hàng
thương mại hàng đầu Việt Nam với mạng lưới chi nhánh trải rộng khắp 64 tỉnh, thành
phố. Vậy, làm sao Viettinbank có thể kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của toàn hệ
thống một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro do hoạt động tín dụng gây ra
nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng? Vì vậy, nhóm
lựa chọn đề tài VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG NGHIỆP VỤ TÍN
DỤNG TẠI VIETTINBANK. Bài tiểu luận sẽ làm rõ vai trò của kế toán quản trị
trong hoạt động ngân hàng, đặc điểm hoạt động tín dụng tại Viettinbank, từ đó đi sâu
vào phân tích vai trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại Viettinbank. Với
đa số các thành viên trong nhóm là cán bộ tín dụng và công tác tại Viettinbank, nhóm
hy vọng sẽ vận dụng lý thuyết về kế toán quản trị vào thực tế quản lý hoạt động tín
4

dụng tại Viettinbank để thấy rõ vai trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại
Viettinbank.
Bố cục bài tiểu luận gồm ba phần chính
Phần 1

: Lý luận chung về kế toán quản trị

Phần 2

: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín dụng

tại Viettinbank
Phần 3

: Vai trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại

Viettinbank qua các bước quản trị

5

NỘI DUNG
-----—
– ----Phần 1.

Lý luận chung về kế toán quản trị

1.1. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm
Kế toán quản trị ngân hàng là quá trình xác định, đo lường, tổng hợp, phân tích,
soạn thảo, giải thích và thông báo các thông tin tài chính và phi tài chính cho lãnh đạo
ngân hàng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra nội bộ ngân hàng và để đảm bảo việc
sử dụng đúng đắn và có trách nhiệm đối với tài nguyên ngân hàng.
1.1.2. Đặc điểm
Nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm của kế toán quản trị, cần phân biệt rõ sự khác
biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính như sau:
Tiêu chí
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Yêu cầu của Không bắt buộc về nguyên tắc Theo khuôn mẫu và có qui định
việc thực hành thực hành và nội dung công bố.

về nguyên tắc thực hành kế toán

kế toán

đối với các chỉ tiêu tài chính
công bố nhằm đảm bảo cách
hiểu thống nhất đối với người sử

dụng thông tin.
Thông tin cung Thông tin cung cấp liên quan Kế toán tài chính cung cấp
cấp

đến từng khối, phòng, ban.

những thông tin về toàn thể

Ví dụ: Báo cáo chi phí và lợi doanh nghiệp.
nhuận của sản phẩm/ dịch vụ, Ví dụ: Báo cáo về doanh thu, chi
phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
khách hàng và hoạt động từng
phòng.
Bản chất thông Thông tin hiện tại và tương lai Báo cáo những thông tin thuộc
tin

nhằm phục vụ cho quyết định về quá khứ.
tức thời và sau này.
Ví dụ: Ngày 05.05.11 báo cáo về Ví dụ: Đầu năm 2011 sẽ báo cáo
số tiền đã giải ngân ngày lợi nhuận đã thực hiện năm
04.05.11 và dự báo nhu cầu giải 2010.
ngân cùng ngày nhằm đánh giá
sự phù hợp của chiến lược kinh
doanh và hiệu quả làm việc của
6

nhân viên.

Mức

độ Các thông tin cung cấp bởi kế Các báo cáo tài chính được thực

thường xuyên toán quản trị thường là hàng hiện hàng năm hoặc nửa năm.
của báo cáo

ngày, hàng tuần, hàng tháng về
các hoạt động từng khối, phòng,
ban.
Ví dụ: Báo cáo hàng ngày về các Ví dụ: Báo cáo tài chính ngân
loại tiền gửi huy động tại kênh hàng năm 2010 hoặc Báo cáo 6
phân phối và theo từng khu vực

tháng đầu năm.

1.2. Vai trò của kế toán quản trị trong ngân hàng
Các nhà quản trị ngân hàng sử dụng thông tin kế toán quản trị vào mục đích kiểm
soát thông qua việc tác động vào việc hình thành quyết định của các thành viên, buộc
các quyết định đó phải phù hợp với mục tiêu chung của ngân hàng. Chính vì vậy vai
trò của kế toán quản trị gắn liền chặt chẽ với các chức năng trong hoạt động quản trị
được thể hiện cụ thể như sau:
1.2.1. Lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch trong một ngân hàng liên quan đến hai vấn đề, đó là: xác định
mục tiêu của ngân hàng và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó.
Việc lập kế hoạch giúp cho nhà quản trị ngân hàng vaïch ra ñöôøng ñi cuï theå ñeán caùc
muïc tieâu chung cuûa ngân hàng, nhôø ñoù coù theå deã daøng ñieàu chænh khi hoaït ñoäng cuûa
ngân hàng ñi leäch höôùng. Kế toán quản trị trên cơ sở ghi chép, tính toán, phân tích chi
phí, doanh thu, lợi nhuận, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng dịch vụ,
lập các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn , để cung cấp thông
tin trong việc phác họa dự kiến tương lai.
1.2.2. Tổ chức và điều hành
Trong việc tổ chức, nhà quản trị ngân hàng sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất
giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực
hiện một cách thuận lợi nhất. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin về các nguồn lực
7

này trên cơ sở thống kê, so sánh, phân tích để giúp nhà quản trị có thể chọn lựa, kết
hợp các nguồn lực sao cho phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.
Bên cạnh đó, các thông tin do kế toán quản trị cung cấp liên quan đến quá trình
thực hiện kế hoạch sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng có thể điều chỉnh các nguồn lực
hiện có theo hướng sử dụng hiệu quả nhất.
1.2.3. Kiểm soát
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản trị ngân hàng phải kiểm
tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các bước
công việc cần thiết sẽ được thực hiện để đảm bảo cho từng bộ phận và cả hệ thống
ngân hàng đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị
ngân hàng sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập.
Để giúp các nhà quản trị ngân hàng thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản
trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện so với
kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các
báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị ngân
hàng biết được kế hoạch đang thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề
hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của ngân hàng về mục
tiêu xác định. Vai trò của báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho chức năng kiểm soát
biểu hiện qua:
-

Chức năng kiểm soát quản lý: thông tin trên báo cáo kế toán quản trị cũng được
dùng để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị được phân quyền trong ngân
hàng như là các chi nhánh, các phòng ban, bộ phận. Các tiêu chuẩn đánh giá kết
quả cung cấp một sự kết nối giữa chiến lược của một ngân hàng và sự thi hành
chiến lược đó bởi các đơn vị hoạt động riêng lẻ trong ngân hàng.

-

Chức năng kiểm soát hoạt động : thông tin trên báo cáo kế toán quản trị cũng là
một trong các phương tiện chính mà qua đó các nhân viên, nhà quản trị ngân
hàng nhận được thông tin phản hồi về kết quả của họ, cho phép họ học hỏi từ
quá khứ và cải thiện trong tương lai.
1.2.4. Đánh giá

Sau khi lập, thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch thì việc
đánh giá lại các quá trình trước đó có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định cuối cùng
của nhà quản trị ngân hàng. Chính vì thế, kế toán quản trị phải cung cấp các thông tin
kế toán dưới dạng tổng thể có thể đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và kịp thời
những quá trình trước đó. Nhà quản trị ngân hàng sẽ căn cứ vào các thông tin này để
so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn nhất định nhằm ra quyết định.

8

Ví dụ, nhà quản trị ngân hàng muốn ra quyết định giảm lãi suất chiết khấu đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc ngành cơ khí-điện tử thì kế toán quản
trị trong giai đoạn đánh giá phải cung cấp thông tin liên quan như bảng so sánh lãi
chiết khấu với các ngân hàng khác, kết quả triển khai thử nghiệm đối với một số doanh
nghiệp, doanh thu dự kiến sau khi giảm lãi suất so với trước đó, tỉ trọng doanh thu của
ngành cơ khí-điển tử so với tổng doanh thu sau khi giảm lãi suất để giúp nhà quản trị
ngân hàng có thể đánh giá, so sánh những lợi ích có được nếu giảm lãi suất với những
chi phí phát sinh khác, từ đó nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng ra quyết định là có
nên giảm lãi suất chiết khấu hay không.
Phần 2.
Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín dụng tại
Viettinbank
2.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín dụng
tại Viettinbank
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank] được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietinbank là một trong những
ngân hàng thương mại hàng đầu và lớn nhất của Việt Nam, có hệ thống mạng lưới gồm
trụ sở chính, 02 văn phòng đại diện, 158 Chi nhánh, hơn 700 phòng giao dịch và qũy
tiết kiệm đóng trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Vietinbank hướng đến việc quản trị theo mô hình ngân hàng hiện đại nhằm mục
đích hướng tới khách hàng, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng; đáp ứng toàn diện nhu cầu
về sản phẩm dịch vụ mang tính hội nhập và cạnh tranh; quản lý có hiệu quả và phát
triển bền vững.
Tại Vietinbank, việc quản trị dữ liệu được thực hiện tập trung. Cụ thể các dữ liệu
đầu vào sẽ được quản lý chi tiết tại các Module tương ứng [như tiền vay, tiền gửi, thẻ,
tài trợ thương mại]  tổng hợp tại GL. Các Module quan hệ mật thiết với nhau theo
mô hình dưới đây:

9

Các nhà quản trị muốn lấy các thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản trị hoặc
báo cáo, thống kê có thể truy cập các nguồn sau:
Báo cáo từ các Module nghiệp vụ [như tiền gửi, cho vay, tài trợ thương
mại, thẻ]. Đây là nguồn dữ liệu trực tiếp, cung cấp thông tin chi tiết tỉ
mỉ. Tuy nhiên chỉ có thông tin liên quan tại Module và được kết xuất
ngay sau khi cập nhật hệ thống.
Báo cáo từ hệ thống ISAPP. Đây là chương trình do trung tâm công
nghệ thông tin tự thiết kế, nguồn dữ liệu được lấy từ các Module.
ISAPP hỗ trợ cho các chi nhánh theo dõi, tính toán, thống kê dữ liệu
các chương trình có tính chất thời kỳ mà không thể thực hiện trực tiếp
trên các module [như chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ], cập
nhật số liệu vào các báo cáo định kỳ [báo cáo trích lập dự phòng rủi ro,
xếp hạng tín dụng khách hàng], tự động lấy số liệu từ các Module
giảm bớt thời gian, công sức thực hiện các báo cáo định kỳ theo mẫu
biểu của Ngân hàng nhà nước quy định
Báo cáo từ DWH [Data ware house].
Báo cáo từ DWH [Data ware house]: là hệ thống các báo cáo được Trung tâm
công nghệ thông tin đẩy về Get-in [máy chủ] của chi nhánh hàng ngày. Có thể nói đây
là cung cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị, báo cáo thống kê hàng ngày của
các chi nhánh.
Báo cáo từ DWH có tính tiện dụng cao vì:

10

Công cụ khai thác thông tin báo cáo chủ yếu dùng công cụ sẵn có của
Windows và tin học văn phòng.
Người dùng có thể chủ động khai thác thông tin và dữ liệu theo thẩm
quyền được cấp.
Trên cùng một báo cáo có thể phân tích hoạt động tổng thể của chi
nhánh đồng thời có thể phân tích chi tiết theo cán bộ phụ trách, nhóm
khách hàng, khách hàng
Một số báo cáo DWH phục vụ cho công tác quản lý tín dụng:
-

Báo cáo phân tích tín dụng chi nhánh
Phân tích chi tiết tình hình dư nợ của chi nhánh
Tham biến báo cáo: Thành phần kinh tế, ngành kinh tế, kỳ hạn, loại tiền,
nhóm nợ, ngày giải ngân đầu tiên, cán bộ phụ trách
Dữ liệu báo cáo: số món, số dư, lãi dự thu, số tiền trả nợ vừa qua

-

Báo cáo phân tích tín dụng bình quân
Phân tích diễn biến hoạt động cho vay, dư nợ cho vay bình quân, lãi suất cho
vay bình quân.
Tham biến báo cáo: kỳ hạn, sản phẩm cho vay, lãi suất cho vay, loại tiền ....
Dữ liệu báo cáo: dư nợ, lãi dự thu, lãi bình quân

-

Báo cáo cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm bằng Tài sản
Phân tích tình hình dư nợ cho vay [nợ nội bảng/ngoại bảng] theo tài sản báo
đảm .
Các tham biến: Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, loại Tài sản bảo đảm,
nguồn gốc hình thành tài sản ....
Dữ liệu báo cáo: dư nợ, dư nợ có tài sản đảm bảo/ không có tài sản đảm
bảo

-

Báo cáo tình hình thu hồi nợ xử lý rủi ro
Theo dõi tình hình thu hồi nợ xử lý rủi ro trong tháng, trong năm.
Chi tiết theo tài khoản, khách hàng.

-

Báo cáo các khoản vay đến hạn/ quá hạn
Theo dõi các khoản nợ gốc/lãi đến hạn trong vòng 10 ngày sắp tới.
Chi tiết theo tài khoản, khách hàng, cán bộ tín dụng phụ trách.

11

Ngoài ra còn các báo cáo như: báo cáo nhóm khách hàng liên quan, báo cáo hỗ
trợ lãi suất
2.2. Vài nét về kế toán quản trị tại Viettinbank
Yêu cầu chung đối với kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân
hàng Công Thương:
-

Cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý trong từng thời
điểm theo mục đích của việc quản lý. Đó có thể là các báo cáo về tổng hợp sao
kê dư nợ của Chi nhánh, chi tiết dư nợ cho vay ngắn/trung/dài hạn, đối tượng
cho vay, mục đích cho vay,

-

Cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin thực hiện, mức độ hoàn thành so với kế
hoạch, phục vụ cho việc lập kế hoạch tiếp theo, kiểm tra, điều hành và ra
quyết định;

-

Đảm bảo cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể hơn so với kế toán tài chính

-

Xác lập các nguyên tắc, phương pháp phù hợp để đảm bảo được tính so sánh
giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như giữa các thời kỳ hoạt động,
giữa dự toán và thực hiện.
Tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng theo các nội

dung:
Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán đã có sẵn theo
những nghiệp vụ, giao dịch phát sinh hàng ngày. Từ đó tiến hành tổ chức lập báo cáo
kế toán quản trị và tổ chức phân tích tình hình tín dụng tại Chi nhánh, theo yêu cầu của
nhà quản trị Ngân hàng. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của nhà quản trị, kế toán
quản trị cần chọn lọc, thống kê, tổng hợp các số liệu trong báo cáo kèm các báo cáo,
thuyết minh thêm để nêu bật được ý nghĩa của các số liệu mà mình cung cấp; nhằm
giúp đỡ các Nhà quản trị nhanh chóng tìm ra được các vấn đề chính yếu và đưa ra
những quyết định chính xác.
Các báo cáo quản trị có những yêu cầu, nội dung cụ thể như sau:
-

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung
cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ

-

Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và
đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều
hành và ra các quyết định

Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với
các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu
cầu quản lý của các cấp.
12

Phần 3.
Vai trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại Viettinbank
qua các bước quản trị
3.1. Lập kế hoạch
3.1.1. Kế hoạch của nhà quản lý
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công Thương đưa ra mục tiêu trong từng thời
kỳ, vạch ra những chiến lược, chính sách kinh doanh để đưa hoạt động của doanh
nghiệp hướng về mục tiêu đã xác định tại chi nhánh theo kế hoạch đã đề ra trong năm.
Hiện tại Ngân Hàng Nhà Nước đang yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa mức tăng
trưởng tín dụng dưới 20%/ năm và siết chặt tín dụng phi sản xuất dưới 22% kể từ
30/06/2011. Vì vậy giám đốc chi nhánh Ngân Hàng Công Thương luôn phải theo dõi
sát dư nợ tín dụng tại chi nhánh để có bước phát triển phù hợp.
Ví dụ đầu tuần nhà quản lý yêu cầu kế toán quản trị báo cáo về các hoạt động tín
dụng tại chi nhánh đến cuối tuần vừa qua. Chi tiết báo cáo liên quan đến tình hình dư
nợ tại chi nhánh để có chính sách tín dụng và quyết định trong thời gian tới để thực
hiện đúng kế hoạch phát triển tín dụng trong từng thời kỳ tại chi nhánh.
3.1.2. Kế hoạch của kế toán quản trị
Khi nhà quản trị yêu cầu thông tin về hoạt động tín dụng tại chi nhánh đến cuối
tuần vừa qua thì người làm kế toán quản trị phải cung cấp các thông tin liên quan đến
hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cho nhà
quản lý được truy xuất từ hệ thống quản lý tín dụng tại chi nhánh.
Bảng báo cáo dư nợ chi nhánh với đầy đủ các chỉ tiêu:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Chỉ tiêu
SO CIF
THANH PHAN KINH TE
NGANH KINH TE
DIA CHI KHACH HANG
CAN BO TIN DUNG
SAN PHAM TIN DUNG
NHOM MUC DICH SU DUNG VON
KY HAN
KY HAN CHI TIET
LOAI TIEN
TAI SAN DAM BAO
LAI PHAI THU
PHUONG THUC CHO VAY
SO LAN GIA HAN
TANG DU NO THEO SO CIF
TANG DU NO THEO SO ACCTNO
TRANG THAI NO
SO NGAY QUA HAN
NHOM NO THEO ACCTNO

Chi tiết báo cáo
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]

13

20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55

NHOM NO THEO CIF
NHOM NO 493
TRANG THAI TAI KHOAN
NAM GIAI NGAN
NGAY GIAI NGAN DAU TIEN
NGAY DAO HAN
NGAY DAO HAN DIEU CHINH
THANG DAO HAN
NAM DAO HAN
NGAY TRA NO VUA QUA
NGAY DEN HAN TRA NO GOC
NGAY DEN HAN TRA LAI
NGAY KHOI TAO TAI KHOAN
THANG DEN HAN TRA LAI
THANG DEN HAN TRA GOC
THANG TRA NO VUA QUA
KHACH HANG MOI- CU
TAN SUAT TRA GOC
TAN SUAT TRA LAI
TAN SUAT DIEU CHINH LAI SUAT
NGAY DIEU CHINH LAI SUAT
CHUYEN NHOM NO THU CONG
MA LAI SUAT
LAI SUAT THAM CHIEU
BIEU DO LAI SUAT
SAN LAI SUAT
TRAN LAI SUAT
MA DEALER
NGANH KINH TE
THU LAI TU DONG
NHOM KHACH HANG
QUI MO KHACH HANG [VON DIEU LE]
GIAI NGAN BANG TIEN MAT
MUC DICH SU DUNG VON
MA MUC DICH DAI HAN
CHI TIET SAN PHAM TIN DUNG

[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]

Ví dụ về bảng chi tiết thông tin vay vốn của một khách hàng tại chi nhánh:
TEN KH
CTY ABC

SO HOP DONG
TIN DUNG
00910/2010/0000780

HAN MUC
19,000,000,000

ACCTNO

LAI

226110022693

SUAT
21%

Hệ thống xuất ra báo cáo dư nợ tại chi nhánh có rất nhiều thông tin, có rất nhiều
chỉ tiêu mà hệ thống quản lý tín dụng đang lưu trữ thông tin, chi tiết của từng chỉ tiêu
cũng rất nhiều.Vì vậy người làm kế toán quản trị phải chọn lọc thông tin cần thiết để
cung cấp theo yêu cầu của nhà quản lý, thông tin cần cung cấp bao gồm:
14

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Chỉ tiêu
THANH PHAN KINH TE
NGANH KINH TE
SAN PHAM TIN DUNG
NHOM MUC DICH SU DUNG VON
KY HAN
TRANG THAI NO
NAM GIAI NGAN
NGAY GIAI NGAN DAU TIEN
NGAY DAO HAN
NGAY DAO HAN DIEU CHINH
THANG DAO HAN
NAM DAO HAN
KHACH HANG MOI- CU
NHOM KHACH HANG
QUI MO KHACH HANG [VON DIEU LE]
GIAI NGAN BANG TIEN MAT
MUC DICH SU DUNG VON
CHI TIET SAN PHAM TIN DUNG

Chi tiết báo cáo
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]
[tất cả]

Nhà quản lý dựa vào các báo cáo ngắn gọn của người làm kế toán quản trị cung
cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu mà nhà quản lý đề ra. Qua đó nhà quản lý lập
kế hoạch tín dụng phù hợp trong thời gian tới.
3.2. Tổ chức thực hiện
Đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Công thương, kế toán quản trị đóng
vai trò hết sức cần thiết do hoạt động tín dụng có quy mô lớn và khá phức tạp. Dựa
trên các báo cáo cho vay hàng ngày và tình hình thực tế, các nhà quản trị sẽ yêu cầu kế
toán quản trị thực hiện việc chiết lọc và phân tích một số chỉ tiêu cụ thể. Từ đó thực
hiện việc tổ chức liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với
nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà
quản trị giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.
Xem xét một ví dụ thực tế như sau: trong năm 2011, để đảm bảo tính an toàn
của nguồn vốn cho vay, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các Ngân hàng hạn chế và
giảm dần việc cho vay đối với mục đích kinh doanh bất động sản. Để thực hiện tốt chủ
trương này, dựa trên các báo cáo hằng ngày Hội sở chuyển cho Chi nhánh, kế toán
quản trị cần thực hiện thống kê các khoản dư nợ cho vay bất động sản, tổng hợp số
liệu và có những báo cáo cụ thể về tình hình cho vay bất động sản, chi tiết về dư nợ,
ngày đến hạn, vị trí bất động sản kinh doanh, tình trạng tài sản đảm bảo của khách
hàng. Từ đó, nhà quản trị sẽ quyết định hướng cho vay trong thời gian sắp tới đối với
15

các món vay có liên quan: các món vay nào đến hạn và sẽ được thu hồi, nên thu hồi
đối với những món vay nào, tỷ lệ cho vay lại là bao nhiêu phần trăm, Nhà quản trị
sẽ thực hiện việc việc liên kết các bộ phận nghiệp vụ: bộ phận thu hồi nợ, bộ phận
thẩm định, để thực hiện các quyết định đã đề ra.
Xét thêm một ví dụ cụ thể: Trong năm 2011, kế hoạch kinh doanh mà Chi
nhánh đề ra là thực hiện tăng trưởng vốn tín dụng ngắn hạn và giảm nguồn vốn tín
dụng trung dài hạn. Dựa trên báo cáo tổng hợp dư nợ, kế toán quản trị phải đưa ra
được các báo cụ thể hơn về vốn tín dụng ngắn, trung, dài hạn, mức độ thực hiện so với
kế hoạch. Các nhà quản trị phải thực hiện việc tổ chức phối hợp giữa các bộ phận để
thực hiện mục tiêu trên: đối với bộ phận tín dụng khuyến khích cho vay các khoản tiêu
dùng ngắn hạn, cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay các dự án
đầu tư; đối với bộ phận kế toán nguồn vốn, khuyến khích gửi tiết kiệm ngắn hạn để
đảm bảo nguồn vốn để cho vay ngắn hạn; đối với bộ phận tư vấn tìm kiếm khách hàng,
lựa chọn các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp dịch vụ có vòng quay vốn
nhanh,... Chính nhờ vào việc liên kết giữa các bộ phận như trên mà các kế hoạch được
thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả.
3.3. Kiểm soát
Trong công tác kiểm soát tín dụng vai trò của kế toán quản trị nói chung, vai trò
của các thông tin kế toán nói riêng là rất quan trọng. Dựa trên mục tiêu kế hoạch kinh
doanh đề ra cả năm, từng quý, từng tháng ,từng thời điểm cụ thể trong năm đối chiếu
với kết quả thực tiễn của hoạt đô nô g tín dụng cũng như kết hợp với dự báo diễn biến
tình hình tín dụng thời gian tới; nhà quản trị sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá từng quy
trình nghiê ôp vụ nhằm phát hiê ôn, khắc phục, hiê uô chỉnh những khó khăn, hạn chế, tiêu
cực phát sinh ảnh hưởng tới quá trình tác nghiê ôp.
Trong nhu cầu về thông tin kế toán, Ban giám đốc Ngân hàng thường quan tâm
tới nguồn thông tin xuất phát từ các báo cáo tham vấn được chiết xuất từ hê ô thống
nhâ pô liê uô trên các địa chỉ mạng nô ôi bô ô của Ngân hàng. Trong các báo cáo tham vấn
của Vietinbank thì báo cáo phân tích dư nợ chi nhánh là báo cáo cung cấp thông tin
có thể nói là khá chi tiết về các tham biến tín dụng của mô ôt chi nhánh làm căn cứ để
ban điều hành kiểm tra đối chiếu và kịp thời xử lý điều chỉnh từng khoản vay. Báo cáo
phân tích dư nợ chi nhánh có 3 vùng liên quan ứng với 3 vị trí trên màn hình của
bảng báo cáo được xuất ra dưới dạng excel : vùng tham biến, vùng chi tiết tham biến
16

và vùng dữ liê uô . Vùng tham biến bao gồm gần như tất cả các tham biến liên quan tới
mô ôt khoản vay từ thông tin về khách hàng cho tới thông tin về tài sản đảm bảo, thông
tin liên quan tới giải ngân thu nợ mà nhà quản trị quan tâm. Với tính năng pivot
table trong excel, nhà quản trị có thể thống kê và truy xuất số liê uô theo từng ngày xác
định tại chi nhánh mình để phục vụ cho viê ôc kiểm tra trực tiếp từng khoản vay. Bên
cạnh đó còn phải kể đến báo cáo diễn biến cho vay, về hình thức nó cũng có 3 phần
truy xuất trên file excel như báo cáo phân tích dư nợ chi nhánh, về nô ôi dung nó cho
phép nhà quản trị Ngân hàng phân tích tình hình cho vay bình quân trong tháng, lãi
suất cho vay bình quân của các chi nhánh trong hê ô thống Ngân hàng Công Thương.
Dựa vào nó Ban giám đốc có thể kiểm tra được diễn biến dư nợ cho vay của cả chi
nhánh theo từng yếu tố như: lãi suất, kỳ hạn, loại tiền, sản phẩm, dư nợ và lãi suất bình
quân từ đó tiến hành các biê nô pháp điều chỉnh sao cho quá trình thực hiê nô nghiê ôp vụ
phù hợp với mục tiêu của chi nhánh đă ôt ra. Viê ôc luôn có thể chủ đô ông kiểm tra số
liê ôu mô ôt cách kịp thời chính xác nhất thông qua các báo cáo là nhân tố chính trong
tiến trình kiểm soát hoạt đô nô g kinh doanh nói chung cũng như hoạt đô nô g cho vay nói
riêng diễn ra thực sự hiê ôu quả không chỉ riêng Vietinbank mà còn các ngân hàng khác
ở Viê ôt Nam đang hướng tới.
3.4. Đánh giá
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cho vấn đề ổn định tín dụng, đồng
thời đánh giá lại các khách hàng có mối quan hệ tín dụng ổn định, lâu dài, các nhà
quản lý cấp cao của VietinBank sẽ dựa vào các báo cáo phân tích dư nợ Chi nhánh, để
xem xét tổng thể tình hình tín dụng tại các Chi nhánh như thế nào về số lượng khách
hàng mới, tình hình giải ngân, tình hình trả nợ vay của khách hàng. Nhà quản lý cấp
cao có thể đánh giá được tình hình thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho Chi nhánh
trước đó như thế nào, để từ đó có thể kết hợp với ban lãnh đạo của Chi nhánh để giải
quyết các vấn đề còn tồn đọng ở Chi nhánh đó.

17

KẾT LUẬN
-----—
– ----Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đóng góp nhiều nhất trong tổng lợi nhuận của
các NHTM Việt Nam nói chung, Viettinbank nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là một
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, quản lý hoạt động tín dụng là một vấn đề
sống còn đối với ngân hàng. Tuy nhiên, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng bởi
nhiều yếu tố: quy mô ngân hàng rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều và thuộc nhiều
đối tượng khác nhau, nhu cầu vay đa dạng, các phương thức cho vay phong phú, kì
hạn trả nợ, mức lãi suất áp dụng cho từng khách hàng cũng không giống nhau. Để
quản lý hiệu quả nguồn vốn tài trợ cho khách hàng thì các nhà quản trị ngân hàng cần
có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kế toán trong việc lưu trữ, xử lý dữ liệu cũng như
vai trò dự báo, phân tích, báo cáo của kế toán quản trị nhằm đáp ứng kịp thời các yêu
cầu quản lý của nhà quản trị. Bài tiểu luận đã nêu được vai trò của kế toán quản trị
trong điều hành hoạt động ngân hàng, giới thiệu đặc điểm và yêu cầu đối với hệ thống
thông tin kế toán trong nghiệp vụ tín dụng tại Viettinbank và đi sâu vào phân tích vai
trò của kế toán quản trị trong nghiệp vụ tín dụng tại Viettinbank qua bốn bước quản trị:
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và đánh giá. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của cô và các bạn.

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----—
– ----1. Ths. Đinh Xuân Dũng, 2010, Kế toán quản trị, Học viện Bưu chính viễn Thông.
2. Ts.Nguyễn Hậu, 2010, Kế toán quản trị, Đại học Kinh tế TP HCM
3. Ts.Nguyễn Tấn Bình, 2009, Kế toán quản trị- Lý thuyết căn bản và nguyên tắc
ứng dụng trong quyết định kinh doanh
4. //www.tapchiketoan.com/

19

Video liên quan

Chủ Đề