Kết nối máy in qua mạng trên mac

Cài máy in qua mạng LAN cho Macbook cũng rất dễ thực hiện chỉ với vài bước. Nếu bạn chưa biết tiến hành thế nào thì hãy cùng tham khảo các hướng dẫn sau.

HƯỚNG DẪN CÀI MÁY IN QUA MẠNG LAN CHO MACBOOK
 

Vì trong mạng LAN có thể có nhiều máy tính và các máy tính này có thể sử dụng các hệ điều hành khác nhau nên việc cài máy in qua mạng LAN cho Macbook phải xem xét trong hệ thống mạng LAN ấy máy chủ có kết nối máy in sử dụng hệ điều hành gì, để từ đó có thể tiến hành việc cài đặt hợp lý.

Trong nội dung bài viết sau, iSolution sẽ hướng dẫn bạn cách cài máy in qua mạng LAN cho Macbook trong hệ thống có máy tính sử dụng hệ điều hành Windown bạn nhé.

Phần 1: Thao tác trên Windows

Chia sẻ máy in từ Windows

Bước 1: Khởi động Windows lên và truy cập vào Control Panel => Sau đó hãy chọn vào Network and Sharing Center => Rồi nhấn tiếp vào “Change advanced sharing settings” => Trong mục tùy chỉnh hiện lên hãy tìm đến nhóm File and print sharing => Sau đó đánh dấu vào tùy chọn Turn on… như hình bên dưới.

Bước 2: Hãy quay trở lại Control Panel và nhấn chọn Devices and Printers => Danh sách thiết bị đã và đang kết nối với máy tính bạn cần chọn vào tên máy in mình muốn chia sẻ => Sau đó chọn lệnh Printer Properties.

Bước 3: Cửa sổ mới hiển thị hãy nhấn vào tab Sharing => Rồi đánh dấu vào mục Sharing this Printer => Cùng lúc này hãy đặt tên máy in vào dòng Share name.

Kết nối với máy in trong Windows

Bước 1: Đầu tiên hãy mởi Windows Explorer hoặc File Explorer => Nhấn vào Network => Lúc này biểu tượng máy in được chia sẻ cùng mạng LAN sẽ hiển thị => Hãy đúp chuột vào biểu tượng ấy để việc cấu hình kết nối với chiếc máy in được tiến hành.

Bước 2: Trong mục Add Printer danh sách các máy in đang được chia sẻ sẽ hiển thị => Nhấn vào tên máy in mình muốn kết nối là xong.

Phần 2: Thao tác trên Macbook

Chia sẻ máy in từ Mac OS X

Bước 1: Khởi động hệ điều hành Mac OS X => Truy cập vào System Preferences => Rồi chọn Printers and Scanners => Ở tại giao diện tùy chỉnh hãy đánh dấu chọn vào mục “Share this printer on the network”.

Bước 2: Tiếp theo bạn cần nhấn vào nút Sharing Preferences rồi tiếng hành đặt tên cho máy in và đánh dấu vào tùy chọn Printer Sharing.

Kết nối với máy in trong OS X

Bước 1: Truy cập vào System Preferences => Sau đó chọn vào Printers and Scanners rồi nhấn vào nút "TestPrinter" => Sau đó chọn Add Printer or Scanner.

Bước 2: Trong giao diện mở ra tiếp theo hãy nhấn vào biểu tượng Windows => Rồi chọn vào Windows PC’s workgroup => Nhấn vào tên máy tính đang chia sẻ máy in => Chọn tên máy in đang được chia sẻ => Nhấn vào Add.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Đầu tiên là món điểm tâm, mình sẽ giải thích lí do vì sao máy in không dây được phổ biến và đang dần soán ngôi máy in có dây:

Ưu điểm:
•  Hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối: smartphone, máy tính bảng, máy tính, laptop....
•  Có thể in từ xa.
•  Không cần dây cáp kết nối.

Nhược điểm:
•  Cài đặt, kết nối máy in phức tạp.
•  Yêu cầu phải có mạng hoặc kết nối ổn định.
•  Khi bị trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thiết bị kết nối.
•  Giá thành cao hơn.

Tiếp đến là món chính và là cũng là phần quan trọng nhất mà các bạn muốn theo dõi: cài đặt máy in qua wifi cho Macbook của bạn.
Trong bài viết mình sử dụng máy in “HP LaserJet MFP M28w” làm “chuột bạch”
[Chú ý: Máy in trong bài viết đã được cài đặt mạng Wifi, bạn phải biết địa chỉ IP của máy in hoặc tên máy chủ, giao thức in và số kiểu hoặc tên phần mềm máy in. Vấn đề này bạn nên hỏi người quản lý máy in hoặc máy chủ, hoặc người setup cho máy in để được trợ giúp]


 

Bước 1:

Chọn menu Apple 

> System Preferences > Printers and Scanners. Cửa sổ tùy chọn máy in và scan sẽ xuất hiện.

Bước 2:

nhấp vào dấu “+” trên hộp cửa sổ sẽ xuất hiện một cửa sổ mới hiển thị các thiết bị máy in hoặc scan được kết nối có dây hoặc không dây.

Ấn sang mục “IP” sẽ hiển thị ra các ô cần phải nhập dữ liệu…
•  Address: bạn điền IP của máy.
•  Protocol: Ở phần này ta có 4 tùy chọn

AirPrint: Giao thức AirPrint cho phép truy cập qua Wi-Fi, USB và mạng Ethernet vào các tùy chọn in và quét của máy in [nếu máy in cụ thể hỗ trợ những tính năng này]. Bạn không cần tải về hoặc cài đặt phần mềm máy in để sử dụng máy in có AirPrint. Rất nhiều máy in, bao gồm Aurora, Brother, Canon, Dell, Epson, Fuji, Hewlett Packard, Samsung, Xerox và nhiều loại khác hỗ trợ giao thức AirPrint.

HP Jetdirect – Socket: HP và nhiều nhà sản xuất máy in khác sử dụng giao thức này.

Line Printer Daemon - LPD: Các máy in và máy chủ máy in cũ hơn có thể sử dụng giao thức này.

Internet Printing Protocol - IPP: Các máy in và máy chủ máy in hiện đại sử dụng giao thức này. Thường thường người ta sẽ chọn giao thức này.

•  Queue: để trống.
•  Name: đặt tên cho máy in để đỡ lẫn với các máy khác nếu bạn kết nối thêm máy khác trong tương lai.
•  Location: để trống hoặc đặt tên cho dễ nhớ cũng được [ví dụ: máy khu vực kế toán].
•  Use: Auto Select - Tự tìm kiếm phần mềm phù hợp cho máy in, nếu menu bật lên này không hiển thị phần mềm phù hợp, chọn "Select Software", sau đó chọn máy in của bạn trong danh sách Phần mềm máy in. Nếu danh sách đó không bao gồm máy in của bạn, hãy thử tải về và cài đặt phần mềm máy in [cũng được gọi là trình điều khiển máy in] từ nhà sản xuất máy in. Bạn cũng có thể thử chọn phần mềm máy in chung từ menu bật lên nhé.

Chờ một chút để Mac xác nhận đc máy in của bạn và nhấn vào “Add”. Sẽ có 1 bảng thông báo hiện ra, bạn chọn “Downloads & install”.

Lấy bỏng ngô ra ăn để đợi Macbook của bạn hoàn thành các khâu còn lại thôi.

HNMAC đã hướng cài đặt máy in qua wifi cho Macbook thân yêu của bạn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại ở phía dưới phần bình luận cho mình nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!!

Chủ Đề