Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Đạo đức nghề nghiệp GVMN quy định thế nào?

  • 1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
  • 2. Các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non
  • 3. Đạo đức nhà giáo mầm non
  • 4. Tác phong sư phạm của giáo viên mầm non

Đạo đức nghề nghiệp ít được người ta đề cập đến. Tuy nhiên, nó là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy, chăm sóc các em học sinh. Vậy Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2021 như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy và ngồi trên bục giảng đều phải có. Nó là những thứ gắn chặt với quá trình chăm sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh. Có tâm, có tầm và luôn công bằng cũng như hết mình với sự nghiệp dạy học là đạo đức nghề nghiệp mà giáo viên cần có và phát huy.

2. Các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non được quy định như sau:

Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.

2. Quý trẻ, yêu nghề; kiên nhẫn, biết tự kiềm chế; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

Khái niệm đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

3. Đạo đức nhà giáo mầm non

  • Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
  • Yêu, quý mến trẻ; yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao
  • Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống khéo léo
  • Luôn biết giữ gìn phẩm chất, gương mẫu, đối xử công bằng với trẻ, giúp đỡ hỗ trợ đồng nghiệp khi khó khăn
  • Các tiêu chuẩn khác...

4. Tác phong sư phạm của giáo viên mầm non

Theo quy định tại Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo được quy định cụ thể như sau:

  • Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  • Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
  • Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
  • Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
  • Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
  • Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Giáo viên hợp đồng có được hưởng lương hè không, Giáo viên cho vay nặng lãi có vi phạm từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.