Khám đau xương cụt ở đâu

Đau nhức xương cụt là triệu chứng thường gặp phụ nữ. Bệnh gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin nguyên nhân đau nhức xương cụt.

Xương cụt hay còn gọi là xương cùng là phần cuối cùng của xương sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông. Đau mỏi vùng xương cụt là triệu chứng đau xuất hiện ở xương cụt hay vùng cơ sát với xương cụt khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.

Phụ nữ có thai dễ bị đau nhức xương cụt

Nguyên nhân đau nhức xương cụt2

Sở dĩ tỷ lệ nữ giới mắc phải bệnh lý này cao hơn là vì khả năng giãn nở của các cơ, gân, đốt sống ở lưng phụ nữ mạnh hơn nam giới nên vùng xương cụt dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, khả năng thích nghi với các hoạt động mạnh kém dẫn tới bị đau nhức vùng xương cụt.Nguyên nhân đau nhức xương cụt bao gồm:–         Chấn thương, va đập từ bên ngoài khiến phần xương cụt bị tổn thương.

–         Các bệnh lý về cơ xương khớp liên quan đến tình trạng đau mỏi vùng xương cụt như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…


–         Các bệnh phụ khoa gây nên triệu chứng đau nhức như viêm cơ quan sinh dục, vị trí tử cung bất thường, khối u ở khoang xương chậu…

–         Phụ nữ trong thời gian mang thai do cân nặng tăng lên, trọng tâm dồn về phía sau làm thay đổi cấu trúc đốt sống lưng gây nên triệu chứng đau.–         Vị trí tử cung bất thường là nguyên nhân đau nhức xương cụt. Khi tử cung ngả về phía trước hoặc ngả về phía sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến vùng xương cụt bị đau và tổn thương.–         Nguyên nhân đau nhức xương cụt là do vòng tránh thai bất thường.–         Nguyên nhân đau nhức xương cụt do khối u ở xương chậu.–         Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may…

–         Các bệnh của hệ tiết niệu ở phụ nữ cũng gây đau mỏi vùng xương cụt [như viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu…]. Khối u trong vùng tiết niệu hay sỏi kết hạch cũng gây bệnh đau vùng xương cụt.


Ngoài ra, còn có các yếu tố sinh lý dẫn đến đau nhức xương cụt như: Khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết hay đến chu kỳ kinh nguyệt.  Ở người cao tuổi, dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung bị hạ thấp cũng khiến xương cụt đau.

Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín về khám chữa cơ xương khớp

Khi bị đau nhức vùng xương cụt, người bệnh nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám cơ xương khớp uy tín ở Hà Nội, với các ưu điểm vượt trội về chất lượng và cả chi phí.Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ các y bác sĩ giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh, ngoài yếu tố chuyên môn, các y bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc luôn tận tâm với nghề, không ngừng nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cao nhất.

Được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất – Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Thu Cúc có hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, phòng khám bệnh rỗng rãi, máy móc tiện nghi được vô trùng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp.

Xương cụt là một minh chứng cho sự tiến hoá của loài người. Cấu trúc xương này khá đặc biệt và dĩ nhiên nó cũng có những vai trò quan trọng nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tiềm hiểu về cấu trúc, chức năng và bệnh lý đau xương cụt.

1. Cấu trúc và chức năng của xương cụt.

1.1 Cấu trúc

Xương cụt – xương đuôi là đoạn cuối cùng của cột sống. Tên tiếng anh của xương cụt là Coccyx, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp. Khi nhìn xương này từ một bên, ta có thể thấy nó giống như mỏ của con chim cúc cu [Cuckoo bird].

Xương cụt là một xương hình tam giác bao gồm 3 đến 5 đốt sống hợp nhất thành 1. Đốt lớn nhất ăn khớp với đoạn xương cùng thấp nhất. Ngoài ra, đoạn xương cụt đầu tiên chứa các mặt khớp thô sơ để gắn với xương cùng.

Xương cụt được khoanh màu xanh lá nhìn từ phía lưng

Phía trước được bao bọc bởi cơ thắt lưng và dây chằng xương cùng. Các cạnh bên đóng vai trò như là vị trí bám của: cơ vùng xương cụt, dây chằng xương cùng và một số dây chằng khác, cơ mông.

Ở phía dưới, gân cơ chậu cụt bám vào. Những dây chằng và cơ bám ở khu vực này giúp hỗ trợ sàn chậu của chúng ta vững chắc và cũng góp phần tăng khả năng nhu động ruột.

>> Xương cùng nằm ở vị trí đoạn cuối của cột sống. Cùng tìm hiểu thêm về vị trí, chức năng và bệnh lí liên quan nhé.

1.2 Chức năng

Mặc dù kích thước nhỏ, xương cụt có một số chức năng quan trọng.

Cùng với việc là vị trí chèn cho nhiều cơ, dây chằng và gân, nó cũng đóng vai trò cung cấp sự hỗ trợ phân chia trọng lượng của cơ thể người ở tư thế ngồi.

Khi ta ngả lưng khi đang ở tư thế ngồi sẽ dẫn đến tăng áp lực lên xương cụt. Xương đuôi cũng hỗ trợ hậu môn nằm đúng vị trí.

Xương cụt phân chia trọng lượng của cơ thể người ở tư thế ngồi

2. Đau xương cụt

Không như những cấu trúc khác, xương cụt ít khi mắc phải các bệnh lý. Nguyên do có lẽ vì nó được bao phủ phía trước bởi xương chậu, các cấu trúc trong bụng. Cũng như phía sau xương chậu là mông, gồm các lớp cơ, mỡ rất dày.

2.1 Khả năng mắc phải đau xương cụt

Tỷ lệ chính xác của bệnh đau xương cụt chưa được nắm rõ. Yếu tố làm tăng nguy cơ là bệnh béo phì.

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 5 lần so với nam giới.
  • Thanh thiếu niên và người lớn có nhiều khả năng mắc chứng đau hơn trẻ em.

Thông thường, giảm cân nhanh cũng có thể là một yếu tố nguy cơ do mất đệm cơ học [lớp mỡ ở mông].

2.2 Nguyên nhân:

Chấn thương
  • Căn nguyên phổ biến nhất của chứng đau xương cụt là do chấn thương bên ngoài hoặc bên trong.
  • Chấn thương bên ngoài thường xảy ra do ngã về phía sau, dẫn đến bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương.
  • Vị trí của xương này khiến nó đặc biệt dễ bị chấn thương bên trong khi sinh nở. Đặc biệt là khi sinh khó hoặc do hỗ trợ sinh bằng dụng cụ.
  • Chấn thương nhẹ cũng có thể xảy ra do ngồi thường xuyên liên tục mỗi ngày. Việc ngồi kéo dài trên bề mặt cứng, hẹp hoặc không thoải mái dễ dẫn đến đau.
Ngồi thường xuyên liên tục mỗi ngày dễ dẫn đến đau xương cụt Không do chấn thương:
  • Bao gồm thoái hóa khớp hoặc bệnh đĩa đệm, tăng hoặc giảm khả năng vận động của khớp xương cùng.
  • Nhiễm trùng.
  • Các hình dạng bất thường xương. Đau xương cụt cũng có thể là đau dạng rễ thần kinh hoặc đau vùng mu, dương vật. Mặc dù bệnh nhân bị đau các vị trí này thường không liên quan đến đau xương đuôi khi khám sức khỏe, tuy nhiên cũng nên xem xét nếu nghi ngờ.
  • Ít phổ biến hơn, các khối u vùng chậu, u tuỷ sống cũng có liên quan đến chứng đau xương đuôi.
  • Chứng đau cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân tâm lý, chẳng hạn như rối loạn bản thể và các rối loạn tâm lý khác.

>> Tìm hiểu thêm: Hội chứng chèn ép dây thần kinh mà bạn cần biết

3. Triệu chứng của đau xương cụt

Biểu hiện điển hình của chứng đau nhức xương đuôi là cơn đau khu trú tại đây

Cơn đau thường nặng hơn khi:

  • Ngồi lâu
  • Ngả người ra sau khi ngồi
  • Đứng lâu
  • Đứng lên khỏi tư thế ngồi
  • Đau cũng có thể xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc đại tiện

Cần loại trừ các nguyên nhân khác gây ra đau xương đuôi, chẳng hạn như nguyên nhân nhiễm trùng [u nang xương chậu], khối u và co thắt cơ sàn chậu.

Xét nghiệm

Hình ảnh chụp X quang có thể đánh giá chính xác hơn nếu có gãy xương hoặc thoái hoá. CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán tình trạng tăng hoặc giảm vận động khớp xương cùng – cụt.

4. Điều trị đau xương cụt

4.1 Tại nhà:

Chấn thương xương cụt thường cực kỳ đau đớn. Đa số các biện pháp điều trị tại nhà nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và tránh kích ứng thêm cho khu vực này.

Tránh ngồi một chỗ trong thời gian dài. Khi ngồi, tránh ngồi trên bề mặt cứng và luân phiên ngồi mỗi bên mông. Ngoài ra, nghiêng người về phía trước khi ngồi để hướng trọng lượng của bạn ra khỏi xương cụt.

Đối với các nguyên nhân do chấn thương, hãy chườm đá vào vùng xương đuôi trong 15-20 phút, bốn lần một ngày, trong vài ngày đầu sau chấn thương.

Chườm đá vào vùng xương đuôi giúp giảm đau

Dùng thuốc chống viêm không steroid [NSAIDS] như Aspirin hoặc Ibuprofen để giảm đau và cải thiện khả năng đi lại của bạn. Không dùng NSAIDS nếu:

  • Bị bệnh thận
  • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Đang dùng thuốc chống đông- chẳng hạn như Coumadin – mà không trao đổi với bác sĩ.

Trong các trường hợp trên, sẽ an toàn hơn nếu dùng Acetaminophen. Những thuốc loại này sẽ giúp giảm đau nhưng không giảm viêm.

Bạn có thể mua đệm hoặc gối “bánh donut” để ngồi. Lớp đệm này có một lỗ ở giữa để ngăn xương cụt tiếp xúc với mặt phẳng.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ để làm mềm phân và tránh táo bón.

4.2 Tại bệnh viện:

Ngoài việc chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể giúp giảm đau nhiều hơn nữa bằng các can thiệp y tế khác và phẫu thuật.

  • Các loại thuốc giảm đau mạnh hơn có thể được kê đơn theo quyết định của bác sĩ.
  • Thuốc làm mềm phân có thể được kê đơn để ngăn ngừa táo bón.
  • Đôi khi cần phải tiêm thuốc nếu tiếp tục đau.
  • Xương cụt có thể được phẫu thuật cắt bỏ nhưng rất hiếm các trường hợp tiến hành loại phẫu thuật này.

Xương cụt là dấu chứng cho sự tiến hoá từ đuôi vượn của con người. Hiện nó chỉ là một cấu trúc nhỏ bé, nằm ở đoạn cuối xương sống nhưng vẫn là một cấu trúc quan trọng. Triệu chứng của đau xương đuôi đôi khi có thể nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều trị đau xương cụt chủ yếu là sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Video liên quan

Chủ Đề