Khám phá đứa trẻ bên trong bạn review

Đã bao giờ bạn chú ý tới sự tồn tại của một tiếng nói bên trong mình, một tiếng nói khiến bạn nhớ về thời xưa còn thơ bé? Ngay cả khi trưởng thành, những tính cách “trẻ con” vẫn đi theo bạn từng ngày. Ví dụ như bạn hờn dỗi đứa bạn thân như hồi mẫu giáo khi nhắn tin mãi mà không thấy trả lời, hay lo sợ người yêu bỏ rơi như ngày bé mỗi khi bố mẹ xảy ra tranh luận. Đôi lúc bạn tức giận vô cớ và khi nghĩ lại thấy xấu hổ về cảm xúc lúc đó của mình. Đó là những lúc “đứa trẻ” nội tâm trong bạn đang cảm thấy khó chịu. Để làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc trong những trường hợp như vậy, bạn cần phải biết cách chữa lành đứa trẻ bên trong mình.Thế nào là đứa trẻ nội tâm bên trong bạn?Mỗi người đều tồn tại một đứa trẻ nội tâm, được gọi là “inner child”. Đó là phần cá tính được hình thành từ trải nghiệm thời thơ ấu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách khi bạn trưởng thành. Đặc điểm của đứa trẻ bên trong rất là nhạy cảm và dễ dàng tổn thương, đặc biệt phải đối mặt với những nỗi đau hay chấn thương về tâm lý.Không phải ai cũng có một tuổi thơ “màu hồng”, nếu như bạn phải trải qua tuổi thơ không mấy tốt đẹp, đứa trẻ bên trong sẽ trở nên nhỏ bé, dễ bị thương tổn và cần được bảo vệ. Và bạn chọn cách che giấu nỗi đau, chôn sâu vào trong tâm hồn để bảo vệ cả bản thân hiện tại lẫn đứa trẻ nội tâm. Thế nhưng điều đó vô tình không thể chữa lành nó, mà còn xuất hiện những tiêu cực khi bạn trưởng thành ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh và không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân.Nếu bạn thấy bản thân đang có những hành vi như tự ti về chính mình, tức giận vô cớ, ganh tị hoặc sợ hãi,… đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một đứa trẻ bên trong bị tổn thương. Học cách chữa lành từ bên trong chính là bạn đang thỏa mãn những nhu cầu ngày thơ bé. Bằng cách đó, bạn sẽ vượt qua được những trở ngại đã ngăn cản bạn phát huy toàn bộ năng lực tiềm tàng, từ đó trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình mà bạn hằng mong ước.Vậy chúng ta chữa lành vết thương lòng và xoa dịu đứa trẻ bên trong bằng cách nào?1/ Hãy phân biệt vấn đề bạn đang gặp phải.Để chữa lành đứa trẻ bên trong, bạn cần một người lớn nội tâm mạnh mẽ, vững chãi, đó chính là phiên bản trưởng thành hiện tại của bạn. Hãy làm rõ việc những trải nghiệm tiêu cực bạn đang gặp phải là hệ quả của ảnh hưởng thời thơ ấu. Khi nghĩ về vấn đề bản thân, thay vì lo lắng “Mình sợ bị bỏ rơi, sợ bị cười nhạo hay từ chối…” hãy tự nhủ với lòng rằng “Đứa trẻ bên trong mình đang sợ…”. Việc này sẽ ngăn bạn không đánh đồng bản thân với sự tiêu cực.2/ Chấp nhận tổn thương của đứa trẻ nội tâm.Càng nếm trải nhiều áp lực và căng thẳng, chúng ta càng sinh ra phản kháng bản thân nhiều hơn. Chính vì vậy, hãy chấp nhận bản thân như những gì vốn có, đang hiện diện ở thời điểm hiện tại. Từ đó bạn mới có thể thư giãn, trưởng thành và cải thiện. Và nhớ rằng, chấp nhận không có nghĩa là giậm chân tại chỗ nhé.3/ Lắng nghe tiếng nói của đứa trẻ bên trong bạnSau khi mở cánh cửa kết nối với “phiên bản mini” của bạn, hãy tích cực lắng nghe những cảm xúc đang xâm nhập vào tâm trí. Hình dung lại những gì đã xảy ra ở quá khứ qua lăng kính của “đứa trẻ” sẽ mang lại cho bạn góc nhìn sâu sắc về chính mình.Hãy lắng nghe tiếng nói của đứa trẻ bên trong bạn, đón nhận những cảm xúc bằng cả tâm hồn, xác thực nỗi đau là những bước đầu tiên để bạn vượt qua nó.4/ Thể hiện tình yêu bản thânĐược yêu thương là nhu cầu tâm lý cơ bản của tất cả trẻ em. Để xoa dịu đứa trẻ nội tâm, bạn hãy thể hiện mình yêu bản thân nhiều như thế nào. Nó là một phần của bạn, vậy nên cả bạn và đứa trẻ bên trong xứng đáng nhận được tình yêu vô điều kiện trên thế giới này.Một cách đơn giản như tập đứng trước gương mỗi tối trước khi đi ngủ và an ủi bản thân: “Ngày hôm nay bạn đã làm rất tốt…”5/ Viết một lá thư/ nhật ký mỗi ngàyBạn có thể viết về những kỷ niệm thời thơ ấu dưới góc nhìn của người lớn để từ đó đưa ra lời giải thích cho những hoàn cảnh đau buồn mà bạn đã không thể hiểu được ở thời điểm đó. Đây cũng là cơ hội để bạn viết ra những điều xoa dịu trấn anh chính bản thân mình.6/ Thiền địnhCảm xúc, dù tích cực hay tiêu cực, đều cần được trải nghiệm và thể hiện. Những cảm xúc bị kìm nén cuối cùng cũng sẽ xuất hiện, và thường sẽ gây ra những hậu quả xấu sau đó.Thiền định giúp bạn sẵn sàng đón nhận cảm xúc cá nhân – đồng thời thể hiện những cảm xúc đó một cách lành mạnh. Đây là cơ sở để bạn từ đó học cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.7/ Hồi tưởng lại niềm vui tuổi thơTuổi trưởng thành chắc chắn đi kèm với nhiều trách nhiệm, thế nhưng bạn cũng đừng quên thư giãn và vui chơi để duy trì sức khỏe cảm xúc tốt.Nếu thời thơ ấu của bạn thiếu đi những ký ức tươi đẹp, việc trở lại là đứa trẻ và dành thời gian vui chơi sẽ phần nào chữa lành nỗi đau vì đã không được tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất có thể. Dù bạn làm gì, thường xuyên dành thời gian để cảm thấy vui vẻ và sảng khoái trong cuộc sống là chìa khóa “khơi dậy” những cảm xúc tích cực của tuổi trẻ.8/ Giữ mối dây kết nốiMột khi đã kết nối với đứa trẻ bên trong bạn, đây là lúc để bạn “nuôi dưỡng” nhận thức mới này và tiếp tục lắng nghe tiếng nói của đứa trẻ đó. Không chỉ để hiểu rõ hơn những khó khăn trong quá khứ, bạn cũng sẽ học được cách trở nên tự chủ và vui tươi hơn, sẵn sàng đón nhận những “món quà” mỗi ngày của cuộc sống.Hòa hợp với đứa trẻ bên trong bạn là cơ sở hoàn thiện nhận thức về bản thân, tăng cường sự tự tin và tạo động lực cho chính bạn. Hãy tiếp tục lắng nghe, thể hiện tình yêu thương, cũng như nỗ lực chữa lành những “vết thương” còn đó của quá khứ.9/ Học cách nói “Không”Một trong những vấn đề lớn nhất của người sở hữu đứa trẻ bị tổn thương đó chính là gặp khó khăn khi nói “không”. Họ sợ làm người khác thất vọng và muốn làm đúng ý mọi người. Chính nỗi sợ bị từ chối ngày thơ bé đã chi phối hành động khi trưởng thành.Hãy nhớ rằng, khi chúng ta đồng ý làm ơn cho người khác mà trái với ý chí bản thân, chúng ta đang để đứa trẻ bên trong cảm thấy không được bảo vệ và tôn trọng. Giờ bạn đã lớn, có thể tự đưa ra quyết định và có quyền từ chối trong bất kì mối quan hệ nào.10/ Mang những điều tích cực dành tặng chính mình và mọi ngườiTất cả chúng ta đều mong muốn được công nhận. Thay vì bị động chờ đợi để được ngợi khen, hãy bắt đầu chủ động trao đi những lời tán dương người khác. Và khi nói đến việc trao đi, chúng ta cũng đang rộng mở chào đón những điều tốt đẹp.Khi bạn bắt đầu đối đãi với người khác bằng dáng vẻ của sự hào phóng, bạn sẽ thấy tâm trạng và các mối quan hệ tiến triển hơn.

Sách “Khám phá đứa trẻ bên trong bạn” | Stefanie Stahl

Lần cập nhật gần nhất April 16th, 2021 - 01:54 pm

Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.

BAO LÂU RỒI MÌNH CHƯA VỀ “NHÀ”?BAO LÂU RỒI MÌNH CHƯA GỠ “MẶT NẠ”?MÌNH ĐANG ĐI TÌM HẠNH PHÚC?MÌNH ĐANG ĐI TÌM MỤC ĐÍCH SỐNG?

LẦN CUỐI CÙNG MÌNH CƯỜI VÔ TƯ VÀ THOẢI MÁI NHẤT LÀ KHI NÀO?

Dù bạn ở đâu, dù bạn làm nghề gì, dù bạn nhiều tuổi hay vẫn còn trẻ con thì tôi tin sẽ có đôi lần bạn tự hỏi mình những câu hỏi trên. Tôi cũng không ngoại lệ! Và nếu bạn hay những người bạn quen biết đồng câu hỏi vậy thì hãy cùng tôi bước vào những lí giải hoà lẫn giữa tâm linh và khoa học trong cuốn sách này để giúp nhau nhé!

“Đứa trẻ nội tâm” là một phạm trù không hề mới vì nó được biết đến từ trước công nguyên nhưng chưa nhiều người biết đến và cũng phần vì hơi khó hiểu và đòi hỏi tính kiên trì nhẫn nại cực kì lớn. Cái TÔI hiện tại của bạn liệu đã là TÔI THẬT hay chưa? Đây có lẽ là câu hỏi nhắc nhớ ta trong suốt quyển sách này.

Tác giả dẫn dắt người đọc đi từ những cái nền tảng khoa học của khái niệm “đứa trẻ nội tâm” tới những ảnh hưởng đến việc kìm nén “cái tôi đích thực” vào ẩn sâu bên trong mỗi chúng ta và từ đó dần dần hướng dẫn phương pháp chữa lành.

Tôi thuộc nhóm người nhạy cảm nên cảm xúc luôn là điều tôi tò mò. Có những lúc cảm xúc của tôi bùng nổ đến nỗi sau đó tôi thấy sợ chính bản thân mình! Có những lúc tôi tự làm đau chính bản thân mình chỉ để quên đi sự xấu hổ hoặc nỗi ân hận. Có những lúc tôi như ở đáy tuyệt vọng, không thể tìm được cho mình một lí do có ích nào cho sự tồn tại của mình,… Sau đó tôi chọn cách chịu đựng “ừ thôi bỏ đi” mỗi khi ai đó đối xử với mình không tốt nhằm duy trì mối quan hệ, tôi tảng lờ đi tất cả những nhu cầu của “đứa trẻ bên trong tôi” để khiến mọi người hài lòng. Tôi tưởng rằng như vậy là ổn! Nhưng không! Cách làm của tôi vô tình đang ngược đãi chính mình, đang đậy rất nhiều lớp áo cho những tổn thương mình chịu đựng! Whitfield gọi đó là hội chứng luỵ thuộc-1 trong những ảnh hưởng đến cái TÔI đích thực bị ẩn đi.

Từ đây, hãy quay trở lại “NHÀ”. Chúng ta là Nhà đã và sẽ luôn là như vậy. Về NHÀ và lắng nghe những cảm xúc bản thân mình có, quan sát và trải nghiệm những cảm xúc ấy. Tôn trọng nó dù có là đau buồn, khổ cực hay tổn thương. Cho phép bản thân mình được buồn, được đau, vỗ về đứa trẻ bên trong bạn và rồi bằng nhận thức hiện tại quay trở lại với cuộc sống, “vui chơi” đúng nghĩa, tự do thư thái với chính những gì đang diễn ra trong con người mình. Về phần này cũng gần tương ứng với lĩnh vực tâm linh hay cụ thể hơn là thiền định. Sau đó hãy tìm đến những người bạn, những người tri kỉ hay những hội nhóm thành viên cùng mục tiêu thật sự có thể lắng nghe câu chuyện ký ức của bạn mà không phán xét để chia sẻ câu chuyện của chính mình và từ đây, chúng ta sẽ dần tìm lại được cái TÔI đích thực của mình để yêu thương hơn, đối xử công bằng hơn với chính mình!

Nghe chừng đơn giản là thế nhưng nó là cả một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai nên đòi hỏi tính nhẫn nại và kiên cường cao lắm. Vì vậy cho nên rất cần một cộng đồng giúp đỡ nhau. Cuộc đời là một dòng chảy năng lượng chứ không lệ thuộc theo ý muốn của mình nên hãy xuôi theo dòng chảy và có trách nhiệm với sự sống của chính mình. Như vậy là chúng ta đang kiến tạo cuộc sống!

Hạnh phúc là điều có sẵn và hiện hữu trong chính chúng ta chứ không phải ở đâu xa để lao công kiếm tìm. Hạnh phúc là ở hiện tại. Ta an yên với chính mình. Tới đây tôi lại chợt nghĩ tới câu chuyện “hạnh phúc là cái đuôi của con đó”. Heo mẹ nói với heo con rằng “hạnh phúc chính là cái đuôi của con”. Chú heo ra sức đuổi bắt và mong được nắm lấy “hạnh phúc” nhưng đổi lại chú chỉ cảm thấy thất vọng và mệt mỏi. Chú hỏi mẹ tại sao và câu trả lời của heo mẹ rằng “- Con chẳng cần phải bắt nó làm gì, chỉ cần con luôn mỉm cười và tiến lên phía trước thì “hạnh phúc” sẽ luôn đi theo sau con đó!”

Cầu chúc cho tất cả mọi người sẽ luôn HẠNH PHÚC! Thế giới thái hoà, bình an!

Mượn lời của Như Nhiên tặng mọi người bài thơ này ạ

“Em đừng mãi đi xa tìm hạnh phúcHãy yên ngồi nhận diện chung quanh..Hạnh phúc đến từ những điều bình dị

Mỗi bình minh hít thở … sống an lành”

– Đỗ Mỹ Linh

Đứa trẻ nội tâm” [Inner Child] hiện hữu trong mỗi chúng ta là phần tính cách chân thật, dễ tổn thương và theo khuynh hướng cảm xúc. Đó là đồng thời là bản năng trực giác. Đứa trẻ nội tâm là nét tinh khôi nhất phản ánh con người chúng ta từ khi mới lọt lòng. Đó là cái tôi cốt lõi, tính cách tự nhiên, là sự tổng hòa của cảm xúc, trực giác, bản năng, và tài năng thiên bẩm.

Tuy nhiên, quá trình trưởng thành đi kèm với “những ruồng bỏ và phớt lờ” về mặt cảm xúc và thể chất đã vô tình che lấp sự hiện hữu đứa trẻ nội tâm trong mỗi chúng ta. Chúng ta tự khoác lên mình những chiếc mặt nạ để bảo vệ đứa trẻ nội tâm tổn thương của mình.

Để hồi phục những giá trị chân thật của bản thân, chúng ta cần học cách nuôi dưỡng lại đứa trẻ bên trong mình, khởi tạo những niềm tin mới để cái tôi chân chất tiếp tục được thấu hiểu và tỏa sáng trên hành trình cuộc sống. Khi đó, chúng ta sẽ được nạp đầy năng lượng, sự sáng tạo và sống có ý nghĩa và mục đích.

Nhiều người cho rằng yêu thương bản thân là ích kỷ vì chúng ta phải đặt người khác lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu chúng ta không yêu thương chính bản thân mình thì chúng ta mãi mãi bị mắc kẹt trong thế giới lúc nào cũng làm hài lòng người khác.

Yêu thương bản thân là khi chúng ta thấu hiểu mình là ai và cảm thấy hạnh phúc khi là chính mình. Điều này sẽ khơi dậy lòng tự tin giúp chúng ta đối diện với cuộc sống vốn nhiều rủi ro và thử thách. Ngay khi chúng ta thất bại hoặc té ngã, chúng ta sẽ không cảm thấy chùn bước, tiếp tục đứng lên và vững bước. Chúng ta biết rằng mình không phải là con người hoàn hảo vì thế chẳng sao cả nếu chúng ta phạm lỗi. Và khi chúng ta học hỏi và trưởng thành từ những thất bại, thì đó là những cơ hội không hề lãng phí chút nào.

Chúng ta chỉ có thể thật sự yêu thương chính mình khi chúng ta thật sự biết mình là ai và chấp nhận tất cả những gì hiện hữu và liên quan đến bản thân, ngay cả những góc cạnh tối nhất trong cuộc sống.

– Thuy Tran

Trích dẫn Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

“Chúng tôi bắt đầu tìm ra được mối liên hệ giữa hành vi con người trong hiện tại với những sự kiện đã xảy ra thời thơ ấu. Ngay khi chia sẻ câu chuyện của mình, chúng ta bắt đầu thoát ra khỏi vị thế của một nạn nhân, hay một kẻ luôn chịu đày đọa, hay của những hành động cưỡng chế tái hiện. Chia sẻ câu chuyện của mình là một hình thức kì diệu giúp chúng ta khám phá và chữa lành Đứa trẻ nội tâm. Trong quá trình đó, ta sẽ xác định và sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra trong cuộc sống, hành vi và cảm xúc của mình từ một cái nhìn bao quát, hiểu biết và lành mạnh hơn.”

“Vì ta tập trung quá nhiều vào việc kiểm soát cuộc đời mình nên cuối cùng, ta không thể kiểm soát được nó, ta càng cố gắng điều khiển mọi thứ, ta càng cảm thấy mất kiểm soát. Và như một vòng tròn luẩn quẩn, những ai hay cảm thấy bị mất kiểm soát nhất lại thường bị ám ảnh với nhu cầu phải kiểm soát được mọi thứ”.

“Quá trình đau buồn đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn.
Nỗi mất mát càng lớn, càng được dành nhiều thời gian đễ chữa lành, hàn gắn trọn vẹn.”

“Tất cả những thiếu sót cùng những điểm mạnh của bản thân mà chúng ta bộ lộ và chia sẻ chính là Đứa trẻ nội tâm, cái Tôi thực sự của chúng ta. Chúng ta không thể đơn độc vượt qua cảm giác hổ thẹn của mình được. Trong quá trình chữa lành cho bản thân mình, ta cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của những người khác. Họ sẽ giúp xác nhận sự hiện hữu và những nỗi đau của ta, chấp nhận ta là chính ta. Đồng thời, khi ta lắng nghe những câu chuyện và những chia sẻ về nỗi hổ thẹn của người khác, chúng ta cũng giúp họ vượt qua được cảm giác xấu hổ của mình. Khi hỗ trợ người khác, ta giúp chính bản thân mình – ta luyện tập các nguyên lý của lòng trắc ẩn và tình yêu thương vô điều kiện thông qua việc chia sẻ và lắng nghe.”

Nếu bạn yêu thích cuốn sách, cảm thấy nội dung lôi cuốn, phù hợp với nhu cầu đọc của bản thân thì hãy mua SÁCH BẢN QUYỀN để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản, để lại cho bạn đọc những nhận xét chân thật nhất về cách hành văn, chất lượng sách.

Video liên quan

Chủ Đề