Khám trẻ tăng đông giảm chú ý ở đâu

Hình chỉ có tính minh họa

Trẻ bị rối loạn nầy có thể là chỉ rối loạn tăng động hoặc chỉ rối loạn giảm chú ý, có khi kết hợp cả hai tình trạng nầy. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 09 triệu chứng giảm chú ý, 06 triệu chứng tăng động và 04 triệu chứng xung động thường gặp ở trẻ bị ADHD. Trẻ cần được khám đánh giá cẩn thận nhằm xác định là các các triệu chứng nầy phải xuất hiện khi trẻ còn nhỏ [trước 6 tuổi], biểu hiện thường xuyên xảy ra ở ít nhất 2 môi trường sinh hoạt khác nhau [nhà trường, trong gia đình, giao tiếp bên ngoài xã hội...] và dẫn đến trẻ bị giảm chức năng trong sinh hoạt. Dưới đây là một số triệu chứng để các phụ huynh lưu ý và đưa trẻ đi khám:

Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: ở lớp, trẻ ADHD thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ trẻ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút [thậm chí mất cả cặp] khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ “quên vẫn hoàn quên”.

Không giao tiếp với bạn bè: trẻ ADHD thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.

Lơ đãng, hay mơ màng: trẻ ADHD không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

Khó khăn bày tỏ cảm xúc: trẻ mắc ADHD cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.

Khía cạnh tăng động, trẻ thường có những biểu hiện đáng lo ngại làm phụ huynh rất “phiền não”

Không tập trung trong lớp: trong cơ thể trẻ ADHD dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”. Trẻ thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.

Khó đợi đến lượt: trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.

Hay quậy phá, dễ nổi giận: trẻ ADHD rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

Kết quả học tập không ổn định: do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở trẻ ADHD thường không ổn định. Trẻ cũng gặp khó khăn về đọc và viết. Khoảng 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Nên làm gì khi trẻ bị ADHD:

Đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ ADHD. Thiết thực hơn, chính giáo viên nên là người để ý quan sát, phát hiện và khuyên cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn. Điều trị tâm lý là biện pháp cối lõi cho trẻ.

Liệu pháp hành vi nhận thức:giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt mà ta mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa minh vào cuộc sống và môi trường học tập.

Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.

Bài tập tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.

Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn tốt cho trẻ sẽ giúp làm giảm hiệu quả mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

Trẻ chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và bắt buộc phải kết hợp với liệu pháp tâm lý. Những trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý trẻ nhiều hơn để có thể phát hiện sớm trẻ ADHD giúp trẻ được chữa trị và can thiệp kịp thời.

28 Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐKKD số: 0106790291. Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 16/03/2015

Trụ sở tại Hà Nội
28 Thành Thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội


Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh
Số 01, Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10


Hỗ trợ khách hàng
[7h - 18h]

Ngày đăng: 22 Tháng Mười Một, 2017

Con bạn có biểu hiện hiếu động quá mức?

Con bạn kém tập trung, không chịu chú ý vào bất cứ việc gì?

Bạn lo lắng không biết con có bị tăng động hay không và nên đi khám ở đâu cho chuẩn xác?

Nếu bạn chưa tìm được lời lý giải, bài viết dưới đây sẽ cung cấp giúp bạn thông tin về bệnh và danh sách những địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín phù hợp với từng khu vực bạn sinh sống.

Khám tăng động giảm chú ý cần thực hiện những bước gì?

Bước 1: Đánh giá qua lời kể của cha mẹ và nhận xét của thầy cô giáo, xem ở nhà và ở trường bé có biểu hiện như thế nào, có giống nhau hay không. Nếu bạn nhận thấy con mình có dấu hiệu chạy nhảy liên tục, nghịch luôn chân luôn tay, không bao giờ có thể ngồi yên một chỗ, hay lơ đãng khi học…, bạn nên để mắt tới con nhiều hơn, quan sát chi tiết các biểu hiện. Bạn càng mô tả cụ thể, bác sĩ càng dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán giúp con bạn. Có thể bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp hoặc cho bạn làm một bài test sẵn có.

Bước 2: Kiểm tra tâm lý qua những bài test để xác định xem bé có hay cáu gắt, hung tính không.

Bước 3: Kiểm tra thị giác, thính giác để loại trừ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập có phải do không nhìn thấy hoặc không nghe thấy rõ những gì thầy cô nói hay không.

Bước 4: Khai thác tiền sử gia đình: Bé có bị áp lực tâm lý do mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay không, trong nhà có người từng mắc bệnh tâm thần hay tăng động giảm chú ý không… Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi thêm về cách giáo dục của cha mẹ, đánh giá mức độ phù hợp với sự phát triển của trẻ hay không.

Bước 5: Đối chiếu các triệu chứng mà con bạn gặp phải với bản tiêu chuẩn chẩn đoán. Từ kết quả đối chiếu, bác sĩ sẽ kết luận bé có gặp phải hội chứng này không và đang bị ở mức độ nào, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Nên đưa con đi khám sớm nếu thấy có dấu hiệu tăng động giảm chú ý

Xem thêm: Hướng dẫn phụ huynh cách nhận biết và điều trị chứng tăng động ở trẻ nhỏ

Địa chỉ khám bệnh tăng động giảm chú ý nào uy tín, kết quả chính xác?

Khu vực

Bệnh viện/phòng khám

Địa chỉ

Miền Bắc

Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương

Số 18/879 đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Bạch Mai

Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Thần kinh, bệnh viện Quân y 103

Số 261, đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội

Phòng khám tâm thần – tâm lý trẻ em

Số 2, ngõ 199, đường Trường Chinh, Hà Nội

Trung tâm Sao Mai – hỗ trợ giáo dục trẻ tăng động

Số 6, ngõ 9, đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Trung tâm Phúc Huệ

Số 67, đường Đức Chính, Hà Nội

Trung tâm An Phúc Thành

Số 31, ngõ 61, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Miền Trung

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng

Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Số 05, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Miền Nam

Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1

[Thăm khám cả thứ 7, chủ nhật]

Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2

Số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Tâm lý tâm thần, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

[Thăm khám cả thứ 7, chủ nhật]

Số 165B đường Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám tâm lý, bệnh viện quận Tân Phú [lầu 3, phòng 414]

[Thăm khám cả thứ 7]

Số 609 – 611 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Tâm Gia An

[Thăm khám cả thứ 7]

Số 122B đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Phòng khám Nhi đồng Thành Phố

Số 31 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về các địa chỉ thăm khám cho trẻ tăng động, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe qua chia sẻ của chuyên gia trong video sau:

Chuyên gia tư vấn địa chỉ thăm khám tăng động uy tín

Chi phí cho một lần thăm khám trẻ tăng động là bao nhiêu?

Chi phí cho một lần thăm khám tăng động giảm chú ý sẽ tùy thuộc vào bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hay trung tâm mà cha mẹ đưa trẻ đến khám. Thông thường, tổng chi phí có thể khoảng 500.000 – 1 triệu đồng/một lần khám, bao gồm các dịch vụ như: thăm khám ban đầu, trị liệu ngôn ngữ, trắc nghiệm sự phát triển, chỉ số thông minh, xét nghiệm máu hoặc kiểm tra thính giác, thị giác…

Xem thêm: 

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa khỏi được không?

Chuyên gia hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động mới nhất hiện nay

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động hiệu quả

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn địa điểm thăm khám bệnh tăng động giảm chú ý uy tín, đáng tin cậy và điều trị sớm đạt hiệu quả tốt.

Ds. Quỳnh Trâm

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề