Khi nào hải dương hết cách ly

Như Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, ngày hôm nay trên địa bàn TP. Hải Dương ghi nhận 3 trường hợp mắc COVID-19, gồm 2 ca bệnh [vợ chồng] trú tại phường Tân Bình và 1 công dân trú tại phường Tứ Minh. Đáng chú ý, 3 bệnh nhân này có người làm công nhân tại công ty và có trường hợp công tác tại UBND phường.

Liên quan đến sự việc trên, tối nay [5/8] Chủ tịch UBN TP. Hải Dương ban hành Quyết định về việc áp dụng bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành từ 0h ngày 6/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Cụ thể: Yêu cầu người dân TP. Hải Dương ở tại nhà; không ra ngoài đường từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động,… thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Phòng công chứng số 1 tỉnh Hải Dương tạm thời dừng hoạt động do liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: Đ.Tùy

Thực hiện nhà cách ly với nhà; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tạm dừng tất cả các cuộc họp chưa cần thiết tại các cơ quan, đơn vị, công sở. Trường hợp đặc biệt theo quyết định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh và thành phố.

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn hạn chế tối đa làm việc có tiếp xúc trực tiếp; bố trí làm việc trực tuyến hoặc đến làm việc không quá 50% số người trong một phòng [đối với phòng có 2 người trở lên]. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn;

Người dân TP. Hải Dương không ra ngoài đường từ 22h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Ảnh: Đ.Tùy

Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh [trừ cơ sở khám chữa tai mũi họng, răng hàm mặt tư nhân], ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Các cơ sở được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu phải đáp ứng điều kiện phòng chống dịch theo quy định và chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QRCode và ghi chép, lưu sổ theo quy định. Tạm dừng hoạt động của Bộ phận một cửa thành phố và các phường, xã.

Các nhà máy, cơ sở sản xuất trong và ngoài khu/cụm công nghiệp đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch của thành phố; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch của đơn vị…. Không để công nhân, người lao động từ xã, phường, thị trấn có dịch vào làm việc; trường hợp đã vào doanh nghiệp phải bố trí nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt và sản xuất tại chỗ, không cho trở về địa phương đến khi thành phố thay đổi biện pháp phòng chống dịch.

Đức Tùy

Nguồn: //giadinh.net.vn/xa-hoi/nong-tu-0h-dem-nay-tp-hai-duong-nha-cach-ly-voi-nha-20210805203033461.htm

Thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương được ban hành chiều nay [24/5] về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn nêu rõ, sau khi nghe Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Dương báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và đề xuất một số biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch thời gian tới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương có ý kiến như sau:

Đồng ý với đề xuất của TP. Hải Dương, áp dụng bổ sung ngay một số giải pháp cấp bách, cần thiết để dập dịch. 

Cụ thể: Áp dụng các biện pháp về giãn cách xã hội và hạn chế các dịch vụ không thiết yếu ở mức độ cao hơn hiện nay tại các phường: Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Hải Tân, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Thanh Bình, Tân Bình, Ngọc Châu bắt đầu từ 0h ngày 25/5/2021 đến khi có chỉ đạo mới.

Khu vực ổ dịch xóm Gốc Mít, phường Trần Phú hiện có 11 ca bệnh mắc COVID-19. Ảnh: Đ.Tùy

Giao cho UBND TP. Hải Dương quyết định các biện pháp cụ thể sát với diễn biến và mức độ nguy cơ dịch bệnh phù hợp với từng địa bàn phường, khu dân cư, tổ dân phố, tuyến đường, khu nhà... hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn các phường nêu trên giảm bớt tối đa các cuộc họp, hội nghị trực tiếp, tăng cường họp trực tuyến; bố trí 50% người đến cơ quan làm việc, tăng cường làm việc từ xa.

TP. Hải Dương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, trước mắt tại các phường có nguy cơ dịch bệnh cao hơn: Trần Phú, Hải Tân, Trần Hưng Đạo, Tân Bình, Thanh Bình, Nguyễn Trãi, sau đó tùy theo tình hình có thể mở rộng.

Trước khi lấy mẫu phải tiến hành đánh giá thật kỹ yếu tố dịch tễ, việc tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm phải theo hình thức mẫu gộp 10 để tiết kiệm chi phí...

TP. Hải Dương sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm diện rộng tại địa bàn 6 phường có nguy cơ dịch bệnh cao. Ảnh: Đ.Tùy

Nhất trí với đề nghị của TP. Hải Dương về việc được tổ chức ngay cách ly y tế tập trung tại một số khách sạn có đủ điều kiện cách ly theo quy định cho những người tiếp xúc gần với nguồn lây [F1] có nhu cầu và tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí cách ly; khu cách ly tự nguyện này bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy định.

Công an tỉnh bổ sung lực lượng cho Công an TP. Hải Dương để tập trung truy vết thần tốc, trước mắt tập trung truy vết triệt để đối với các trường hợp mắc mới [F0] tại ổ dịch số 34 phố Lương Thế Vinh, tuyến phố xung quanh số nhà 79 Đại lộ Hồ Chí Minh để phục vụ khoanh vùng cách ly theo quy định;

Kết luận nêu rõ, đồng ý hỗ trợ TP. Hải Dương 5 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch từ nguồn huy động xã hội hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Mặt trận Tổ quốc tỉnh quản lý và 200.000 khẩu trang y tế.

Từ 0h ngày 25/5/2021, 10 phường trên địa bàn TP. Hải Dương sẽ áp dụng các biện pháp về giãn cách xã hội và hạn chế các dịch vụ không thiết yếu ở mức độ cao hơn hiện nay. Ảnh: Đ.Tùy

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương, ngày hôm nay địa phương này đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc COVID-19 mới. Đây là các trường hợp đã được cách ly trước đó và đều trú tại TP. Hải Dương; trong đó 2 ca liên quan đến ổ dịch Gốc Mít [BN5276, BN5277] và 3 ca có liên quan đến ổ dịch Lương Thế Vinh – Đại lộ Hồ Chí Minh [BN5233, BN5278, BN5279].

Như vậy, tính đến 17h chiều 24/5, tại đợt dịch thứ 4, tỉnh Hải Dương có 40 bệnh nhân mắc COVID-19 gồm: TP. Hải Dương 34 trường hợp; 4 trường hợp tại TP. Chí Linh; huyện Ninh Giang 1 ca bệnh và 1 trường hợp tại huyện Tứ Kỳ.

Trước đó, từ 0h ngày 21/5/2021, TP. Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Đức Tùy

Nguồn: //giadinh.net.vn/xa-hoi/tu-0h-dem-nay-10-phuong-nao-o-thanh-pho-hai-duong-ap-dung-cac-bien-phap-gian-cach-xa-hoi-cao-hon-20210524192546758.htm

Hải Dương: Sẵn sàng các phương án phòng chống dịch ở mức cao nhất

[ĐCSVN] - Nhận định đầu năm có nhiều lễ hội, người dân đi lại tăng cao dễ làm bùng phát và lây lan dịch bệnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch ở mức độ cao nhất.

Đồng chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh chủ trì cuộc họp tại điểm cầu UBND tỉnh.

Sáng 9/2, Ban Chỉ đạo [BCĐ] phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương họp trực tuyến với BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố.

Đồng chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh chủ trì cuộc họp.

F0 tăng cao do lượng người đi/về từ vùng dịch

Theo báo cáo của Sở Y tế, tính từ ngày 12/10/2021 đến hết ngày 8/2/2022, toàn tỉnh ghi nhận 15.645 ca mắc COVID-19. Chỉ tính từ ngày 1/1-8/2/2022, Hải Dương đã có 13.013 ca mắc. Trong một tuần nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 [từ ngày 29/1-4/2], toàn tỉnh có 2.219 ca mắc mới, tương đương với 2 tuần trước đó. Số lượng F0 đang điều trị đã lên đến 4.725 người và đã có 26 trường hợp tử vong.

Đến nay, tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên tại Hải Dương đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine đạt gần 99%, tiêm 2 mũi đạt 96,25%, tiêm 3 mũi đạt gần 28%; có 99,11% số người từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi vaccine và 92,72% đã được tiêm 2 mũi.

Ngành y tế nhận định sau kỳ nghỉ tết số ca mắc COVID-19 sẽ tăng hơn do sự di chuyển của người dân tăng cao, tiếp xúc phức tạp, nhất là người dân về quê ăn tết ở các địa bàn có dịch bệnh phức tạp mà không phải xét nghiệm bắt buộc. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức xét nghiệm cho người lao động trước khi quay trở lại làm việc nên khả năng phát hiện ra các trường hợp F0 mà không có triệu chứng cũng tăng lên.

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới số lượng F0 tại Hải Dương tăng mạnh trong thời gian gần đây, đề xuất các giải pháp nhằm sớm kiểm soát tình hình. Đề xuất tỉnh tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác tổ chức đấu thầu mua sắm các trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch; việc điều trị F0 tại nhà; chế độ cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch...

Giám đốc Sở Y tế Phạm Mạnh Cường báo cáo tình hình dịch COVID-19 tại cuộc họp.

Sẵn sàng tâm thế để đối phó với mọi tình huống

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng nhấn mạnh tình hình dịch COVID-19 tại Hải Dương những ngày qua diễn biến phức tạp với số ca mắc mới liên tục tăng cao. Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, các cấp, các ngành cần chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, nhất là khi biến chủng Omicron đã xuất hiện và có khả năng lây lan nhanh tại Việt Nam.

Đánh giá cao sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các địa phương trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Các cấp, các ngành, BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp trong tỉnh phải luôn đề cao cảnh giác với dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Chủ động đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế nhằm khống chế và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương án đối phó với dịch COVID-19 theo từng cấp độ khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế. Thường xuyên đánh giá, phân loại cấp độ dịch để triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn.

Nhận định đầu năm có nhiều lễ hội, người dân đi lại tăng cao dễ làm bùng phát và lây lan dịch bệnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu BCĐ phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch ở mức độ cao nhất. Tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các di tích, lễ hội, cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ. Nơi nào không an toàn thì có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm 5K, hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người. Yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu thực hiện nhiệm vụ, không tham gia tụ tập liên hoan sau Tết.

Chủ tịch UBND tỉnh khuyến khích người dân tự xét nghiệm SARS-CoV-2, nhất là các trường hợp có lịch trình di chuyển dịp tết nhiều, tiếp xúc với nhiều người. Tăng cường truyền thông để người dân tự giác khai báo các trường hợp có biểu hiện bệnh được xét nghiệm kịp thời như: triệu chứng cúm, mệt mỏi, sốt, ho, khó thở, mất ngửi… Những trường hợp không khai báo làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm.

Tăng cường phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục và trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Ngoài việc xét nghiệm SARS-COV-2 theo qui định, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của học sinh, phụ huynh và người lao động: Tất cả các trường hợp nghi mắc, hoặc có các triệu chứng của bệnh phải tự giác ở nhà và khai báo y tế ngay với cơ quan, đơn vị và y tế địa phương, tuyệt đối không được đi học, đi làm để giảm thiểu tối đa các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất và đóng cửa trường học.

Tăng cường hoạt động của Tổ “COVID cộng đồng”, "Tổ An toàn COVID", chủ động áp dụng các biện pháp tăng cường phòng chống dịch đối với các địa bàn có diễn biến phức tạp, kịp thời điều chỉnh các hoạt động không thiết yếu, hạn chế tập trung đông người…Tăng cường kiểm tra, giám sát và ký cam kết chấp hành quy định phòng, chống dịch đối với các vùng cách ly phong toả, các trường hợp F0, F1 đang điều trị, cách ly tại nhà…

Chủ tịch UBND Thành phố Hải Dương phát biểu tại điểm cầu Thành phố.

Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Chính phủ theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc điều trị tại nhà của người mắc COVID-19. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, trường học. Củng cố, kiện toàn và tiếp tục phát huy hiệu quả của các tổ "COVID cộng đồng", "An toàn COVID"...

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu ngành y tế và các địa phương đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Tuyên truyền để người dân nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm trong thực hiệm tiêm đủ 2 liều cơ bản và các liều bổ sung trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Trưởng BCĐ phòng chống dịch COVID-19 cấp huyện chịu trách nhiệm trong chỉ đạo triển khai tiêm hết số lượng vắc xin đã được phân bổ. Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi, ưu tiên tiêm mũi 3 đối với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và những công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự chuẩn bị nhập ngũ.

Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, đơn vị tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho người dân. Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, trường học, thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi khi có kế hoạch.

Đồng chí Triệu Thế Hùng cũng yêu cầu Sở Y tế bảo đảm nguồn thuốc để cung cấp cho các cơ sở thu dung, chăm sóc và điều trị F0, dự phòng đầy đủ cơ số thuốc cần thiết theo từng cấp độ của dịch bệnh. Huy động nhân lực và các loại máy móc, trang thiết bị tốt nhất trong chăm sóc, điều trị F0 nhằm giảm các ca chuyển nặng, tử vong, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân…/.

Nhóm PV

Video liên quan

Chủ Đề