Khỉ rhesus giống với người như thế nào

Nhóm máu của chúng ta không giống nhau, được phân thành 8 nhóm theo hệ thống nhóm máu ABO và Rh. Nhóm máu giữ vai trò rất quan trọng trong y học để đảm bảo việc truyền máu diễn ra an toàn và hiệu quả.

Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong một chất lỏng gọi là huyết tương. 

Tính đến năm 2019, Hội Truyền máu Quốc tế đã công nhận 39 hệ nhóm máu. Trong đó ABO và Rh là hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền máu, cùng với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản: A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-.

Nhóm máu được xác định bởi các kháng nguyên và kháng thể trong máu.

- Kháng nguyên được hiểu đơn giản là bất kỳ loại phân tử nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng, được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.

- Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Chúng là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn và virus .

2. Hệ thống nhóm máu ABO


8 nhóm máu phổ biến theo hệ ABO và Rh

Kể từ năm 1900, nhà khoa học người Áo Karl Landsteiner khám phá ra nhóm máu ABO đã có tác động lớn đến khoa học pháp y và phẫu thuật. Năm 1902, học trò của ông đã phát hiện ra nhóm máu chính thứ 4 – AB. Cụ thể:

- Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên hồng cầu [và kháng thể kháng B trong huyết tương].

- Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên hồng cầu [và kháng thể kháng A trong huyết tương].

- Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu [nhưng không có kháng thể kháng A và B trong huyết tương].

- Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu [nhưng có cả kháng thể kháng A và B trong huyết tương].

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tỷ lệ nhóm máu tại Việt Nam khoảng: 45% nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A và 5% nhóm máu AB.

3. Hệ thống nhóm máu Rhesus

 


Hệ nhóm máu Rh quan trọng bên cạnh nhóm ABO

Cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, Karl Landsteiner và cộng sự đã tìm ra yếu tố Rh khi nghiên cứu khỉ Macacus Rhesus. Từ đó, hệ Rh trở thành hệ thống nhóm máu quan trọng thứ hai bên cạnh ABO.

Hệ Rh được xác định bằng sự hiện diện của kháng nguyên D trong tế bào hồng cầu gọi là Rh+ [Rhesus D dương], hoặc không có sự hiện diện của kháng nguyên D gọi là Rh- [Rhesus D âm].

Tùy theo mỗi nước sẽ có tỷ lệ số người mang nhóm máu Rh+ và Rh- khác nhau. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người mang nhóm máu Rh+, ít hơn 0,1% người mang nhóm Rh- [A-,B-,AB-,O-].

Sự ra đời của yếu tố Rh đã giúp các nhà nghiên cứu giải thích được bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh [thalassemia] – một tình trạng kháng thể của người mẹ tấn công tế bào máu của em bé.

4. Nguyên tắc truyền máu

Người có nhóm máu O:

- Chỉ nhận được nhóm máu O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, B, AB, O.

Người có nhóm máu A:

- Có thể nhận được nhóm máu A, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, AB.

Người có nhóm máu B:

- Có thể nhận được nhóm máu B, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu B, AB.

Người có nhóm máu AB:

- Có thể nhận được nhóm máu A, B, AB, O.

- Chỉ truyền được cho người có nhóm máu AB.

Ngoài ra, người có yếu tố Rh- chỉ có thể nhận máu Rh-, người có yếu tố Rh+ có thể nhận được cả máu Rh+ và Rh-. 

5. Điều gì xảy ra nếu truyền nhầm nhóm máu

Truyền nhầm nhóm máu sẽ gây ra kết quả rất tồi tệ, có thể dẫn một loạt các phản ứng bao gồm sốc nặng và tử vong nhanh chóng.

Việc xác định nhóm máu rất quan trọng ở phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang nhóm máu Rh- lấy chồng có nhóm máu Rh+ thì cần được theo dõi chặt chẽ khi có thai. Trong trường hợp em bé mang nhóm máu Rh+ trái ngược với người mẹ thì cần dùng thuốc dự phòng sớm để đảm bảo tính mạng cho con. 

Người có nhóm máu Rh- sẽ gặp nguy hiểm khi truyền máu Rh+ vào cơ thể. Do đó, những người mang yếu tố Rh- nên lưu ý nhóm máu của mình.

6. Lưu ý cho người có nhóm máu hiếm Rh-

- Bạn và người thân nên xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình. 

- Hãy thông báo nhóm máu Rh- của mình cho cơ sở y tế, nhất là khi cần truyền máu.

- Phụ nữ mang nhóm máu Rh- khi mang thai cần theo dõi chặt chẽ. 

- Nhóm máu Rh- là nhóm máu hiếm không phải lúc nào cũng có sẵn tại cơ sở y tế. Bạn nên tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm để được tư vấn và hỗ trợ nhau khi cần truyền máu.

Khả năng nhìn vào gương và nhận ra bản thân là một kỹ năng nhận thức được con người thừa nhận, nhưng có rất ít loài động vật khác có thể làm được điều này. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những chú khỉ có thể được huấn luyện để vượt qua một thử nghiệm gọi là “thí nghiệm gương”, nghiên cứu cũng cho rằng còn có nhiều loài động vật khác có thể nhận thức được chính bản thân chúng. Đây là một kết quả thú vị, nhưng nó cũng cho thấy rằng chúng ta vẫn chưa đánh giá chính xác được khả năng nhận thức của một số loài động vật.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trong Tập chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ [PNAS], một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Thần kinh tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tuyên bố rằng, với việc huấn luyện đúng cách, loài khỉ Rhesus có khả năng sẽ nhận ra chúng ở trong gương - một khả năng thường không xuất hiện ở loài này.

Theo nghiên cứu, những con khỉ Rhesus cho thấy chúng có một mức độ nhất định về nhận thức bản thân, mặc dù chúng thiếu đi khả năng tự nhận thức bẩm sinh để nhận ra chính mình trong sự phản xạ. Nghiên cứu mới cũng chỉ ra sự bất cập trong những thử nghiệm gương trước đây như một thước đo cho sự tự nhận thức ở một số loài, và khả năng tự nhận thức này có thể phổ biến hơn ở nhiều loài động vật khác so với chúng ta ước tính.

Khi các nhà khoa học nói về tự nhận thức, họ đang đề cập đến khả năng nội quan, cùng với khả năng để nhận ra chính mình là một cá thể [Tôi] tách biệt với các cá thể khác. Chúng ta tin rằng tất cả mọi người đều có thể tự nhận ra bản thân mặc dù chúng ta không thể chứng minh được điều đó. Hầu hết chúng ta đều tuyên bố rằng mình có thể tự nhận thức, và để có được điều đó, chúng ta đã thực hiện một bước nhảy vọt của đức tin và chấp nhận nó như một thực tế.

Tuy nhiên, chúng ta lại không thể chắc chắn điều này với các loài động vật khác. Trở lại đầu những năm 1970, trong một nỗ lực để vượt qua giới hạn này, nhà tâm lý học Gordon Gallup Jr đã phát triển một thí nghiệm gương, còn được biết đến với tên gọi thí nghiệm tự nhận thức bản thân trong gương. Thí nghiệm nhằm mục đích kiểm tra khả năng tự nhận thức của các loài động vật khác con người. Từ khi thí nghiệm này được giới thiệu, chỉ có rất ít loài đã vượt qua được thử nghiệm này, bao gồm vượn người, voi, cá heo và chim ác là. Một số loài động vật khác không vượt qua được thử nghiệm gồm chó, mèo và thậm chí cả khỉ.

Nhưng theo nghiên cứu mới của PNAS chỉ ra, một loài động vật không có khả năng tự nhận thức trong thí nghiệm gương không có nghĩa là nó hoàn toàn thiếu đi khả năng tự nhận thức, trong trường hợp này là loài khỉ Rhesus.

Bản thân những con khỉ không thể vượt qua thử nghiệm gương. Kỳ lạ thay, các nhà khoa học lại quan sát được chúng sử dụng gương để điều tra môi trường xung quanh, nhưng lại không thể nhận ra ai đang nhìn lại chúng ở trong gương. Tận dụng điều này, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học thần kinh Mu-ming Poo và Neng Gong đã đặt những con khỉ trước một tấm gương và huấn luyện chúng chạm vào các chấm ánh sáng đỏ trên một tấm bảng mà chỉ có thể được nhìn thấy thông qua gương.

Cuối cùng, sau nhiều tuần huấn luyện, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu di chuyển vị trí các chấm sáng từ bảng sang khuôn mặt khỉ. Tại thời điểm đó, những con khỉ có thể chạm vào các chấm trên mặt chúng được đánh dấu ở các vị trí trên gương - một việc mà trước đây chúng chưa từng được huấn luyện để thực hiện.

Tuy nhiên, chừng đó vẫn chưa đủ để chứng minh rằng loài khỉ có thể tự nhận thức. Có thể chúng chỉ phản ứng lại đơn thuần vì đã được đào tạo, và không thực sự hiểu mình đang làm gì. Nhưng phần tiếp theo của thử nghiệm sẽ tiết lộ thêm các thông tin.

Sau khi kết thúc việc huấn luyện, những chú khỉ có khả năng duy trì được kỹ năng phát hiện mới của chúng. Không giống như những người anh em không được huấn luyện, những con khỉ đã được huấn luyện cho thấy các hành vi tự định hướng khi chúng nhìn vào gương, như việc tìm hiểu các bộ phận trên cơ thể chúng mà chúng chưa từng được nhìn thấy [những hành động này giống với các loài đã vượt qua thử nghiệm gương ở trên].

Thử nghiệm đã cho thấy loài khỉ Rhesus có thể tự nhận thức, nhưng có cái gì đó đã ngăn cản chúng có thể tự học kỹ năng này. Với việc huấn luyện trực quan, có vẻ như một kết nối não bộ được tạo thành ở những loài động vật vượt qua thử nghiệm gương. Trong các nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học sẽ cố gắng tìm hiểu và xác định phần nào của não chịu trách nhiệm thực hiện kết nối này.

Ngoài việc chứng minh về sự tự nhận thức của loài khỉ Rhesus, nghiên cứu này cũng chỉ ra những thiếu sót cơ bản trong thí nghiệm gương, cho rằng đây là một phương pháp thiếu căn cứ để đo lường sự tự nhận thức. Việc vượt qua thí nghiệm gương chỉ cho thấy một mức độ nào đó của sự nhận thức, và những loài động vật không vượt qua được thử nghiệm không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có sự tự nhận thức. Bởi chúng ta chưa thực sự hiểu hết về ý thức và sự tự nhận thức, vậy nên việc mô tả sự tự nhận thức có hay không ở một loài mới chỉ dừng lại ở mức độ “thầy bói xem voi” mà thôi.

Chủ Đề