Khoa Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 trđ/năm học

Chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử hiện nay được xây dựng trên cơ sở phát triển chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử năm 2009 kết hợp với sự tham khảo chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như Stanford, Chico (Koa Kỳ), Sibaura (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU)…; Chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA năm 2017;

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên ngành vững chắc, có kỹ năng nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc và sáng tạo trong mọi môi trường lao động để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống cơ điện tử và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

Định hướng đào tạo:

- Nghiên cứu

- Ứng dụng

Bằng tốt nghiệp:

- Thạc sĩ kỹ thuật (đối với định hướng ứng dụng)

- Thạc sĩ khoa học (đối với định hướng nghiên cứu)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điện tử có trình độ chuyên môn vững chắc để có thể hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật điện tử, có tư duy hệ thống, khả năng cập nhật hiểu biết về các vấn đề đương đại, có khả năng nghiên cứu và độc lập sáng tạo, tự đào tạo để sẵn sàng thích ứng, hội nhập môi trường khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nhiều thách thức mới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Theo định hướng nghiên cứu:

Kết thúc khóa đào tạo thạc sỹ khoa học chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử, người học có trình độ chuyên môn tốt, nắm chắc các kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học và những công nghệ mang tính cập nhật cao thuộc lĩnh vực của ngành học Kỹ thuật điện tử; phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn và vận dụng kiến thức và các thành tựu khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề thực tế; kỹ năng làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế. Thạc sỹ định hướng nghiên cứu sau khi tốt nghiệp có khả năng phát huy cao năng lực nghiên cứu độc lập và sáng tạo của mình tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phát triển trong và ngoài nước.

b. Theo định hướng ứng dụng:

Kết thúc khóa đào tạo thạc sỹ định hướng ứng dụng chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử, người học có trình độ chuyên môn sâu, nắm chắc các kiến thức cơ bản, cơ sở kỹ thuật và những công nghệ mang tính cập nhật cao thuộc lĩnh vực của ngành học Kỹ thuật điện tử; phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; kỹ năng làm việc nhóm đa ngành, hội nhập quốc tế; có khả năng vận hành và triển khai các thiết bị, công nghệ mới vào thực tế ngành Điện tử ở Việt Nam, có khả năng thiết kế, tích hợp hệ thống chuyên dụng và dân dụng. Thạc sỹ định hướng ứng dụng chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử sau khi tốt nghiệp có khả năng phát huy và sử dụng có hiệu quả các kiến thức đã được đào tạo chuyên sâu vào công việc tại các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực điện tử

Tuyển sinh chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức: Xét tuyển (đối với những thí sinh đáp ứng yêu cầu xét tuyển) hoặc Thi tuyển.

- Tuyển sinh chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng được thực hiện bằng hình thức: Thi tuyển.

- Thi tuyển với ba môn thi là Toán cao cấp, Tiếng Anh, Mạch và xử lý tín hiệu số

Tùy trường hợp cụ thể đối với từng ứng viên và được quy định bởi Viện đào tạo

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 trđ/năm học

Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Chương trình kỹ thuật Điện tử- Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử -Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 trđ/năm học

Ngành học Kỹ thuật điện tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu....

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điện được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch điện – điện tử; Thiết kế máy điện và khí cụ điện hiện đại; Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời…); Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp; Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Phân tích và điều khiển hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các Nhà máy điện và trạm biến áp; Tự động hóa hệ thống điện; Thị trường điện lực; Lưới điện thông minh (Smart Grid, Micro Grid)

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

Chương trình đào tạo chi tiết  

Khoa Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
 TẢI VỀ PDF

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

Kiến thức

  • Tính toán, điều khiển hệ thống điện quốc gia, các miền, vận hành thị trường điện.
  • Tư vấn, thiết kế lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp; các hệ thống năng lượng tái tạo
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp
  • Thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống điện trong các tòa nhà cao tầng
  • Quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật;
  • Thi công, xây lắp các công trình điện lực
  • Thiết kế, chế tạo máy điện, khí cụ điện hiện đại;
  • Thí nghiệm, kiểm định chất lượng thiết bị điện;
  • Nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh và hệ thống giám sát, điều khiển hiện đại;

Kỹ năng

  • Kỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng quản lý thời gian;
  • Kỹ năng khởi nghiệp;

Ngoại ngữ

  • Sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOIEC từ 500 trở lên. 

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điện có cơ hội nhận các loại học bổng:

  • Nhiều suất học bổng với tổng trị giá khoảng 300 triệu từ các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước: ABB, Siemens, Mitsubishi, Rockwwell Automation.... 
  • Kinh phí hỗ trợ khi thực tập tại các công ty, tập đoàn: Foxconn, Coteccons, Samsung, EDH, EVN... 
  • Học bổng trao đổi sinh viên tại nước ngoài theo các chương trình: Eramus, AUN/SEED-Net, ECORED, Nafosted…
  • Học bổng khi tham gia làm việc tại các trung tâm nghiên cứu của Viện Điện; 
  • Kinh phí hỗ trợ khi tham gia công tác trợ giảng

100% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường 10-12 triệu VNĐ/tháng.

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện-Hệ thống điện;
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng; 
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng; 
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu…

Liên hệ - Tư vấn

Trường Điện - Điện tử