Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 77

Đề bài

Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua? Em có biết tại sao lại có hiện tượng này?

Lời giải

- Bởi vì khi có lũ về, nước chảy qua đem theo và để lại ở vùng đất đồng bằng một hỗn hợp không đồng nhất các chất gọi chung là phù sa.

- Phù sa là sản phẩm của sự phong hóa các loại đất đá, bị vụn bở, chứa nhiều hỗn hợp các chất, khoáng chất dinh dưỡng, chúng bồi đắp thêm sự màu mỡ cho các vùng đất đồng bằng ven sông.

Đề bài

Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết cấu tạo sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào.

Lời giải

Trả lời câu hỏi luyện tập, vận dụng, thực hành trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều. Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể 

Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Cơ thể sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là: Con gà, cây hoa mai, cây lúa.

Luyện tập mục 1 trang 76 SGK KHTN 6 Cánh Diều.

Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ: vi khuẩn lam, xạ khuẩn,…

Tế bào nhân thực: trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày,…

Luyện tập

Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1.

Lý thuyết cấu tạo sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào.

Câu hỏi mục 2 trang 78 Khoa học 6 Cánh Diều.

Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.

Quan sát hình.

Các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao: Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

Vận dụng mục 2 trang 79

Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.

Quan sát hình

Thứ tự các cấp độ tổ chức:

c] Tế bào biểu mô ruột [cấp độ tế bào] => d] Biểu mô ruột [cấp độ mô] => b] Ruột non [cơ quan] => a] Hệ tiêu hóa [hệ cơ quan] => e] Cơ thể.

Trả lời câu hỏi 2 mục 2 trang 79 SGK KHTN 6 Cánh Diều.

Câu 1. Dựa vào hình 13.3 hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.

Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh: mô bì, mô xốp, mô dẫn, mô giậu.

Câu 2

Quan sát hình 13,.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.

Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người: Ruột non, đại tràng, dạ dày, gan, thực quản,…

Luyện tập mục 2 trang 80 SGK khoa học 6 Cánh Diều.

Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 80 KHTN 6 Cánh Diều.

Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.

Thực hành mục 3

Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.

Mô tả nấm men: dạng cầu, bầu dục, một số tế bào có chồi nhỏ nảy ra.

Thực hành mục 3

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý sau.

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 75, 76, 77 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. KHTN 6 Bài 22: Cơ thể Sinh vật – Chương 6 Từ tế bào đến cơ thể

Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng.

I. Cơ thể là gì trang 75 SGK KHTN 6

Quan sát hình 22.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?

Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm:

– Cảm ứng và vận động: cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

– Sinh trưởng: cơ thể lớn lên về kích thước.

– Sinh sản: quá trình tạo ra con non.

– Bài tiết: loại bỏ các chất thải.

– Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước.

– Hô hấp: lấy oxygen và thải cacbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra.

Quan sát hình 22.2 và thảo luận nhóm các nội dung sau:

1. Kể tên vật sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một vật sống?

2. Để chuyển động trên đường, một chiếc ô tô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí carbon dioxide. Vậy, vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ô tô và xe máy không phải là vật sống?

1. Các vật sống: 2 chú khỉ, em bé, cây gỗ, cây cỏ.

Vật không sống: tường gạch, hàng rào.

Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.

2. Vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn ô tô dùng oxygen để hoạt động được và đều thải ra khí carbon dioxide.

Nhưng ô tô và xe máy không được xem là một vật sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được [một ô tô không thể tự sinh ra một ô tô con khác, cũng như không thể tự vận động].

II. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào trang 77

Quan sát hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

Cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván.

Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai.

Video liên quan

Chủ Đề