Khoảng cách giữa 2 sân cầu lông

Sân cầu lông chính là nơi diễn ra các trận thi đấu, là nơi bạn có thể luyện tập cầu lông hàng ngày để nâng cao trình độ hoặc rèn luyện sức khỏe. Cũng như các môn thể thao khác, sân đánh cầu lông sẽ có những đặc điểm riêng mà người chơi cần phải nắm vững. Sau đây Thế Giới Thể Thao giới thiệu quy cách kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đánh đơn và đánh đôi, quy cách lưới sân cầu lông sử dụng trong nhà và ngoài trời.

Kích thước sân cầu lông chuẩn được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF. Tùy vào loại hình thi đấu [đánh cầu lông đơn hay đánh cầu lông đôi] mà sân cầu lông cũng có hai loại đó là: sân cầu lông đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi.

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Chiều rộng: 5,18m

Chiều dài: 13,41 m

Mặt bằng xung quanh: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ

Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC 

Kích thước sân cầu lông đánh đôi

Chiều rộng: 6,1 m

Chiều dài: 13,41 m

Mặt bằng xung quanh:: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ 

Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC 

Tóm tắt đặc điểm của sân cầu lông thi đấu đơn và đôi

Sơ đồ các vị trí trên sân cầu lông

Cách tự vẽ sân cầu lông chuẩn trong thi đấu

Căn cứ vào thông số kỹ thuật về kích thước sân cầu lông đã trình bày trên, nếu bạn muốn thực hiện vẽ sân cầu lông, hãy tham khảo các bước dưới đây.

Dụng cụ cần thiết

  • Một thước dây có chiều dài 30m hoặc 50m.
  • Vài cuộn băng dính dán được nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Một con lăn sơn loại nhỏ hoặc cây chổi quét sơn nhỏ.
  • Cách vẽ sân cầu lông

  • Khảo sát lại vị trí làm sân cầu lông. Yêu cầu mặt sân phải phẳng, không gồ ghề, có hố nhỏ. Kích thước mặt phẳng nhỏ nhất là 17.4m x 10.1m [dài x rộng]. Đo khoảng trống xung quanh sân rộng ít nhất 2m.
  • Sử dụng thước dây đo và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông.
  • Dùng băng dính để tạo khung cho đường kẻ trên sân cầu lông. Sau đó lấy sơn hoặc vôi quét thành đường biên sân.
  • Tiếp tục đo và kẻ các đường nằm trong sân thi đấu theo quy định về kích thước sân cầu lông đơn và sân cầu lông đôi.
  • Sau khi sơn khô, bạn sẽ bóc băng dính ra là hoàn thành công việc vẽ sân cầu lông.
  • Những lưu ý khi vẽ sân cầu lông

  • Trong quá trình sơn hoặc đang sơn sân cầu lông, tuyệt đối không được để mọi người giẫm chân lên những vạch kẻ. Cần thời gian 5-6h để sơn được khô.
  • Vị trí thiết kế sân cầu lông cần bằng phẳng, hạn chế chọn lựa những chỗ có hỗ nhỏ, nhằm giảm bớt chân thương cho người tập luyện và thi đấu trên sân.
  • Trước khi sơn hãy dùng phấn kẻ nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sân thi đấu.
  • Nên sử dụng sơn màu trắng hoặc vàng cho dễ nhìn.
  • Theo quy định thi đấu cầu lông, bộ môn này thường được chơi trên sàn gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp được làm theo quy trình đặc biệt. Bạn có thể vẽ sân trên sân gạch hay bê tông đều được.
  • Quy định thiết kế sân cầu lông trong thi đấu

    Ngoài việc nắm rõ kích thước sân cầu lông, bạn cũng cần biết thêm các quy định trong thiết kế sân cầu lông tiêu chuẩn, các hạng mục khác được quy định như sau trong thiết kế.

    Lưới sân cầu lông

    Lưới cầu lông được căng ở trung tâm của sân cầu lông, yêu cầu người chơi trả quả cầu từ bên này sang bên kia của sân trong suốt trận đấu. Được làm căng bằng cách sử dụng các cọc căng có trọng lượng ở các mép ngoài của sân cầu lông, lưới cầu lông được phép hơi chùng xuống giữa nhịp. Không giống như các loại lưới thể thao khác yêu cầu cột phải được lắp đặt cố định, lưới cầu lông thường di động và có thể di chuyển và lắp đặt nhanh chóng khi sẵn sàng chơi. Các loại lưới cầu lông thường sử dụng là sợi polyethylene, nylon và vinyl.

    Chiều cao lưới:  1,55 m

    Chiều rộng lưới: 6,1 m

    Chiều cao tạ giữa sân: 1,52 m

    Tầng trên: 0,76 m

    Mắt lưới: 19 mm

    Chất liệu lưới: Polyethylene, nylon, vinyl

    Cột căng lưới sân cầu lông

    Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho cả đánh cầu lông đôi lẫn đánh cầu lông đơn.

    Thông thường, cột cầu lông có 2 loại là: 

  • Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.
  • Cột cầu lông có bánh xe dễ dàng vận chuyển và tháo lắp.
  • Chiều cao của 2 cột lưới tính từ mặt sân là 1m55. Yêu cầu 2 cột căng lưới phải chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên đó. Vị trí đặt 2 cột căng lưới và các phụ kiện đi kèm của chúng là ở ngoài đường biên của sân.

    Đường biên trên sân cầu lông

    Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:

  • Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.
  • Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.
  • Baseline: Là đường biên tại cuối mỗi bên sân, nó song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.
  • Center line: Là đường vạch vuông góc với lưới, chia 2 phần sân giao cầu cho mỗi bên trái và phải.
  • Short service line: Là vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Thao tác giao cầu hợp lệ cần tối thiểu đi đến vạch này.
  • Doubles Sideline: Là một đường thẳng, kết hợp với đường biên tại cuối mỗi sân để tạo thành các đường ranh giới bên ngoài của sân cầu lông.
  • Long Service Line: Là vạch giao cầu dài. Khi giao cầu, bạn không được để cầu đi quá vạch này.
  • Một số lưu ý bạn cần biết với sân cầu lông

    Màu nền sân cầu lông thường là xanh lá hoặc xanh dương.

    Đường biên của sân có độ rộng là 4cm, các đường biên được vẽ rõ, dễ nhìn bằng sơn màu trắng hoặc vàng.

    Phạm vi sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.

    Trụ cầu lông phải đủ chắc chắn để khi căng lưới nó vẫn đứng thẳng.

    Trụ và các phụ kiện cầu lông khác không được đặt vào trong sân.

    Xem thêm:

  • Quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời
  • Thiết kế và chi phí thi công sân cầu lông
  • Câu hỏi liên quan

    Sân cầu lông có thể được làm bằng nhiều vật liệu như thảm PVC, gỗ, sơn acrylic, sơn silicon PU. Hiện nay chúng tôi đang nhận thiết kế, lắp đặt và làm vinyl sân cầu lông với vật liệu là thảm vinyl sân cầu lông với độ dày của thảm bằng 4,5 mm và 4,7 mm[3.0 mm nhựa EVA, mặt trên 1.5mm nhựa PVC], đây là loại thảm vinyl phù hợp với khí hậu Việt Nam có độ bền lên tới 6 năm được bảo dưỡng và sử dụng đúng cách.

    + Chiều dài sân: 13,4 m. + Chiều rộng sân: 5,18 m. + Độ dài đường chéo sân: 14,3 m. + Độ dày của đường biên bằng 4 cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng.

    Chiều cao của sân cầu lông ở trong nhà tức là khoảng không ở bên trên thấp nhất đó là 9m. Hành lang quanh sân ở trong phạm vi 2m thì không được có vật cản. Nếu nhà thi đấu có nhiều sân thì có khoảng cách tối thiểu ở giữa các sân đó là 2m. Thường thì một sân thi đấu cầu lông sẽ có nền tường là màu xanh sẫm.

    Cầu lông được chơi bằng quả cầu [còn được gọi là chim hay chim] thay vì quả bóng. Quả cầu là một viên đạn hình nón khí động học sẽ bay trong không khí với đầu nút chai đầu tiên khi chạm vào nó.

    Cầu lông đặc biệt so với các môn thể thao dùng vợt khác ở chỗ nó được chơi với quả cầu hình nón chứ không phải quả cầu.

    Cầu lông ban đầu được phát minh ở Ấn Độ vào khoảng những năm 1860 như một trò chơi có tên là ‘Poona.’ Trò chơi này được nhập khẩu và chơi trên các vùng quê ở Anh khi các sĩ quan quân đội Anh trở về nước và hệ thống hóa thêm các quy tắc của trò chơi để thi đấu.

    Thêm câu hỏi? Hãy để chúng tôi giúp. Liên hệ chúng tôi

    Cũng giống như bất kỳ sân thi đấu thể thao nào, sân cầu lông có những quy định riêng về kích thước và sơ đồ cấu tạo trên sân. 

    Vậy kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn là bao nhiêu? Mời bạn cùng LEEP.APP tìm hiểu trong bài viết này nhé.

    Sơ đồ sân cầu lông

    Sân cầu lông có hình chữ nhật với màu nền thường là xanh lá hoặc xanh dương. Sân được giới hạn và phân chia thành các khu vực nhờ vào những đường giới hạn, bao gồm:

    • Đường trung tâm [the centre line]: Đây là đường kẻ giúp phân chia sân của mỗi đội ra thành 2 phần phải và trái. Đường trung tâm sẽ vuông góc với lưới và đi qua trung điểm của lưới.
    • Đường biên dọc [The sideline]: Đây là 4 đường song song với đường trung tâm và nằm ở 2 bên sân. Bốn đường biên dọc này được chia làm 2 loại, tương ứng với 2 hình thức đánh đơn và đánh đôi. Trong đó, 2 đường biên dọc của hình thức đánh đơn sẽ nằm ở trong, còn của hình thức đánh đôi sẽ nằm ở ngoài.
    • Vạch giao cầu ngắn [Short service line]: Là 2 vạch kẻ nằm cách lưới 1,98m về phía 2 sân.
    • Vạch giao cầu dài [The long service line]: Là vạch kẻ giới hạn phạm vi đứng giao cầu. Nếu người chơi giao cầu quá vạch này sẽ bị tính là giao cầu ra ngoài. Tương ứng với 2 hình thức đánh đơn và đánh đôi, trên sân sẽ có 2 loại vạch giao cầu dài.
    • Đường biên ngang [The back boundary line]: Đây là 2 đường song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân. Đường biên ngang cũng chính là vạch giao cầu dài của hình thức đánh đơn.

    Các vạch kẻ trên sân cầu lông cần phải nổi bật và dễ phân biệt. Vì vậy, chúng thường được sơn màu vàng hoặc trắng. Đồng thời, mỗi vạch kẻ sẽ có chiều rộng đều nhau và bằng 40mm.

    Sơ đồ sân cầu lông

    Kích thước sân cầu lông chuẩn

    Kích thước sân cầu lông đánh đơn sẽ không giống với sân cầu lông đánh đôi.

    Theo đó, sân cầu lông đánh đôi có chiều dài 13,4m và chiều rộng 6,1m. Độ dài đường chéo sân đánh đôi là 14,73m. Sân được giới hạn bởi 2 đường biên dọc bên ngoài và 2 đường biên ngang cuối sân.

    Trong khi đó, kích thước sân cầu lông đánh đơn lại nhỏ hơn, với chiều dài 13,4m nhưng chỉ rộng 5,18m. Độ dài đường chéo sân là 14,38m. Sân đánh đơn được giới hạn bởi 2 đường biên dọc bên ngoài và 2 đường biên ngang cuối sân.

    Chiều cao tối thiểu của sân thi đấu cầu lông không được đề cập cụ thể trong Bộ luật cầu lông. Tuy nhiên, một sân cầu lông được đánh giá là không phù hợp nếu quả cầu có thể chạm vào trần nhà khi bạn giao cầu cao. Chiều cao thông thường của sân thi đấu cầu lông chuyên nghiệp là 9,5m. Tuy nhiên, chiều cao của các sân đấu trong nước chỉ cần 7,5m là đủ.

    Phạm vi giao và nhận cầu trên sân cầu lông

    Đối với sân đánh đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, đường biên dọc phía trong, vạch giao cầu ngắn và vạch giao cầu dài phía dưới [lúc này chính là đường biên ngang].

    Đối với sân đánh đôi, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, đường biên dọc phía ngoài, vạch giao cầu ngắn và vạch giao cầu dài phía trên.

    Quy định về kích thước của trụ và lưới

    Các trụ treo lưới phải cao 1,55m tính từ mặt sân và cần đảm bảo sẽ không bị cong khi lưới căng.

    Hai trụ lưới được đặt trên các đường biên dọc bên ngoài dù là đánh đôi hay đánh đơn. Trụ lưới hoặc các dụng cụ hỗ trợ không được nằm sâu hơn đường biên dọc phía trong.

    Trụ treo lưới và lưới cầu lông cũng có những quy định riêng

    Lưới cầu lông sẽ có chiều rộng 760mm và chiều dài tối thiểu 6,1m. Lưới được treo lên trụ sao cho khoảng cách từ đỉnh lưới tới mặt sân là 1,55 mét ở biên dọc bên ngoài và 1,524 mét ở phần trung tâm. Cần lưu ý, giữa đầu lưới và trụ không được có khoảng cách. Bạn có thể quấn phần đầu lưới thừa vào trụ cột để tránh tạo khoảng cách này.

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thước cũng như tiêu chuẩn của một sân đánh cầu lông. Việc nắm rõ sơ đồ và kích thước sân cầu lông sẽ giúp bạn xác định được phạm vi giao cầu cũng như phạm vi chơi trong từng hạng mục nhất định.

    Cùng với cầu lông, bạn cũng nên lựa chọn thêm một số hoạt động thể chất để giúp nâng cao sức khỏe của chính mình. Với đội ngũ huấn luyện viên nhiệt tình, LEEP.APP hứa hẹn mang đến cho bạn những buổi tập thể lực vừa sức và hiệu quả. Ngoài ra, LEEP.APP còn cung cấp thêm các dịch vụ thể thao giải trí lành mạnh và phù hợp với sở thích của bạn như bơi lội, bắn cung, bắn súng, leo núi trong nhà, chèo thuyền SUP… Hãy tải ngay LEEP.APP để có cuộc sống luôn năng động nhé.

    Nguồn tham khảo

    Everything you wanted to know about a badminton court //www.olympicchannel.com/en/stories/features/detail/badminton-court-size-dimension-measurement-length-width-net-height-service-line/ Ngày truy cập: 23/03/2021

    Badminton //www.dlgsc.wa.gov.au/sport-and-recreation/sports-dimensions-guide/badminton Ngày truy cập: 23/03/2021

    Video liên quan

    Chủ Đề