Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt Trái Đất là có thực vật sinh sống đó có

Câu 1: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
Câu 2: Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1:

- Sinh quyển là một quyển của trái đất. Trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống, chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố sinh vật.

- Sinh vật:

+ Không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển

+ Mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

- Tại sao? Vì mỗi sinh vật cần thích nghi với các điều kiện phát triển khác nhau.

Câu 2:

- Sinh vật phát triển và phân bố tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau.

- Cụ thể:

+ Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng.

+ Đất: Với các đặc tính lí, hoá, độ phì của đất ảnh hưởng phát triển, phân bố thực vật..

+ Địa hình: Độ cao, hướng sườn

+ Sinh vật: Vùng nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú, đa dạng và ngược lại,..

+ Con người: Làm thay đổi cây trồng, vật nuôi và phạm vi phân bố sinh vật.

Đáp án

– Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
– Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Vì sinh vật chỉ phân bố tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Câu 2. Nêu vai trò của sinh quyển.

Đáp án

Sinh quyển đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong lớp vỏ địa lí cũng như trong từng hợp phần của nó. – Oxi tự do trong khí quyển là sản phẩm quá trình quang hợp của cây xanh. Nhờ oxi tự do này mà tính chất của khí quyển đã bị thay đổi: từ chỗ mang tính chất khử trở thành tính ôxi hóa. – Sinh vật tham gia vào quá trình hình thành một số loại đá hữu cơ và khoáng sản có ích như đá vôi, đá phân, than bùn, than đá, dầu mỏ,… – Sinh vật đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành đất, thông qua việc cung cấp xác vật chất hữu cơ, phân hủy và tổng hợp mùn cho đất.

– Sinh quyển ảnh hưởng tới thủy quyển thông qua sự trao đổi vật chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước.

Câu 3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Đáp án

* Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. – Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, Xích đạo; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. – Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ẩm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Ngược lại, ở các hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây. – Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác. * Đất: – Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. – Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng Xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,… * Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật vùng núi. – Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, dẫn đến sự hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. – Hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật. * Sinh vật: – Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. – Thực vật vừa là nguồn thức ăn vừa là nơi cư trú của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại. * Con người: ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. – Làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. – Làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích rừng.

– Làm mất nơi sinh sống và tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.

Câu 4. Trình bày ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất.

Đáp án

– Ảnh hưởng tích cực: + Thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. + Trồng rừng. – Ảnh hưởng tiêu cực: + Làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. + Làm giảm mật độ sinh vật ở nhiều nơi.

+ Làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Câu 5. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật.

Đáp án

* Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi: “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” —> Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó. * Ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình hình thành đất: + Nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. • Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục phong hóa thành đất. • Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp hữu cơ cho đất. + Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. * Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh vật: thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. – Nhiệt độ tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. – Nước và độ ẩm không khí quyết định sự sống của sinh vật, do đó tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của chúng.

– Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của chúng.

Câu 6. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.

Đáp án

– Sinh vật tác động đến đất: + Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất. + Thực vật cung cấp chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. + Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. + Động vật sống trong đất (giun, kiến, mối,…) cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hóa học của đất. – Đất tác động đến sinh vật: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. Ví dụ: + Đất ngập mặn: thích hợp với các loài cây ưa mặn: sú, vẹt, đước, bần, mắm,…

+ Đất badan: thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,…).

Câu 7. Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố  lớp phủ thực vật như thế nào?

Đáp án

* Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển lớp phủ thực vật: – Ánh sáng: là nguồn năng lượng cho các quá trình quang hợp tạo thành các chất hữu cơ trong cây. Nhờ ánh sáng, cây hấp thụ khí C02 trong khí quyển, đồng hóa khí này thành chất hữu cơ, tích lũy cho cây. Chất lượng sinh khối của cây phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. 95% khối lượng của cây tạo thành từ C02. Dựa vào nhu cầu về cường độ ánh sáng, có thể chia ra cây ưa ánh sáng và cây ưa bóng. – Nhiệt độ: là yếu tố sinh thái quan trọng đối với đời sống thực vật, nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá đến một giới hạn nào đó thì rễ cây ngừng hoạt động, không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. – Độ ẩm không khí: sự thoát hơi nước của cây phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm không khí. Độ ẩm cao, sự thoát hơi nước bị hạn chế, độ ẩm thấp cây thoát hơi nước nhiều dẫn đến khô. – Mưa: nước cần thiết cho quang hợp, hô hấp, sinh trưởng, các quá trình hóa, lí, sinh của thực vật. * Sự phân bố các kiểu thảm thực vật trên thế giới tùy thuộc vào sự phân bố của điều kiện khí hậu: – Ở vùng nhiệt đới gần biển: với khí hậu nóng, ẩm, thích nghi cho sự phát triển của các cây gỗ lớn thường xanh hỗn giao với các cây gỗ thấp hơn hơn, cây bụi, cây ưa nóng, ưa ẩm. Thảm thực vật chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn đất lầy ở ven biển. – Ở vùng nhiệt đới lục địa: có khí hậu nóng và chia thành hai mùa mưa, khô, có cây gỗ rụng lá vào mùa khô chiếm ưu thế. Thảm thực vật thường gặp là rừng mưa mùa nhiệt đới và rừng thưa nhiệt đới. Càng đi sâu vào lục địa, thời kì khô, nóng càng kéo dài, cây gỗ thưa dần, các thảm thực vật cỏ ưa khô và nóng của các xavan và đồng cỏ chiếm Ưu thế. – Ở vùng cận nhiệt đới ẩm gần biển: có rừng lá rộng thường xanh. Vào sâu hơn trong lục địa, có thảo nguyên khô hạn và cuối cùng là các sa mạc. – Ở vùng ôn đới lạnh kề biển: không khí rất ẩm và lạnh, gió mạnh, cây gỗ lớn ít phát triển, chủ yếu có cây bụi thấp ở đồng cỏ. Càng vào sâu lục địa, có rừng cây lá rộng rụng lá mùa đông, tiếp đó là rừng cây lá kim thường xanh.

– Tại các vùng đài nguyên, khí hậu lạnh, hầu như có cây bụi thấp chịu lạnh, rêu và địa y.

Câu 8. Địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất và phân bố sinh vật như thế nào?

Đáp án

a) Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất và phân bố sinh vật * Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất – Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. – Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. – Các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất. – Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. * Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật – Độ cao địa hình làm nhiệt độ, độ ẩm thay đổi dẫn đến thành phần thực vật thay đổi nên hình thành các vành đai sinh vật khác nhau. – Hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật. b) Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất và phân bổ sinh vật * Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành đất – Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. + Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục phong hóa thành đất. + Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp hữu cơ cho đất. – Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. * Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước và ánh sáng. – Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. – Nước và độ ẩm không khí: quyết định sự sống của sinh vật. – Ánh sáng: ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ, từ Xích đạo về hai cực dẫn đến sự hình thành các thảm thực vật khác nhau: từ thảm thực vật rừng nhiệt đới đến thảm thực vật đài nguyên. Sự thay đổi độ ẩm dẫn đến ngay trong một vòng đai cũng có các thảm thực vật khác nhau như trong vòng đai nhiệt đới có các thảm thực vật: rừng mưa nhiệt đới, rừng gió mùa, xavan và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: