Không chấp hành hiệu lệnh xe máy

Nghị định 100 đã tăng mạnh mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT so với Nghị định 46 trước đây. Cụ thể như sau:

STT

Phương tiện

Hành vi

Mức phạt hiện nay

Mức phạt trước đây

1

Ô tô

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT

03 - 05 triệu đồng

1,2 - 02 triệu đồng

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT

18 - 20 triệu đồng

18 - 20 triệu đồng

2

Xe máy

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT

600.000 - 01 triệu đồng

300.000 - 400.000 đồng

Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT khi đang:

- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

10 - 14 triệu đồng

10 - 14 triệu đồng

3

Xe đạp,xe đạp máy, xe đạp điện

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

4

Người đi bộ

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT

60.000 - 100.000 đồng

50.000 - 60.000 đồng


Phạt nặng người không chấp hành hiệu lệnh của CSGT [Ảnh minh họa]

Hiệu lệnh của CSGT được thể hiện thế nào?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, hiệu lệnh của CSGT cũng là một loại báo hiệu đường bộ cùng với tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường…

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

Hiệu lệnh của CSGT được quy định như sau:

Hiệu lệnh bằng tay của CSGT

- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;

- Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn;

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;

- Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

- Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;

- Tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

Hiệu lệnh bằng còi của CSGT

- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Các hiệu lệnh khác

- Cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới: Dừng xe;

- Người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

>> Không vi phạm, CSGT có được yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn?

Tình Nguyễn

Xin chào tổng đài tư vấn. Cho tôi hỏi tôi mức phạt xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Người điều khiển xe máy đi qua ngã tư bị cảnh sát giao thông lập biên bản với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì mức phạt cụ thể như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Tư vấn giao thông đường bộ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.”

Như vậy, theo quy định trên thì khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Do đó, nếu vi phạm bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, mức phạt xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g] Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là người điều khiển xe máy đi qua ngã tư bị cảnh sát giao thông lập biên bản với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Với hành vi này bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Kết luận:

Mức phạt người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là bài viết về vấn đề mức phạt xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :

Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định

Hình thức nộp phạt và lấy lại giấy phép tại địa phương nơi cư trú

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề