Khung giá đất năm 2023

Theo kế hoạch, dự án sửa đổi này sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10 tới. Điểm mới đáng chú nhất trong dự thảo Luật được thị trường đặc biệt quan tâm là sẽ tiến hành bỏ khung giá đất. Việc bỏ khung giá đất sẽ được thực hiện như thế nào?

Đa số bất cập trong quản lý đất đai hiện nay đều sinh ra từ việc quản lý giá đất không đảm bảo tính phù hợp thị trường. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, quá trình thực hiện thời gian qua cho thấy, khung giá đất không theo kịp biến động giá đất trong thực tế, chưa điều chỉnh kịp thời, biên độ quá rộng. Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất bỏ khung giá đất trong dự thảo lần này mang ý nghĩa rất lớn với thị trường bất động sản.

"Trước đây là ở địa phương là bị giới hạn bởi khung giá đất xây dựng ở Trung ương nhưng lần này sau khi bỏ khung giá đất các địa phương hoàn toàn độc lập tự chủ và được phân cấp trong việc xây dựng bảng giá đất và địa phương hoàn. Toàn quyết định được việc bảng giá đất phù hợp với thị trường và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương", PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho biết.

Việc xây dựng khung giá đất lâu nay thấp để đảm bảo các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của người dân và doanh nghiệp như các thuế phí ở mức phù hợp giúp đảo an sinh xã hội và tạo động lực cho doanh nghiệp. Do vậy, trong dự thảo luật đất đai lần này khi bỏ khung giá đất, sẽ có quy định để xác định mức giá để tính nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

"Trong dự thảo về Luật Đất đai [sửa đổi] lần này, chúng tôi đã đưa ra quy định UBND các tỉnh sẽ quyết định bảng giá đất, sau đó xác định giá để thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính cuả người dân. Trong quy định, chúng tôi đưa ra là ổn định trong khoảng thời gian 5 năm và không quá 20% so với kỳ trước", GS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết.

Cũng theo ông Thọ, điều này hoàn toàn phù hợp với Nghị định 96 khi xây dựng khung giá đất 2019 để so sánh với khung giá đất 2014. Khung giá đất 2019 cũng quy định các định phương không xây dựng bảng giá đất quá 20% so với thị trường.

Dự thảo Luật Đất đai [sửa đổi] liên quan đến nội dung bỏ khung giá đất đang lấy ý kiến của người dân đến 25/9/2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Sẽ bỏ khung giá đất và xác định theo nguyên tắc thị trường

Tại Nghị quyết 18-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó “bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường”.

Theo chủ trương đó, dự thảo Luật Đất đai cũng không còn đề cập đến khung giá đất. Mặc dù dự thảo Luật Đất đai mới đã không còn nhắc đến khung giá đất nhưng vẫn yêu cầu Chính phủ quy định nguyên tắc xác định mức ổn định của giá đất trong vòng 05 năm và không vượt quá 20% so với kỳ trước đó tại địa phương.

Cụ thể, Điều 113 của Luật Đất đai 2013 quy định: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp”.

Hiện nay, khung giá đất được lấy làm căn cứ để các tỉnh, thành ban hành bảng giá đất. Bảng giá này được sử dụng làm căn cứ tính mức bồi thường khi thu hồi đất, tính tiền sử dụng đất; tính phí và lệ phí khác trong quản lý, sử dụng đất đai và mức phạt khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Người dân được lợi thế nào khi bỏ khung giá đất?

Trong số các điểm mới của dự thảo Luật Đất đai lần này, việc bỏ khung giá đất là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Đối với người dân, việc bỏ khung giá đất có thể giúp vấn đề bồi thường khi bị thu hồi đất được thỏa đáng hơn

Hiện nay, mức bồi thường thu hồi đất được tính trên bảng giá đất do các tỉnh, thành ban hành dựa trên khung giá đất. Vì thế, tiền bồi thường được cho là chưa tương xứng với giá thị trường dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Việc giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng và tiến độ của các dự án cũng đẩy nhanh hơn.

Việc bỏ khung giá đất cũng được các chuyên gia cho là sẽ giúp hạn chế hiện tượng đầu cơ đất đai. Bởi khi khung giá đất sát thị trường sẽ khiến thuế bất động sản, phí chuyển nhượng cao hơn…, làm giảm đi tính hấp dẫn của việc đầu tư vào đất đai. Người dân có nhu cầu mua nhà, đất để ở sẽ có cơ hội mua “đúng giá” hơn, tránh được tình trạng giới đầu cơ ôm đất thổi giá…

Hiện nay, dự thảo Luật Đất đai vẫn đang được tiếp tục lấy ý kiến và dự kiến sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 4 [10/2022] và Kỳ họp thứ 5 [5/2023], thông qua tại Kỳ họp thứ 6 [10/2023]. Bạn có thể theo dõi chi tiết thông tin về dự thảo luật này tại LuatVietnam.vn.

LuatVietnam.vn là website tra cứu văn bản pháp luật lâu đời nhất tại Việt Nam với kho dữ liệu khổng lồ lên tới hàng trăm nghìn văn bản được ban hành từ năm 1945 đến nay và liên tục cập nhật hàng ngày. Nhanh chóng, chuẩn xác và nhiều tính năng là những ưu điểm của website này. Là một trong những đơn vị ứng dụng thành công công nghệ 4.0 vào việc số hóa văn bản pháp luật, mỗi văn bản tại LuatVietnam đều giúp cho người đọc tra cứu dễ dàng toàn bộ thuộc tính, tình trạng hiệu lực của từng điều khoản…

Chủ Đề