Kịch bản hài kịch ngắn cho học sinh

Kịch ngắn: Câu chuyện của Nam

Đọc bài Lưu

Cảnh 1

Câu chuyện kể về một cậu học trò tên Nam. Nam vốn là học sinh học trung bình, hơi nhút nhát và sống khép mình. Một buổi chiều nọ Nam vừa đi học về.

Nam: Thưa mẹ con mới về ah!

Mẹ: Con đi đâu giờ này mới về. Hôm nay là hôm thứ ba con về nhà muộn rồi đấy. Mùa màng đến rồi con phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà chứ! Thằng Chiến nhà hàng xóm kia kìa nó đã học giỏi được tuyển thẳng vào lớp A1 lại còn tranh thủ thời gian đi gặt giúp gia đình, giúp mẹ trông em, rồi còn tập đi máy cày giúp bố nó nữa đấy! Còn con đã chẳng giúp mẹ được gì lại còn thường xuyên về muộn. Học thì kì nào cũng trung bình... trung bình... không khá lên được. Nhìn con nhà người ta mà mẹ phát thèm!

Nam: Mẹ mẹ cho con giải thích có được không ah?

Mẹ: Thôi... thôi... anh khỏi cần phải giải thích tôi chán nghe những lời biện hộ của anh lắm rồi! Hôm qua cô giáo mới điện thoại về phàn nàn về ý thức học tập của anh đấy! Tôi chán còn không muốn đi họp phụ huynh đợt này cho anh nữa đâu! Tối nay bố anh đi làm về tôi sẽ nói chuyện này để bố anh xử lí!

Nam: Con chán ở nhà mình lắm rồi! Con đi đây!

Mẹ: (To tiếng) À! Thằng này mày định đi đâu! mày không còn coi bố mẹ mày ra gì nữa hả!

Nam: !

Mẹ: (quát) Đứng lại! Đứng lại mau!

Lời nói của mẹ lúc này chẳng còn ý nghĩa gì với Nam nữa. Nó lao nhanh ra đường khi trời cũng bắt đầu nhá nhem tối! Nó vừa đi vừa khóc. 4 chữ Con nhà người ta cứ bủa vây lấy trái tim non nớt của nó.

Cảnh 2:

Những hôm sau đến lớp, mặt nó nặng trĩu nỗi buồn. Hôm nay, hết tiết 4 nó nhanh chân nhảy qua cổng phụ rồi vụt nhanh ra đường và mon men đến gần quán nét - Món ăn khoái khẩu của nó những lúc buồn. Bất chợt có một giọng nói quen quen cất lên từ phía sau. Giọng nói mà nó vốn không thích nghe mỗi lần bị gọi lên phong hội đồng tâm sự- giọng cô giáo chủ nhiệm của nó.

Cô: Nam! Sao em lại trốn học ra đây!

Nam: (giọng chán nản) Thưa cô....Cô ơi em chán lắm rồi, em muốn bỏ học và em không còn muốn ở nhà nữa...em chán gia đình...

: Em có thể nói cho cô lí do không?

Nam: (Nam buồn, rơm rớm nước mắt) Cô nhìn em đi! Trên tay em vết roi cũ chưa hết lại chồng lên vết roi mới! Đau lắm cô ah! Em thích chơi điện tử nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng mới chơi thôi. Năm nay lớp 11 em cũng định bỏ rồi nhưng buồn quá em lại vào chơi cho đỡ chán...!

Cô: Cô đã nói chuyện với mẹ em và được biết em đã bỏ nhà sang nhà bạn Hưng ở được 4 ngày rồi. Em không thể đi thế này mãi được. Em thử nghĩ đi nếu bây giờ em cứ ở nhà bạn liệu bố mẹ bạn có thể cho em ở mãi được không? Bố mẹ bạn có thể thương yêu chăm sóc em như bố mẹ em không? Nếu bây giờ gỉả sử không may em có chuyện gì xảy ra thì ai là người lo lắng cho em nhất. Và chiều nay em không thể về nhà bạn Hưng được nữa đâu!

Nam: (Nam ngạc nhiên) Sao vậy cô? Em vẫn ở nhà Hưng thường xuyên mà.

Cô: (lại gần và đặt tay lên vai Nam, giọng ân cần) Em mới cạy tủ nhà bạn Hưng và bố bạn đã nhìn thấy. Bố bạn biết em không thể mở được nên cũng không vào bắt em và vì sợ em ngại. Nhưng tối nay họ sẽ không cho em về nhà họ nữa đâu. Chuyện này chỉ có cô và bố bạn Hưng biết. Cô sẽ không nói với ai cả nhưng em phải chấm dứt ngay tình trạng này. Em có sợ cảnh đi đến đâu người ta cũng phải trông mình như trông kẻ trộm không?

Nam: (giật mình, giọng ăn lăn, hối lỗi) Em hiểu....ah! Xin cô đừng nói với bố mẹ em và mọi người nhé.

: Được rồi. Cô hứa. Bây giờ cô muốn em về nhà xin lỗi bố mẹ!

Nam: Không! Em không về đâu!

Cô: Em không về cô cũng chẳng thể trói em để mang về nhà được. Nhưng tối nay em sẽ chẳng có nơi nào để ngủ với cái túi rỗng không và cái dạ dày lép kẹp. Bố mẹ cho dù có chửi có đánh em nhưng khi em về xin lỗi họ cũng sẽ tha thứ cho em. Nhưng nếu ra ngoài xã hội em làm việc gì sai có khi em không được họ cho cơ hội để sửa chữa đâu. Nếu bố mẹ có gì đó chưa hiểu em, em cứ mạnh dạn nói với bố mẹ, hoặc nói với cô, cô sẽ tình nguyện làm liện lạc để phân tích cho bố mẹ em hiểu. Cùng cô đi về nhà nhé!

Cảnh 3:

Mẹ: Chào cô giáo

Cô: Chào chị!

Nam: Con chào mẹ!

Mẹ: Ừm

Cô: Hôm nay em dẫn cháu về gặp chị mong chị hãy cố gắng hiểu cháu hơn và cho cháu có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình!

Mẹ: (Giọng than vãn) Cô biết không! Mười mấy năm nay tôi quá khổ vì nó, động cái nó lại dỗi bỏ đi, lần này không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Tôi và bố nó quyết định lần này sẽ không bao giờ cho nó bước chân về nhà nữa.

Nam: Đấy! Cô thấy không, em đã không còn đường về nữa rồi. Với lại em cũng chẳng thích về nhà nữa. Khả năng học tập của em vốn chỉ có hạn, em đã cố gắng hết sức nhưng kết quả năm lớp 10 vẫn chưa cao! Khi nhận bảng thông báo kết quả học tập mẹ em liên tục than phiền, còn bố thì nói em là đồ vô tích sự! Lúc đó em vô cùng chán nản! Vì quá chán nên từ đầu năm tới giờ em liên tục chơi điện tử và trở thành game thủ lúc nào không hay! Cô biết không để có tiền đi chơi điện tử em đã ...

Cô giáo: (vội ngắt lời Nam và nhắc nhở) Thôi. Nam! Em ra ngoài một chút để cô nói chuyện riêng với mẹ em.

Mẹ: (mẹ Nam vẫn cố nói theo trong khi Nam đi ra) Đấy mẹ biết ngay mà! Con định làm cho bố mẹ tức chết phải không? Con còn để cho bố mẹ ngẩng mặt lên nhìn dân làng nữa hay thôi!!!(Đay nghiến)

Cô: Xin chị bình tĩnh. Ở góc độ nào đó cháu cũng còn chưa suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề. Chúng ta là người lớn phải nhìn chúng với cái nhìn bao dung. Đã rất nhiều lần tôi tâm sự với cháu và tìm hiểu cháu qua các bạn. Thực sự cháu rất chán nản và không thích cách mắng mỏ chửi bới của chị khi cháu mắc lỗi. Chị luôn so sánh cháu với con nhà người ta làm cho cháu khó chịu. Mỗi người có một năng lực nhất định. Cháu Nam học lực trung bình nhưng cũng có cố gắng. Tôi đã phải động viên cháu rất nhiều. Suốt năm học lớp 10 cháu rất ngoan nhưng đến năm lớp 11 tôi thấy cháu học tập sa sút. Sau giờ học cháu hay là cà ở quán nét. Tôi muốn anh chị hãy giành thời gian quan tâm và hiểu cháu hơn nữa. Lạt mềm buộc chặt mà. Có lẽ chị chưa thực sự hiểu tâm lí của cháu. Chị biết không có lần cháu đã tâm sự với tôi là cháu muốn tự tử. Tôi và các bạn đã phải khuyên cháu rất nhiều. Tôi cũng đã điện thoại báo tin này cho anh nhà chị. Mong anh chị hãy phối hợp với nhà trường để giáo dục cháu. Trên đường đi tôi đã phân tích cho cháu hiểu rồi nên cháu mới đồng ý về nhà đấy!

Mẹ Nam: Vâng, cám ơn cô giáo nhiều. Tôi đã hiểu.

Cô giáo: (gọi Nam) Nam ơi, vào đây! Cô đã nói chuyện với mẹ xong, mẹ và cô muốn nghe em nói. Em hãy xin lỗi mẹ đi!

Nam: Mẹ, con xin lỗi vì đã làm bố mẹ buồn lòng nhưng con cũng muốn bố mẹ đừng đánh và đừng mắng con nhiều nữa. Con đã 17 tuổi rồi, con ngại với bạn bè lắm! Con xin hứa sẽ thay đổi để trở thành người con ngoan và người học trò chăm chỉ!

Mẹ: Mẹ cũng đã sai vì nhiều lần mắng con quá lời làm con ngại với bạn bè làng xóm. Mẹ và bố sẽ quan tâm hơn đến học tập và sự tu dưỡng đạo đức của con. Xin cảm ơn cô giáo nếu không có cô thì không biết bao giờ cháu mới về nhà và cũng không biết đến bao giờ chúng tôi mới hiểu được nỗi lòng của cháu.

Cô: Đó là lương tâm và trách nhiệm của chúng tôi thôi chị ah! Từ nay tôi mong gia đình hãy dành nhiều thời gian lắng nghe suy nghĩ của cháu, tâm sự với cháu để đưa ra cho cháu những lời khuyên kịp thời tránh tình trạng cháu lại bỏ đi. Anh chị cũng phải thường xuyên liên lạc với GVCN để cập nhật tình hình và liên tục cập nhật thông tin trong sổ liên lạc điện tử. Còn Nam bắt đầu từ nay em phải bỏ chơi game, và không bao giờ được bỏ nhà đi nữa. Hãy phấn đấu để trở thành trò ngoan em nhé!

Nam: Vâng ah! Em hứa với cô: em sẽ cố gắng!

Mẹ: Gia đình xin cảm ơn cô giáo!

------Hết------

Giáo viên: Vũ Thị Ngoan


Nguồn: http://thptdongthuyanh.edu.vn/Home/NewsDetail.aspx?id=226&catid=26
Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết