Kiểu số thực trong Pascal là kiểu nào

Trong Pascal các kiểu dữ liệu nhìn chung được chia thành hai loại chính :
- Kiểu đơn giản [Simple type]
- Kiểu có cấu trúc [Structure type]
Trong phần này chúng ta chỉ xét các kiểu dữ liệu đơn giản.
Kiểu dữ liệu đơn giản của Pascal bao gồm :
- Kiểu số nguyên [Integer]
- Kiểu số thực [Real]
-. Kiểu logic [Boolean]
- Kiểu kí tự [Char].

2. KIỂU SỐ NGUYÊN [INTEGER]

a] Kiểu số nguyên thuộc Z được định nghĩa vôi các từ khóa sau :
TỪ KHÓA PHẠM VI
INTEGER -32768 đến 32767
BYTE 0 đến 25
WORD 0 đến 65535
SHORTINT -128 đến 127
LONGINT -2147483648 đến 2147483647

b] Các phép toán số học đối với số nguyên :
KÍ HIỆU Ý NGHĨA
DIV Chia lấy phần nguyên
MOD Chia lấy phần dư
+ Cộng
- Trừ
* Nhân
/ Chia cho kết quả là số thực


3. KIỂU SỐ THỰC [REAL]

a] Kiểu số thực thuộc tập R được định nghĩa với từ khóa REAL :
Từ khóa Phạm vi
REAL 2.9xl0’39 đến 1.7x1038

• CÁCH 1 : Viết theo kiểu thập phân bình thường.
- Ví dụ : 3.14
             -0.004
Lưu ý: Dùng dấu chấm thay cho dấu phẩy trong cách viết của Việt Nam.
• CÁCH 2: Viết theo kiểu thập phân có phần mũ và phần định trị.
» Ví dụ : 3.93 E+2 [= 393]
3 93 E -3 [=0,00393]
    

             
      [=0,00393]
Phần định trị    Phần mũ
b] Các hàm số học dùng cho số nguyên và số thực :

Kí hiệu Ý nghĩa
ABS[x] |x|: lấy giá trị tuyệt đối của x
SQR[x] x2 : lấy bình phương của x
SQRT[x]
: lấy căn bậc 2 của x
SIN[x], COS[x] sin[x], cos[x]
ARCTAN[x] arctang[x]
LN[x] logex [e ≈ 2,71828]
EXP[x] ex
SUCC[n] n + 1
PRED[n] n - 1
ODD[n] TRUE nếu n lẻ, FALSE nếu n chẵn
TRUNC[x] Lấy phần nguyên của x
ROUND[x] Làm tròn x

Chú thích :
- TRUNC[x] : Số nguyên lớn nhất không vượt quá x
- ROUND[x] : Số nguyên gần x nhất.


4. Kiểu LOGIC [BOOLEAN]

a] Định nghĩa :
Một dữ liệu thuộc kiểu BOOLEAN là một đại lượng chỉ có thể nhận một trong hai giá trị logic TRUE hoặc FALSE.
• Ví dụ : Giả sử có khai báo.
       Var
            Làm được_được : Boolean.
Thì ta có thể làm các phép gán
             Làm được := False ; {Sai}
Hoặc
             Làm_được := True ; {Đúng}
b] Các phép toán trên kiểu Boolean :

A B A AND B   A B A OR B
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
FALSE
FALSE
TRUE
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
FALSE
TRUE
TRUE
TRUE
FALSE
A NOT A
TRUE
FALSE
FALSE
TRUE


c] Các phép toán quan hệ cho kết quả kiểu Boolean :

Kí hiệu Ý nghĩa
< > Khác nhau
= Bằng nhau
>= Lớn hơn hoặc bằng
Lớn hơn

Chủ Đề