Kinh độ và vĩ độ là gì

Trái Đất được chia ra thành các cực khác nhau và tại các bán cầu sẽ hình thành các đường nối liền các địa cực với nhau và gọi là kinh độ, vĩ độ. Vậy vĩ độ là gì kinh độ là gì? Làm thế nào để xác định được vị trí trên bản đồ dựa trên kinh độ, vĩ độ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được maytaoamcongnghiep chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Kinh độ và vĩ độ là gì
Vĩ độ và kinh độ là gì?

Chúng ta có thể định dạng và tìm kiếm 1 cách chính xác về địa điểm cụ thể trên địa cầu nhờ kinh độ, vĩ độ, kinh tuyến, vĩ tuyến và tọa độ địa lý. Vậy kinh tuyến vĩ tuyến kinh độ là gì?

Tọa độ địa lý là gì?

Tọa độ địa lý là hệ tọa độ mà ở đó mọi điểm nằm trên đó đều có thể xác định được vị trí. Và cụ thể bằng tập hợp các số và ký hiệu, các tọa độ bao gồm số biểu diễn vị trí thẳng đứng và 2 hoặc 3 số biểu diễn vị trí nằm ngang.

Kinh độ là gì lớp 6?

Kinh độ và vĩ độ là gì
Kinh độ là gì?

Theo định nghĩa Địa lý 6 kinh độ là gì? – Kinh độ theo tiếng Hy Lạp Lambda được ký hiệu là λ và nó được hiểu là giá trị địa lý theo hướng Đông – Tây. Hoặc nói theo cách khác, kinh độ là các đường thẳng (nằm dọc) – 1 đường kinh độ còn được biết đến là kinh tuyến.

Mỗi kinh độ sẽ được chia thành 60 phút, và mỗi phút lại được chia thành 60 giây. Chẳng hạn ta có thể biểu diễn kinh độ dưới dạng thập lục phân là 23° 27′ 30″ kinh Đông. Lưu ý, phần giây sẽ được liệt kê với phần thập phân để tăng độ chính xác cao hơn.

Hoặc kinh độ cũng có thể được biểu diễn dưới dạng khác là sử dụng độ và phút, phần lẻ của phút sẽ được biểu diễn ở dạng thập phân như 23° 27,500′ kinh Đông. Hoặc biểu dưới dạng chỉ có độ với phần thập phân như 23,45833° kinh Đông.

Số đo của góc có thể chuyển đổi thành đơn vị radian và kinh độ sẽ được biểu diễn theo dạng phân số có dấu của π (pi), không dấu của 2π.

Lưu ý, trong quá trình tính toán, hậu tố Đông/ Tây sẽ được bỏ đi để được thay thế bằng ký hiệu (+) để biểu thị những vị trí ở phía Đông của đường kinh tuyến gốc, và dấu (-) để biểu thị phía Tây của đường kinh tuyến gốc.

Kinh tuyến là gì?

Kinh tuyến là những đường kinh độ tạo thành nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất. Độ dài của những đường kinh tuyến khoảng 20.000km và nối liền 2 địa cực. Kinh tuyến có hướng chỉ Bắc – Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

Đường kinh tuyến 0° hay còn gọi là kinh tuyến gốc là đường chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich, Luân Đôn. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ sẽ chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.

Kinh tuyến có các loại:

  • Kinh tuyến từ những kinh tuyến nối liền các cực từ
  • Kinh tuyến địa lý: Tức là đường kinh tuyến nối liền các Địa cực
  • Kinh tuyến họa đồ tức là đường kinh tuyến được vẽ trên bản đồ.

Vĩ độ là gì?

Kinh độ và vĩ độ là gì
Vĩ độ là gì?

Trong bảng chữ cái Hy Lạp, vĩ độ được ký hiệu bằng “φ” (chữ cái phi). Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của 1 điểm nào đó trên bề mặt của Trái Đất và cả các hành tinh khác ở phía Nam hay phía Bắc của xích đạo.

Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị của các góc tính bằng ° (độ) hoặc những đơn vị nhỏ hơn như phút, giây,… nằm trong khoảng từ 0° (xích đạo) đến 90° ở hai cực (90° vĩ Bắc đối với Bắc cực hay 90° vĩ nam ở Nam cực của Trái Đất). Và độ dư vĩ chính là góc phụ nhau của vĩ độ.

Vĩ tuyến là gì?

Vĩ tuyến là những đường thẳng nằm ngang và được thể hiện trên các bản đồ chạy theo hướng từ Đông sang Tây. Hiểu 1 cách đơn giản thì vĩ tuyến là đường thẳng nằm ngang và cách bề mặt so với trục của Trái Đất về phía Nam, Bắc áp chí tuyến. Mọi vị trí có chung 1 vĩ độ sẽ được gọi là nằm trên cùng 1 vĩ tuyến.

Cách xác định vị trí trên bản đồ dựa theo kinh độ, vĩ độ

Kinh độ và vĩ độ là gì
Cách xác định vị trí trên bản đồ

Nếu bạn xác định được đường kinh tuyến, vĩ tuyến hay kinh độ, vĩ độ thì các bạn có thể biết được vị trí của bất kỳ quốc gia hay vị trí mà mình đang đứng. Bởi, khi bạn mở bản đồ Trái Đất thì có thể thấy ngay những vạch dọc ngang và đó đều có các quy luật chung, đây chính là những đường kinh vĩ tuyến.

Để xác định vị trí trên kinh tuyến, bạn cần xác định được cực Bắc và cực Nam cũng như vị trí xích đạo, kinh vĩ tuyến. Thông thường, vĩ tuyến sẽ song song với xích đạo và xích đạo ở vĩ tuyến 0 độ, mỗi hướng về phía Bắc Nam là 90 độ. Xích đạo hướng về phía Nam thì sẽ gọi là vĩ độ nam, và hướng về phía Bắc thì gọi là vĩ độ Bắc.

Kinh tuyến gốc là đường chạy qua trạm thiên văn Greenwich, Luân Đôn và được xác định là kinh độ 0. Từ đường này hướng về phía Tây và Đông sẽ chia đều cho 180 độ và được gọi là Kinh Tây và kinh Đông. Thực tế, đường này được sử dụng để phân chia sự biến đổi ngày tháng quốc tế và nó là đường chuẩn.

Ví dụ, nếu như cho bạn biết vĩ độ của Bắc Kinh là 39°54’ vĩ độ Bắc, và kinh độ là 116°09’ kinh độ Đông thì các bạn có thể nhanh chóng xác định được chính xác vị trí của nó trên bản đồ.

Cách phân chia múi giờ dựa theo kinh độ, vĩ độ

Kinh độ và vĩ độ là gì
Dựa theo kinh độ, vĩ độ mà người ta sẽ phân thành các múi giờ khác nhau

Dựa theo kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh độ vĩ độ mà người ta có thể phân chia múi giờ của các nước. Dưới đây là công thức tính giờ:

Tm = To + m

Trong đó:

  • Tm: Là giờ múi
  • To: Là giờ GMT
  • m: Là số thứ tự của múi giờ

Nên ta có thể thiết lập công thức tính múi giờ như sau:

Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 15o

Ở Tây bán cầu: 2 cách

Cách 1: m=(360o độ – Kinh tuyến Tây) : 15o

Cách 2: m = 24 – (Kinh tuyến Tây): 15o

Ví dụ: Cho kinh tuyến số 100oĐ ,100oT, 115oT, 176oĐ sẽ thuộc múi giờ số mấy?

Lời giải:

Kinh tuyến 100oĐ thuộc múi giờ: 100o: 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7)

Kinh tuyến 100oT thuộc múi giờ: (360o – 100o) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.

Hay 24 – 7 = 17 => 17 – 24 = -7 (Tức là múi giờ thuộc kinh tuyến 100oT sẽ là -7).

Kinh tuyến 115oT thuộc múi giờ: (360o – 115o) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16

Hay 24 – 8 = 16 => 16 – 24 = – 8

Kinh tuyến 176oĐ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.

Việt Nam có vĩ độ kinh độ là gì?

Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương và nằm trong khu vực Đông Nam Á ở ven biển Thái Bình Dương. Đường biên giới trên đất liền kéo dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, Phía Tây giáp với Lào, Campuchia, Phía Đông giáp biển Đông.

Kinh độ và vĩ độ là gì
Kinh độ vĩ độ của Việt Nam

Dưới đây là thông tin về tọa độ kinh độ và vĩ độ của Việt Nam:

Cột cờ Lũng Cú được cho là điểm cực Bắc của Việt Nam, nó nằm trên đỉnh Lũng Cú (hay núi Rồng Long Sơn) với độ cao 1.470m so với mực nước biển có tọa độ 23°21’ vĩ Bắc, 105°18’ kinh Đông. Tuy nhiên, qua số liệu địa lý đo đạc được thì điểm cực Bắc của nước ta còn cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2km nữa (tức là 23°22’ vĩ Bắc, 105°20’ kinh Đông). Tuy nhiên, đối với người Việt thì đây như là biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền Tổ quốc.

Về cực Đông của Việt Nam là địa điểm Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa. Đây là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, và mũi Đôi là điểm ngoài cùng về phía Đông Việt Nam có độ kinh đông là 109°27’55”.

Cực Tây của Việt Nam có tọa độ 22°25’ vĩ Bắc, 102°11’ kinh Đông nằm tại địa điểm A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Cửa khẩu A Pa Chải – ngã 3 biên giới của 3 nước Trung – Việt – Lào cũng nằm tại đây. Điểm cực tây của nước ta được đánh dấu bởi cột mốc biên giới hình tam giác. Và 3 mặt cũng được ghi bằng cả 3 ngôn ngữ Lào – Việt – Trung.

Cuối cùng, điểm cực Tây của Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km. Và khuôn viên du lịch Mũi Cà Mau sở hữu 2 công trình đánh dấu vị trí của mũi đất này. Đó là mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 cùng biểu tượng con tàu lướt sóng hướng ra biển khơi. Ở cánh buồm có ghi cụ thể tọa độ là 8°37’30” vĩ độ Bắc, 104°43’ kinh độ Đông.

Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ những thông tin quan trọng về kinh độ là gì cũng như cách xác định bản đồ dựa vào kinh độ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và đừng quên truy cập vào maytaoamcongnghiep.com để biết thêm nhiều thông tin địa lý quan trọng khác nữa nhé!

Kinh độ vĩ độ là gì lớp 6?

- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Tọa độ xác định vị trí của 1 điểm trên bản đồ.

Có bao nhiêu kinh độ và vĩ độ?

Hiện nay trên Trái Đất nếu như tính cả đường xích đạo thì có tất cả 181 đường vĩ tuyến. Các đường vĩ tuyến song song với nhau và không bao giờ cắt nhau. Đối với đường kinh tuyến, có tất cả 360 đường kinh tuyến trên Trái Đất.

Kinh tuyến và kinh độ khác nhau như thế nào?

Một đường kinh độ được gọi là kinh tuyến và nó tạo thành một nửa đường tròn lớn. Hiểu theo cách đơn giản là kinh độ là các đường thẳng, thay vì vĩ tuyến và vĩ độ nằm ngang. Các đường kinh độ (kinh tuyến) trong phép chiếu này xuất hiện như những đường cong, nhưng trong thực tế là các nửa đường tròn.

Vĩ độ và vĩ tuyến khác nhau như thế nào?

Vĩ độ, thường được ký hiệu bằng chữ cái phi ( ) trong bảng chữ cái Hy Lạp, là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất (hay các hành tinh khác) ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. Vĩ tuyến là các đường nằm ngang được chỉ ra trên các bản đồ chạy theo hướng đông-tây.