Kinh nghiệm xử lý các tình huống sai hỏng trong công đoạn may

Lãng phí do sai lỗi trong quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp; thậm chí còn dẫn đến lãng phí chờ đợi, tắc nghẽn dòng chảy của quá trình sản xuất.

Việc phát sinh lỗi sai trong quá trình sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp phải mất thêm nhiều khoản chi phí như chi phí thu hồi sản phẩm, chi phí xử lý các lỗi sai, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… Do vậy nhà quản trị cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp để loại bỏ hình thức lãng phí không cần thiết này, nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn và giữ vững uy tín cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến lãng phí do sai lỗi

Nguyên nhân dẫn đến lãng phí do sai lỗi

Các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất, kinh doanh tại bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức: Con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp và môi trường. Đây cũng chính là các nhóm nguyên nhân cốt lõi gây ra lãng phí do sai lỗi tại doanh nghiệp và các nguyên nhân gây ra sai lỗi thì rất đa dạng, phong phú; mỗi doanh nghiệp, mỗi tình huống có thể giống hoặc khác nhau. Nhưng chắc chắn một điều rằng, lãng phí do sai lỗi sẽ xảy ra nếu như máy móc kém chất lượng, công nhân chưa được đào tạo, làm sai thao tác, các dụng cụ đo không đúng, môi trường làm việc không phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân viên.

Sai lỗi do yếu tố con người

Các sai lỗi đến từ yếu tố con người có thể là do người thao tác và làm việc trực tiếp tại công đoạn đó không chú ý hoặc không nhận thức được đầy đủ các yêu cầu của loại sản phẩm đó; không tuân thủ các quy định hoặc bỏ qua các thao tác vận hành chuẩn. Nguyên nhân cũng có thể do họ không được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ, cán bộ quản lý không quan tâm hoặc thiếu kiểm soát cũng sẽ góp phần gia tăng các sai lỗi trong doanh nghiệp.

Sai lỗi do yếu tố phương pháp sản xuất

Nhiều lãng phí do sai lỗi có thể được gây ra bởi phương pháp, quy trình không rõ ràng khiến cho người thực hiện có thể suy diễn ra các cách làm khác nhau dẫn đến các kết quả sai so với mong đợi; hoặc phương pháp thực hiện chưa phù hợp.

Sai lỗi do máy móc, thiết bị

Máy móc, thiết bị không được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ dẫn đến trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị bị hỏng hóc, hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình tạo ra sản phẩm. Từ đó, gây ra lãng phí do phải giải quyết các sản phẩm không phù hợp này.

>> Để tối ưu lợi nhuận một cách tốt nhất cần phải loại bỏ ngay 7 loại lãng phí trong sản xuất 

Giải pháp loại bỏ lãng phí do sai lỗi

Giải pháp loại bỏ lãng phí do sai lỗi

Tùy theo nguyên nhân phát sinh sai lỗi mà doanh nghiệp sẽ có những hành động khắc phục; hành động phòng ngừa tương ứng để có thể loại bỏ các sai lỗi ra khỏi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một số giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm hoặc loại bỏ lãng phí do sai lỗi:

1. Xác định nguyên nhân sai lỗi

Việc kiểm tra chỉ là cách phân loại các sản phẩm bị sai lỗi; không phải là giải pháp để loại bỏ nguyên nhân sự lãng phí này. Hãy xác định những vấn đề trọng yếu cần ưu tiên giải quyết; giúp cho doanh nghiệp định hướng được các giải pháp và là cơ sở đối chiếu sự việc trước và sau khi xử lý.

2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho mỗi quá trình, công đoạn

Tại đây có thể đánh giá chất lượng bằng kỹ thuật thống kê [phiếu kiểm tra, tổng hợp thống kê lỗi qua các kỹ thuật thống kê quá trình] để đánh giá được quá trình đang ổn định hay mất ổn định, cần tập trung kiểm soát ở đâu.

3. Chuẩn hóa thao tác cho tất cả các công đoạn

Soạn thảo, ban hành quy định chuẩn về thao tác làm việc và áp dụng hướng dẫn công việc. Ưu tiên thực hiện trước cho các công đoạn nhiều sai lỗi. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì sau khi ban hành các quy định này; doanh nghiệp cần lưu ý đến phương pháp đào tạo, huấn luyện và giám sát việc thực hiện các quy định, hướng dẫn.

4. Xây dựng cẩm nang chất lượng

Xây dựng cẩm nang chất lượng, trong đó nêu các vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp hoặc có thể gặp phải. Đó có thể là các hành động khắc phục, phòng ngừa tương ứng để toàn bộ cán bộ có thể tham khảo và lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các tình huống này khi xảy ra.

Hoạt động thực hiện loại bỏ lãng phí do sai lỗi không phải là quá phức tạp và cũng không mất nhiều công sức. Tuy nhiên, quy trình này cần có sự thấu hiểu và hợp tác tích cực với nhà quản lý. Ngoài ra các nhà lãnh đạo cũng cần có những bước đào tạo nhận thức và hành động đồng nhất trong toàn thể nội bộ.

>> Doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn, cần một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm giúp ĐÁNH GIÁ & CHUẨN ĐOÁN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ, tham khảo ngay dịch vụ: //lavan.com.vn/bo-tieu-chuan-iso-9001/

QUY TRÌNH MAY MẪU RẢI CHUYỀN TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 03:43 - 05/05/2021 Lượt xem: 5.164

Cỡ chữ


May mẫu rải chuyền là một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất may công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp luôn đặt năng suất và chất lượng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, để giải quyết được vấn đề đó cán bộ may mẫu rải chuyền phải nghiên cứu, xây dựng được quy trình, phương pháp may hợp lý để áp dụng vào sản xuất. Bài viết này đề cập đến quy trình may mẫu rải chuyền trong sản xuất may công nghiệp, giúp người đọc nắm được những kiến thức, kỹ năng chung về quy trình và phương pháp may thực hiện, đồng thời có thể linh hoạt vận dụng quy trình đó cho các sản phẩm khác, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp may hiện nay.

1. Mục đích của may mẫu rải chuyền
1.1. Một số thuật ngữ
May mẫu rải chuyền là quá trình nghiên cứu kết cấu sản phẩm, tính chất nguyên phụ liệu, yêu cầu kỹ thuật, quy trình may sản phẩm, thao tác, thiết bị cữ dưỡng và may hoàn chỉnh một sản phẩm để hướng dẫn công nhân trong quá trình triển khai sản xuất trên dây chuyền may nghiệp.
Quy trình may mẫu rải chuyền gồm: Nghiên cứu hồ sơ mã hàng, xây dựng trình tự may, dự kiến thiết bị gia công sản phẩm, may mẫu, tổng hợp phát sinh và điều chỉnh, rải chuyền của một mã hàng.

1.2. Mục đích may mẫu rải chuyền
Mục đích của việc may mẫu rải chuyền nhằm mang tính thống nhất về phương pháp may, quy trình may một sản phẩm cụ thể từ nghiên cứu sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật, mẫu patton trước khi triển khai mã hàng đến tổ sản xuất. Khi may mẫu rải chuyền yêu cầu người cán bộ kỹ thuật cần:
- Nắm được quy trình gia công, hoàn thiện sản phẩm.
- Nắm bắt được các tính chất của nguyên phụ liệu ảnh hưởng đến quá trình gia công để có hướng xử lý trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt trên dây chuyền.
- Dự kiến được các thiết bị và cữ dưỡng tối ưu để gia công sản phẩm.
- Đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, xử lý được một số tình huống phát sinh trong quá trình rải chuyền.
2. Điều kiện may mẫu rải chuyền
Để triển khai may mẫu rải chuyền đảm bảo kế hoạch, mục tiêu năng suất, chất lượng, cần những điều kiện sau:
- Tài liệu kỹ thuật mã hàng.
- Mẫu patton, sản phẩm mẫu, bảng màu [nếu có].
- Nguyên phụ liệu đầy đủ, đồng bộ, đúng yêu cầu của mã hàng.
- Thiết bị may đáp ứng được phương pháp gia công, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của mã hàng.
- Sổ nhật ký ghi lại quá trình may mẫu.
3. Quy trình may mẫu rải chuyền
Để may mẫu rải chuyền đạt năng suất chất lượng, người may mẫu rải chuyền cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Nghiên cứu sản phẩm mẫu
- Nghiên cứu đặc điểm kết cấu, phương pháp gia công các chi tiết của sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, quy trình lắp ráp sản phẩm. Từ đó đưa ra được phương pháp lắp ráp một cách tối ưu nhất nhằm giảm thiểu vật tư, nguyên liệu và thời gian chế tạo sản phẩm.
- Đối sánh tài liệu kỹ thuật, mẫu patton giúp quá trình may mẫu đạt hiệu quả.
- Căn cứ vào sản phẩm mẫu để xây dựng trình tự may và dự kiến được các thiết bị cữ, dưỡng để gia công sản phẩm tối ưu.
Bước 2. Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật
- Nghiên cứu thông số, vị trí đo các chi tiết, độ dung sai cho phép của từng bộ phận.
- Nghiên cứu nguyên phụ liệu để nắm bắt được tính chất cơ lý, thành phần, màu sắc của nguyên phụ liệu [tên, đặc điểm, chủng loại chính, lót, chỉ, khóa, dựng].
Dựa vào nội dung nghiên cứu sản phẩm mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng, xây dựng bảng thống kê chi tiết như sau:


Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng chi tiết nguyên phụ liệu
TT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Ghi chú TT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Ghi chú
A Vải chính ….. C Vải lót
….. ….. ….. ….. …..
B Vải phối D Phụ liệu


Bảng thống kê chi tiết thể hiện đầy đủ: Tên chi tiết thống kê theo thứ tự chi tiết lớn trước, nhỏ sau, thống kê lần lượt hết chi tiết chính, phối sang chi tiết lót, phụ liệu. Số lượng chi tiết rõ ràng.
Bước 3. Nghiên cứu, kiểm tra các điều kiện khác
- Nhận đầy đủ tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, bảng màu [nếu có].
- Kiểm tra các thiết bị dự kiến sử dụng cữ, dưỡng... để gia công cụm chi tiết của sản phẩm.
- Căn cứ vào chất liệu vải để lựa chọn chi số kim cho phù hợp tránh vỡ mặt vải, để lại lỗ chân kim khi may.
- Làm mẫu, khớp mẫu, kiểm tra quy cách sản phẩm, kí hiệu, số lượng chi tiết.
- Kiểm tra vị trí in thêu…so với tài liệu [nếu có].
Bước 4. Xây dựng trình tự may, dự kiến thiết bị gia công sản phẩm [lập bảng]
- Thông qua việc nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, tiến hành xây dựng trình tự may sản phẩm hợp lý, khoa học. Đồng thời chuẩn bị các thiết bị cần thiết để gia công và hoàn thiện sản phẩm tối ưu.
- Lập bảng phải thể hiện được nội dung các bước công việc theo trình tự may và sử dụng thiết bị gia công.

Bảng 3.2. Bảng trình tự may sản phẩm
Ví dụ: Trình tự may túi áo mã Jile 32V02
TTNội dungThiết bịGhi chú
  1. May túi áo
1.1 May đáp vào lót túi Máy 1 kim
1.2 Ghim hầm vào khóa Máy 1 kim
1.3 May miệng túi Máy bổ túi tự động
1.4 Bổ túi Kéo bấm
1.5 Chặn miệng túi, mí miệng túi Máy 1 kim
1.6 May xung quanh lót túi, đặt giằng Máy 1 kim
1.7 Vắt sổ lót túi Máy vắt sổ

Bước 5. Bóc bán thành phẩm, làm dấu
- Kiểm tra xác định đúng vải chính, vải lót, vải phối...
- Kiểm tra chất lượng vải [loang màu, lỗi sợi, bẩn …].
- Kiểm tra bán thành phẩm đầy đủ chi tiết đảm bảo đúng canh vải, đủ số lượng.
- Dùng mẫu patton làm dấu các vị trí theo mẫu trên từng chi tiết.
Bước 6. May mẫu
- May theo trình tự đã lập. May các bộ phận độc lập, tiến hành lắp ráp, may hoàn chỉnh sản phẩm. Trong quá trình may mẫu cần kiểm tra, đối chiếu theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, sản phẩm mẫu, sử dụng hợp lý các cữ, gá, máy chuyên dùng, vận dụng những kinh nghiệm [kiến thức về công nghệ may, tìm các thao tác may phù hợp với từng chất liệu vải, kết cấu của các chi tiết trên sản phẩm] để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thùa khuyết cúc, đính bọ [nếu có]: Trước khi thùa khuyết, đính cúc, đính bọ phải kiểm tra các thiết bị, chỉnh chiều dài khuyết, bọ đúng thông số, phù hợp với đường kính cúc...
- Hoàn thiện sản phẩm: Thực hiện kiểm tra thông số, quy cách may, yêu cầu kỹ thuật so sánh với bản tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng.
Bước 7. Tổng hợp phát sinh và điều chỉnh [nếu có]
Sau khi may mẫu xong, tổng hợp phát sinh vướng mắc[ nếu có], trao đổi, thông báo với các bộ phận liên quan xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi đưa vào sản xuất.
4. Quy trình may mẫu rải chuyền mã Jile 32V02
Dựa vào quy trình may mẫu rải chuyền trên, thực hiện qui trình may mẫu rải chuyền mã Jile 32V02 như sau:
Bước 1. Nghiên cứu sản phẩm mẫu

Sản phẩm mẫu mã Jile 32V02 có kết cấu, quy cách, thông số, phương pháp may, nguyên phụ liệu trùng khớp với patton, tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng.


Bước 2. Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật
- Áo Jile nữ một lớp, có mũ
- Thân trước, đề cúp sườn, 2 túi sườn [có khóa]
- Thân sau có đề cúp sườn
- Gấu kín mép
Bảng 4.1. Thống kê chi tiết, phụ liệu.


TT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Ghi chú TT Tên chi tiết Số lượng chi tiết Ghi chú
A Vải chính
[vải dán]
D Tricod
1 Thân trước 02 1 Đáp lòng bàn tay 02
2 Cầu ngực 02 E Vải túi ngoài
3 Đề cúp trước 02 1 Túi đựng áo 01
4 Can cúp trước, sau 04 F Mex
5 Thân sau 02 1 Cổ trong 01
6 Đề cúp sau 02 2 Trong đáp trái 01
7 Cổ 01 3 Bổ khóa 02
8 Má mũ 02 4 Đáp khóa 02
9 Đỉnh mũ 01 5 Bên dán gấu 01
10 Đáp túi 02 6 Bên dán nách 01
B Vải không dán 7 Đáp cổ 01
11 Cổ trong 01 8 Bên dán bổ cổ 01
12 Cá cổ giữa sau 02 9 Bên dán viền trước mũ 01
13 Trong đáp trước trái 01 G Phụ liệu
14 Bên dán nách 02 1 Tai kéo 02 [ Khóa túi sườn]
15 Bổ khóa túi trước 02 2 Chốt chặn 04 Mũ ,gấu
16 Bên dán LBT túi 02 3 Cúc 05[bộ] Cúc nối cổ
17 Đáp khóa 02 4 Khóa túi 02
18 Bao viền khóa giữa trước phải 02 5 Mác chính 01
19 Cá luồn gấu 02 6 Mác kẹp 01
20 Bên dán gấu 02 7 Mác dán 01
C Vải lưới túi 8 Mác TP 01
1 Vải túi sườn trước 02 9 Khóa 01

Lưu ý: Nguyên phụ liệu chính xác, khớp với tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu gốc của khách hàng
Bước 3. Nghiên cứu, kiểm tra điều kiện khác
Nhận đầy đủ tài liệu kỹ thuật sản phẩm mẫu, bảng màu.
- Kiểm tra các thiết bị dự kiến sử dụng cữ, dưỡng... [máy một kim, máy vắt sổ, máy bổ túi tự động, dưỡng vòng nách, cửa mũ, gấu, bàn là]
- Căn cứ vào chất liệu vải dán hai lớp để lựa chọn chi số kim 11 cho phù hợp tránh vỡ mặt vải, để lại lỗ chân kim khi may.
- Làm mẫu [thân trước, thân sau, cổ, mũ, đáp vòng nách, đáp gấu], khớp kiểm tra lại toàn bộ về quy cách may sản phẩm, kí hiệu, số lượng chi tiết.
Căn cứ vào bản tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc điểm sản phẩm mẫu, nguyên phụ liệu mã hàng áo Jile 32V02 cần các thiết bị [bảng 4.2]:

  • Nghiên cứu mẫu patton

Nghiên cứu mẫu patton mã hàng Jile 32V02 đầy đủ các chi tiết như mẫu thành phẩm, mẫu bán thành phẩm. Trên mẫu thể hiện đầy đủ quy cách đường may, canh sợi, vị trí đo thông số. Vị trí túi, vị trí thêu thân trước…trên các chi tiết mẫu patton khớp với kết cấu của sản phẩm và bảng đo thông số.

Bước 4. Xây dựng trình tự may, dự kiến thiết bị gia công sản phẩm
Bảng 4.2. Trình tự may mã hàng Jile 32V02
TTNội dungThiết bịGhi chúTTNội dungThiết bịGhi chú
* Ép mex, làm dấu 12 May tra cổ Máy 1 kim
1 Ép mex cổ trong, đáp trước trái, đáp khóa, bên dán gấu,bên dán nách, đáp cổ, bên cổ, bên dán viền trước mũ Bàn là nhiệt 13 Tra khóa Máy 1 kim
2 Làm dấu Mẫu: Thân trước, thân sau, mũ, cửa mũ, đáp nách. 14 Mí cổ Máy 1 kim
* May 15 Chắp sườn Máy 1 kim, máy vắt sổ
3 May túi Máy 1 kim, máy bổ túi tự động, máy vắt sổ 16 May vòng nách Máy 1 kim+ dưỡng
4 May đề cúp Máy 1 kim, vắt sổ 17 May diễu vòng nách Máy 1 kim
5 May cầu ngực Máy 1 kim, máy vắt sổ 18 May can gấu Máy 1 kim
6 Can cúp trước Máy 1 kim, máy vắt sổ 19 May gấu Máy 1 kim + dưỡng
7 Can cúp sau Máy 1 kim, máy vắt sổ 20 May diễu nẹp cổ Máy 1 kim
8 May đề cúp sau Máy 1 kim, máy vắt sổ 21 May mũ Máy 1 kim + dưỡng
9 May chắp vai con Máy 1 kim, máy vắt sổ 22 VSCN
10 Ghim đáp cổ Máy một kim 23 Là, hoàn thiện sản phẩm Bàn là hơi
11 Chắp sống cổ Máy 1 kim

Bước 5. Bóc bán thành phẩm, làm dấu
Kiểm tra chất lượng vải chính, vải lót mã hàng Jile 32V02 không loang màu, lỗi sợi, vải ố bẩn khi vận chuyển. Thực hiện bóc bán thành phẩm theo mẫu, loại nguyên liệu. Sắp xếp bán thành phẩm theo cụm chi tiết để làm dấu:
- Vải chính dán 2 lớp: Thân sau, thân trước, đề cúp trước, đề cúp sau, cầu ngực, can cúp trước, cổ, má mũ, đỉnh mũ, đáp cửa mũ, gấu;
- Vải không dán: Cổ trong, cá cổ giữa sau, trong đáp trước trái, bên dán nách, bổ túi khóa trước, bên dán lòng bàn tay túi, đáp khóa, bao viền khóa giữa trước phải, cá luồn gấu, bên dán gấu;
- Vải lưới túi: Vải túi sườn trước
- Vải tricod: Đáp lòng bàn tay túi
- Vải túi ngoài: Túi đựng áo
- Dựng mex: Đáp trước trái, bổ khóa, đáp khóa, bên dán gấu, bên dán nách, đáp cổ, bên dán bổ cổ, bên dán viền trước mũ, cổ trong.
Bước 6. May mẫu
Thực hiện may mẫu theo trình tự đã xây dựng và thiết bị [bảng 2]. Sử dụng phụ liệu theo tài liệu kỹ thuật, bảng màu chỉ định.
May các bộ phận túi trước, sau đó tiến hành lắp ráp sản phẩm như: Lắp ráp cụm thân trước, thân sau, cổ, mũ. Kiểm tra kỹ thông số Vn, Ve, gấu đo êm, Da, Rv,Vc,Vct, Cc, Dm, Rm, Rtui, Rtui…., chất lượng trước, trong và sau khi may.
Tiến hành là: Là chi tiết àhoàn thiện sản phẩm.
Bước 7. Tổng hợp phát sinh và điều chỉnh mẫu [nếu có]
Ghi chép lại các phát sinh, trao đổi, thông báo với các bộ phận liên quan xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi đưa vào sản xuất. [ nếu có]
5. Quy trình triển khai rải chuyền
5.1. Họp triển khai sản xuất
- Cán bộ rải chuyền phải tham gia họp cùng với quản lý xưởng, các bộ phận có liên quan như tổ trưởng, cơ điện, kỹ thuật [phân chuyền].... thống nhất, đề xuất cách triển khai sản xuất mã hàng.
- Chủ trì họp triển khai sẽ kiểm tra các điều kiện như: Nguyên phụ liệu, in, thêu [nếu có], mẫu, cữ, dưỡng và thiết bị phục vụ cho mã hàng. Nếu bộ phận nào chưa có hoặc chưa đầy đủ thì phải báo cáo người chủ trì biết để xử lý.
- Cán bộ kỹ thuật may mẫu mã hàng đó đưa ra ý kiến đề xuất [nếu có] và phương án triển khai tối ưu nhất.
- Bộ phận cơ điện chuẩn bị thiết bị lắp đặt theo vị trí phân chuyền.
- Bộ phận nhà cắt, kho chuyển nguyên phụ liệu lên tổ may.
5.2. Kiểm tra nguyên phụ liệu mã hàng
- Cán bộ kỹ thuật tham gia rải chuyền phải nghiên cứu kỹ tài liệu kỹ thuật của mã hàng để kiểm tra đầy đủ các điều kiện trước khi triển khai sản xuất.
- Kiểm tra đối chiếu bảng mầu và nguyên phụ liệu mã hàng.
- Kiểm tra in, thêu [nếu có].
- Kiểm tra mẫu, cữ, dưỡng xem có đảm bảo phù hợp với mã hàng không.
5.3. Hướng dẫn làm dấu
Cán bộ kỹ thuật rải chuyền kết hợp với tổ trưởng để hướng dẫn công nhân thực hiện các bước công việc:
- Hướng dẫn công nhân xác định mặt vải theo bảng màu.
- Hướng dẫn làm dấu các bộ phận theo cụm chi tiết chính, lót....
5.4. Hướng dẫn may theo bộ phận
- Cán bộ rải chuyền kết hợp với tổ trưởng để hướng dẫn công nhân thực hiện theo từng công đoạn đã được phân công.
- Hướng dẫn các bộ phận lần lượt theo bảng phân chuyền.
- Khi hướng dẫn công nhân thực hiện xong bộ phận và phải tự kiểm tra đạt yêu cầu thì chuyển may sản phẩm tiếp theo, tuyệt đối không chuyển hàng lỗi, không đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Xử lý một số phát sinh [nếu có].
5.5. Nhận xét mẫu đầu chuyền, điều chỉnh
- Khi ra chuyền một sản phẩm người cán bộ rải chuyền lấy sản phẩm đầu chuyền, cùng sản phẩm mẫu, tài liệu để khách hàng kiểm tra đối mẫu và nhận xét.
- Khi đã có nhận xét của khách hàng thì người kỹ thuật rải chuyền phải điều chỉnh, theo nhận xét và xử lý phát sinh [nếu có].
- Bám sát chuyền uốn nắn, điều chỉnh và kiểm tra một vài sản phẩm tiếp theo nếu thấy đạt yêu cầu theo tài liệu và nhận xét của khách hàng thì viết biên bản bàn giao chuyền cho tổ quản lý.
KẾT LUẬN
May mẫu rải chuyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sản xuất mã hàng, nó có tính quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, người cán bộ kỹ thuật phải may mẫu rải chuyền để giúp cho quá trình sản xuất được đảm bảo đúng yêu cầu của khách hàng, tăng năng suất, chất lượng trong các dây chuyền may. Chính vì vậy, quy trình may mẫu rải chuyền phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Từ việc nghiên cứu sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật để biết được kết cấu của sản phẩm, nguyên phụ liệu sử dụng cho mã hàng, phương pháp may các cụm chi tiết, quy trình may sản phẩm một cách khoa học, hợp lý nhất cho đến việc dự kiến được thiết bị sử dụng trong mã hàng giảm thiểu được những thao tác thừa, tận dụng được tối ưu thiết bị hiện đại, ngoài ra người may mẫu rải chuyền còn có thể đưa ra cảnh báo một số lỗi có thể xảy ra và biện pháp phòng tránh trong quá trình may sản phẩm trên các chuyền để người công nhân biết cách phòng tránh, hạn chế những sai hỏng xảy ra. Bởi vậy, quy trình may mẫu rải chuyền đòi hỏi cán bộ kỹ thuật phải có những nghiên cứu kỹ, sâu, có nhiều sáng kiến, cải tiến để tận dụng tối đa nguồn lực, thiết bị giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Người viết
Th.s Phạm Thị Minh Huyền
Trung tâm thực hành may


Tài liệu tham khảo
  1. Tài liệu kỹ thuật mã hàng Jile 32 V02.
  2. Sản phẩm mẫu mã Jile 32 V02.
  3. Mẫu patton mã Jile 32 V02.

Video liên quan

Chủ Đề