Ký hiệu abs là gì

Hệ thống phanh ABS [ Anti-lock Brake System ] trên ô tô là một hệ thống thông minh giúp cho xe giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn nhất có thể. Dấu hiệu nào để biết phanh ABS có vấn đề và ôtô bị báo đèn phanh ABS trên bảng taplo ra sao. Hãy cùng Hyundaiphanthiet3s khám phá.

Ký hiệu đèn báo lỗi ABS và ý nghĩa của đèn báo lỗi ABS trên xe ô tô đời mới

Như đã giải thích khá rõ thì khi đèn báo hiệu như trên hình xuất hiện màu đỏ, có nghĩa hệ thống chống bó cứng phanh đang đang gặp vấn đề, có thể là hoạt động sai hoặc cũng có thể cảm biến hay một số chi tiết điều chấp hành đã bị hư hỏng.

Khi ôtô bị báo đèn phanh ABS – Kinh nghiệm chủ xe cần phải biết

Nguyên nhân dẫn đến phanh ABS gặp vấn đề

Câu trả lời hay nhất cho câu hỏi này chính là trên bất kỳ dòng xe nào cũng vậy, một khi đèn ABS bật ON là báo cho bạn biết hệ thống phanh của xe có vấn đề. Thường là lỗi cảm biến ở bánh xe, bản thân cảm biến hay điện và đây đẫn bị hỏng.

Khi ôtô bị báo đèn phanh ABS – Kinh nghiệm chủ xe cần phải biết

Giải pháp khi ô tô bị báo đèn phanh ABS

Nhiều chủ xe hay nhiều bài viết có nhắc đến tự khắc phục đèn báo lỗi ABS tại nhà. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời dành cho những ai có kinh nghiệm trong sửa chữa điện ô tô. Hoặc nếu có thể tắt đèn báo lỗi phanh ABS tại nhà cũng có thể gặp nguy hiểm nghiêm trọng khi không giải quyết được mối nguy hại gốc của nó.

Trên nhiều dòng xe hiện đại, khi bạn chỉ cần tháo cảm biến ra rồi lắp lại thôi cũng đã đủ để cho đèn báo ABS sáng dù hệ thống không bị hư hỏng.

Khi ôtô bị báo đèn phanh ABS – Kinh nghiệm chủ xe cần phải biết

Nếu bạn gặp trường hợp bị nổi đèn báo lỗi, hãy bình tĩnh, đi với tốc độ vừa phải để có thể kịp thời xử lý tình huống. Tiếp đó là đến ngay những Garage chuyên sửa chữa điện ô tô, phanh ABS có sử dụng máy quét lỗi để khắc phục, đảm bảo tính an toàn.

Phanh ABS là hệ thống an toàn chủ động phổ biến trên hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay. Ngày nay nó không chỉ áp dụng trên ô tô mà còn áp dụng trên cả một số xe máy đời cao. Nó hoạt động như nào. Giúp người lái và hành khách trên xe an toàn ra sao?

Phanh ABS là một cơ cấu an toàn chủ động. Đã là phanh thì tất nhiên nó có tác dụng giảm tốc độ, dừng và đỗ xe. Khi phanh gấp nếu không có phanh ABH hiện tượng hãm cứng bánh xe sẽ xảy ra. Khiến bánh xe bị trượt dài trên đường khi phanh. Gây mất kiểm soát và nguy hiểm cho người ngồi trên xe. Chính vì vậy Hệ thống ABS ra đời.

Phanh ABS

Nội dung chính

  1. Chức năng, cấu tạo của Phanh ABS
    1. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?
    2. Cấu tạo của hệ thống ABS
  2. Cách hoạt động của phanh ABS
    1. Khi phanh bình thường [hệ thống ABS không hoạt động]
    2. Khi phanh gấp [ hệ thống ABS hoạt động]
  3. Lịch sử phát triển của hệ thống ABS
  4. Lưu ý cần biết về hệ thống phanh ABS

Chức năng, cấu tạo của Phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

ABS được viết tắt từ Anti-lock Braking System. Đây là hệ thống chống bó cứng phanh. ABS giúp tối ưu hóa quá trình phanh, giảm nguy cơ tại nạn. Ký hiệu ABS trên ô tô tức là chiếc xe đã được trang bị hệ thống chống bó cứng.

Cấu tạo của hệ thống ABS

Hệ thống phanh ABS trên xe ô tô được cấu thành từ: cảm biến tốc độ, van thủy lực và hệ thống điều khiển điện.

  • Cảm biến tốc độ: đây là bộ phận giúp ABS nhận biết các bánh xe có bị bó cứng hay không. Trên bánh xe hoặc trên bộ vi sai, các nhà sản xuất đã đặt các cảm biến tốc độ này.
  • .Van thủy lực: đây là bộ phận kiểm soát má phanh trên từng bánh xe. Van này xe nằm ở 3 vị trí cơ bản
    1. Van mở: Khi van ở vị trí này người lái đạp phanh bao nhiêu thì lực phanh sẽ tạo lực tương đương truyền đến bánh xe.
    2. Van khóa: Áp lực phanh nhận được sẽ nhiều hơn áp lực người lái tác động vào phanh.
    3. Van nhả: Áp lực phanh nhận được sẽ ít hơn áp lực người lái tác động vào phanh.
  • Hệ thống điều khiển điện: Nó sẽ thu thập thông tin, dữ liệu từ cảm biến tốc độ để điều chỉnh van thủy lực để áp lực phanh tối ưu cho mỗi xe.

Xe được trang bị hệ thống chống bó cứng ABS sẽ đặc biệt phát huy tác dụng khi phanh trên đường trơn hay phanh gấp, đảm bảo tính ổn định của ô tô trong quá trình phanh, giúp tài xế có thêm thời gian để xử lý sự cố và bảo vệ an toàn cho những người ngồi trên xe.

Cách hoạt động của phanh ABS

Bó cứng phanh là hiện tượng khi nhả phanh các má phanh vẫn bám liền với phanh. Trường hợp khác nữa là khi có tình huống bất ngờ sảy ra, phản ứng của người lái xe sẽ đạp phanh hết cỡ mà không nhả.

Chính vì vậy hệ thống chống bó cứng phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh. Chính vì thế giúp bánh xe chết cứng trên đường gây ra hiện tượng trượt dài.

Khi phanh bình thường [hệ thống ABS không hoạt động]

  • Trong điều kiện bình thường ABS sẽ không hoạt động.
  • Khih đạp phanh áp suất dầu trong ván chính tăng. Dầu phanh sẽ không vào được bơm bởi van 1 chiều
  • Khi nhả chân phanh, dầu phanh hồi về từ xi lanh bánh xe về xi lanh chính

Khi phanh gấp [ hệ thống ABS hoạt động]

Nếu một trong các bánh xe bị bó cứng khi phanh gấp. Bộ điều khiển ABS sẽ điều khiển áp xuất dầu phanh tác dụng lên xy lanh bánh xe đó. Vì vậy sẽ không có bất kỳ bánh nào bị bó cứng.

Lịch sử phát triển của hệ thống ABS

ABS được áp dụng đầu tiên trên các máy bay thương mại vào năm 1949. Lúc này với công nghệ chưa phát triển hệ thống này khá cồng kềnh và chưa đạt được sự nhanh nhạy.

Cho đến năm 1969, kỹ thuật điện tử phát triển giúp cho những người sáng tạo đã áp dụng được hệ thống phanh ABS trên ô tô.

Lúc này, vào thập niên 70. Rất nhiều hãng xe nổi tiếng đã nghiên cứu và ứng dụng ABS vào sản phẩm của mình:

  • Hãng Toyota của Nhật bắt đầu sử dụng ABS trên các sản phẩm của họ từ năm 1971. Tuy nhiên phải đến tận năm 1980 thì hệ thống này mới được hoàn thiện.
  • Mercedes Benz và Bosch chậm hơn so với Toyota. Họ công bố kết quả nghiên cứu vào năm 1978. Và ABS chính thứ được trang bị cho mẫu sedan của Mercedes vài tháng sau đó. Năm 1981 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã có mặt trên tất cả các dòng xe của hãng này.
  • Đến thập niên 90. Hệ thống ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu khi đề cập đến các tính năng an toàn trên ô tô.

Lưu ý cần biết về hệ thống phanh ABS

Nhiều người lầm tưởng rằng khi có phanh ABS. Quãng đường khi phanh sẽ nhiều hơn so với phanh chết các bánh xe. Thực tế không phải vậy. Giảm quãng đường phanh sẽ không giúp chiếc xe an toàn hơn.

Lợi ích đầu tiên của ABS chính là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái. Tránh tình trạng mất lái, trượt xe khi phanh gấp

Tuy ABS rất hữu ích, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy. Việc tỷ lệ tai nạn giữa xe có ABS và không có gần như là không khác biệt. Điều này có thể do nhiều người quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra tâm lý ỷ lại vào ABS, khiến một số tài xế phóng nhanh vượt ẩu. Trong khi nếu không có các hệ thống an toàn có thể họ sẽ lái cẩn thận hơn.

Chủ Đề