Kỹ năng đánh giá là gì

Các nhà giáo dục đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo dức, hình thành KN, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của SV giúp GV có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp SV ngày càng tiến bộ hơn.


Vì vậy, có thể hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt trong quá trình tự học là biện pháp giúp SV hình thành KN, kỹ xảo từ đó nhận biết rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục. Về mặt nhận thức, tự kiểm tra đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp SV có cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục các sai lầm, thiếu sót. Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã lĩnh hội của SV. Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá SV sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất được biện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vận động đi lên.

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các KN và thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, KN vào các hoạt động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo.

Một nhiệm vụ được giao nhân sự, quản lý chỉ đưa ra định hướng và kết quả mong muốn. Để triển khai thực hiện thành công, nhân sự phải tự chủ động phân tích để lựa chọn cách thức hoàn thành tốt nhất. Vì vậy, nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm thấy ứng viên sở hữu kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống tốt. Đây là một trong những kỹ năng mang tính thời đại, nên hôm nay, quân sư TalentBold quyết định dành thời gian cuối tuần gửi đến các bạn tất tần tật nội dung liên quan đến kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống là như thế nào.

Kỹ năng đánh giá là gì

Kỹ năng phân tích là gì?

Kỹ năng phân tích là khả năng nắm bắt và bóc tách vấn đề đang phải đối mặt, từ đó, tiến hành tổng hợp thông tin, thu thập nguồn lực thích hợp, lựa chọn phương thức tối ưu để giải quyết vấn đề đó nhanh, gọn, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Người sở hữu kỹ năng phân tích giỏi sẽ không lo bị choáng trước những vấn đề phức tạp, vì họ biết sự phức tạp cũng bắt nguồn từ những điều đơn giản hợp thành. Với năng lực phân tích của mình, họ sẽ chia nhỏ vấn đề ra để tìm hướng giải quyết, sau đó gắn kết lại thành chuỗi quy trình giải quyết cho toàn bộ vấn đề phức tạp được giao phó.

Kỹ năng đánh giá là gì
Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Kỹ năng đánh giá hệ thống là gì?

Kỹ năng đánh giá hệ thống là khả năng ghi nhận toàn bộ quy trình vận hành nhiệm vụ công việc mà mỗi nhân sự đảm nhận tại nơi làm việc. Dù vị trí công việc, chức năng nhiệm vụ có giống nhau, nhưng mỗi nơi làm việc sẽ có một quy trình riêng, phù hợp đặc thù quản lý và đối tượng khách hàng.

Đánh giá hệ thống đầy đủ, nhân sự sẽ biết rõ thứ tự các bước triển khai nhiệm vụ tốt nhất để không lãng phí thời gian, cũng không lo sai sót. Hiệu suất làm việc từ đó nâng cao rõ ràng, không chỉ Sếp hài lòng mà đồng nghiệp cũng an tâm khi có một đồng nghiệp chuyên nghiệp như vậy.

Tầm quan trọng của 2 kỹ năng này trong công việc

Có kỹ năng phân tích, mà không có kỹ năng đánh giá hệ thống, cũng giống như bạn biết mình đói, cần ăn nhưng lại không biết mua thức ăn ở đâu vậy. Vì thế quân sư TalentBold mới nói rằng đây là 2 kỹ năng luôn cần song hành thì mới đạt hiệu quả tuyệt đối.

Hai kỹ năng này tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2, luôn phải đồng hành trong cùng quá trình thực hiện công việc vì cùng tương hỗ nhau, giúp cho nhân sự:

  • Phát hiện yếu tố cốt lõi của vấn đề

    Một vấn đề bao hàm rất nhiều yếu tố, có yếu tố hình thức, nhưng cũng có yếu tố cốt lõi, gây ra sự mệt mỏi, nguy hiểm để bạn phải đau đầu xử lý. Nhờ có kỹ năng phân tích, bạn biết được điều gì mình cần quan tâm, điều gì mà chỉ cần giải quyết nó là mọi thứ đều êm ả trở lại.

    • Lên phương án xử lý nhanh nhất

      Những việc làm hấp dẫn

      Biết được yếu tố cốt lõi cần tác động chỉ mới xong giai đoạn đầu. Giai đoạn tiếp theo cần biết nguồn lực hỗ trợ bạn cần gồm những gì. Đây là giai đoạn đòi hỏi kết hợp 2 kỹ năng này đấy.

      • Tận dụng nguồn lực tối đa cho nhu cầu giải quyết công việc

        Nguồn lực có rồi, nhưng không thể ngồi một chỗ để nguồn lực tự đến hỏi bạn cần gì để mà đưa cho bạn. Bạn phải chủ động, phải gắn kết linh hoạt tất cả những nguồn lực đó vào quy trình giải quyết mà bạn đã phân tích và lên lộ trình. Chính năng lực đánh giá hệ thống sẽ giúp bạn điều này.

        • Giành thế chủ động trong mọi tình huống

          Hiểu và đánh giá các hệ thống liên quan công việc một cách hiệu quả, bạn sẽ luôn biết mình làm gì, cần làm cái gì trước, cái gì sau để không phải bị động trong quá trình xử lý. Ví dụ, biết người B hay trễ nải, vậy hãy liên hệ họ trước, nhắc nhở họ hoàn thành nhiệm vụ của họ trong quy trình xử lý của bạn. Mặc dù biết rằng, bước mà người B thực hiện sẽ diễn ra sau người A, nhưng người A siêng, lại làm rất nhanh nên không cần vội nhắc nhở.

          Kỹ năng đánh giá là gì
          Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

          Ví dụ tình huống sử dụng kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống trong công việc

          Lấy ví dụ tại công ty dịch vụ logistics, một đơn hàng có khả năng ra kho trễ, không theo kịp nhóm các lô hàng xuất cùng chiều hôm đó. Khi nhận được thông tin này, người phụ trách làm chứng từ cho lô hàng đó đã nhanh chóng phân tích vấn đề:

          • Quãng đường từ nhà máy đến kho bao xa?
          • Thời gian chậm nhất hàng được phép ra kho?
          • Tình hình giao thông giờ chiều liệu có khả thi cho yêu cầu về thời gian?
          • Nếu không ra kho kịp, sau bao lâu mới có thể xuất tiếp? Chi phí phát sinh ra sao?
          • Liệu kho hàng có thể du di thêm thời gian? Kho chờ thêm được bao lâu?

          Từ những câu hỏi đó, nhân viên biết rằng không thể để lô hàng bị chậm xuất được, vì thực tế lô hàng sản xuất đã bị lố thời gian, đơn vị gia công phải rất nỗ lực đàm phán mới có thể kéo dài thời gian xuất đến hôm nay. Hiểu được tình hình này, nhân viên gắn kết ngay với quy trình hệ thống vận hành của các bên để tiến hành giải quyết:

          • Công ty : Báo cáo tình hình với quản lý trực tiếp để nhận được sự ủy quyền trực tiếp giải quyết vấn đề, đồng thời nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất khi có những phát sinh ngoài thẩm quyền xử lý của nhân viên.
          • Kho : Liên lạc với nhân viên giao nhận của công ty đang có mặt tại kho để biết thời gian tối đa cho phép. Thông tin nhận được là tối đa 5h15 chiều.
          • Khách hàng : Nhân viên biết hàng sau khi sản xuất xong, phải qua khâu kiểm tra chất lượng và kiểm đếm mới có thể xuất kho. Vì vậy, trực tiếp liên lạc người phụ trách bên công ty khách hàng, hỏi thời gian hoàn thành hàng, và thời gian dự kiến xuất phát từ công ty đến kho xuất của cảng.

          Với 2 mốc thời gian, cùng với kinh nghiệm làm hàng cho đối tác này, nhân viên có thể:

          • Ước chừng thời gian hoàn thành kiểm đếm
          • Kiểm định độ chính xác thời gian dự kiến khởi hành từ công ty
          • Kết hợp dò google quãng đường di chuyển, cộng thêm thời gian kẹt xe phố biến

          Tổng hợp tất cả dự kiến lô hàng có thể đến kho trước 4h30 chiều. Để phía khách hàng nỗ lực hoàn thành sớm, nhân viên chỉ nói thời hạn tối đa là 4h30 chiều, thay vì 5h15 chiều như nhân viên giao nhận đã đàm phán được. Kết quả, 4h35 phút, lô hàng đã có mặt tại kho, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.

          Kỹ năng đánh giá là gì
          Xem thêm: 8 Kỹ năng Quản Lý Nhóm Hiệu Quả

          Kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống phù hợp với những vị trí công việc nào?

          Nhắc đến hai kỹ năng này, chắc hẳn chúng ta nghĩ chỉ những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng phân tích, đánh giá tốt như nghiên cứu phân tích thị trường, xây dựng chiến lược phát triển, cải tiến hệ thống vận hành… mới thật sự cần đến.

          Điều này không sai vì thực chất những công việc này luôn xem kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống là tố chất quan trọng giúp hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, những vị trí khác cũng cần sở hữu cho mình hai kỹ năng này. Bởi lẽ, bạn có chắc rằng:

          • Công việc của bạn không bao giờ gặp vấn đề phát sinh ngoài ý muốn?
          • Giải quyết vấn đề không cần phối hợp nhiều nguồn lực?
          • Áp lực công việc chưa bao giờ là nỗi lo của bạn?

          Nếu câu trả lời đều là “Không”, thì hãy nhanh chóng rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống thật hiệu quả nhé. Quân sư TalentBold nhấn mạnh như vậy chỉ nhằm khẳng định một điều mọi vị trí công việc đều cần sự hiện hữu của hai kỹ năng này. Kỹ năng càng giỏi, công việc của bạn càng thuận lợi.

          Kỹ năng phân tích, đánh giá hệ thống là như thế nào, tầm quan trọng ra sao, quân sư TalentBold đã chia sẻ đầy đủ trong bài viết này. Với sứ mệnh hỗ trợ, tư vấn để người lao động hòa nhập và tiếp quản công việc thuận lợi nhất, quân sư TalentBold luôn chú trọng nghiên cứu và cập nhật những kỹ năng mang tính thời đại, giúp ứng viên và cả những nhân viên chính thức nâng cao năng lực xử lý công việc hiệu quả. Bài viết hôm nay cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

          ----

          Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

          Nguồn ảnh: internet

          Kỹ năng đánh giá là gì

          Talentbold

          TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng