Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên

Mình ra trường được gần năm rồi, học FPT Polytechnic ra trường thì ko khó lắm, nhưng khi đi làm lượng kiến thức là ko đủ để đi làm. Mình nghĩ học trường gì cũng tự bản thân mình thôi.

Mình bên ứng dụng mới kỳ 2 :s

Tiếc cho bạn là kết quả kém rồi mình khuyên nên bỏ và theo fptpolytechnic . Học điện tử viễn Thông làm công nghệ thông tin rất tốt ví dụ như IoT , phần mềm nhúng . … cần lập trình và kiến thức điện tử rất nhiều . Lập trình có thể tự học chứ điện tử tự học được thì mình nghĩ là Ko thể nên học điện tử sẽ có lợi thế về lâu dài . Còn thích mấy cái kiểu android hay ios … (những cái Ko liên quan đến điện tử viễn Thông) bạn có rất nhiều các lớp học thêm chỉ cần học 6 tháng (vì đã có kiến thức lập trình căn bản của ĐTTV) là đã có thể làm được sản phẩm đơn giản rồi. Nếu cứu vãn được tình thế thì nên cứu còn Ko thì dứt khoát cho đỡ mất thời gian . Phí 2 năm cuộc đời rồi

1 Like

Mình cũng năm 2 KHTN chuyên ngành IT luôn nè bạn, lời khuyên là đầu tiên bạn nên xem xét thử có thể tự học IT nhưng vẫn học Viễn thông ở trường hay không. Mình nghe nói rất nhiều người điện tử viễn thông (và Toán - Tin) khi ra trường đều có thể làm IT và trên các trang tuyển dụng mình xem qua thì bộ 3 này thường đi chung với nhau

Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên
Bạn vừa làm được bên ĐTVT và vừa làm được IT thì sẽ ok lắm đó.
À mà năm 2 trường KHTN vẫn còn console mà? (Ko nói tự học nhé). Mình đang kì 2 và đang học CTDL và Kiến trúc máy tính. Thực tế mà nói nếu nghiên cứu kĩ theo giáo trình của trường, hiểu rõ từng nội dung, vấn đề thì không phải do trường mình dạy chậm đâu mà là do dạy kĩ. Bạn cứ yên tâm mà học thôi. Mình xem qua chương trình đào tạo hệ chất lượng cao trường mình rồi, cũng y chang vậy à. Quyết định đúng đắn nhé bạn
Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên

@Thanh_Tai Chào Vo Thanh Tai, A cũng là một người học về vien thong, cũng 1 thời băn khoăn về tương lai như e, và đa số các bạn của a cũng thế! Hiện nay a và các bạn đa số đều làm việc liên quan đến viễn thông di động, hoặc CNTT.

A cũng muốn góp chút ý kiến cho e. Nhưng a ko bảo e phải làm gì, chỉ đưa ra vài câu hỏi. A nghĩ sau khi trả lời lời những câu hỏi này, e sẽ nhận ra mình cần làm gì.

  1. Qua 2 năm, e đã hiểu học ĐTVT là học gì, và làm dc gì chưa? Em có biết mục đích việc đưa lập trình C vào chương trình học là gì không?
  2. Em nói em yêu thích CNTT, e đã biết học CNTT là học gì, và làm được gì chưa?
  3. Em có bao giờ lên các trang tìm việc lớn để tìm hiểu về nghề nghiệp chưa?
  4. Nếu trả lời dc câu 1 và câu 2, vậy e có phân biệt dc cái gì mình tự học được, cái gì không tự học dc để đạt dc cái e mong muốn trong câu số 3 chưa?

A thấy ngay cả mục đích của việc học, và kết quả của việc học thì bản thân e vẫn còn mù mờ.
“Học” mà a nói ở đây không phải chỉ là học trên trường, mà là tự học nữa. Và không chỉ là kiến thức đơn thuần, mà còn là về tư duy, khả năng ứng dụng kiến thức, và các kỹ năng mềm khác, e đã có chưa? Em đã trải nghiệm đủ chưa để mà phân biệt đâu là đam mê, đâu là sở thích, và thế nào là không phù hợp?

Thân.

5 Likes

Trước chê đại học nghỉ ngang nhưng giờ thấy có bằng mới quý. mất mấy cơ hội việc làm vì cái bằng.

Cố gắng lên

Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên
Nhiều thứ thú vị đang chờ bạn đó
Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên

Mình đang học năm 3 Điện tử Viễn thông nhưng trường khác. Mình thấy ngành này cũng phải học lập trình vãi cả ra, chỉ khác với bên CNTT là lập trình ở level thấp hơn thôi. Theo hướng lập trình nhúng thì phải để ý rất nhiều để tối ưu hóa phần cứng và đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng, real-time. Rồi phải học lập trình và compile trên Linux. dùng linux để cài đặt mạng, cài đặt hệ điều hành linux cho phần cứng … Khi bạn đã tinh thông C rồi thì bạn có thể học thêm lập trình Web để điều khiển phần cứng qua mạng internet ( ví dụ như nhà thông minh ), học thêm Java, Python để làm cái phần mềm giao tiếp với người dùng. Rồi bạn muốn học lập trình android, ios gì cũng áp dụng được luôn, ví dụ như điều khiển một cái gì đấy thông qua bluetooth smartphone bằng nhận diện giọng nói chẳng hạn… Rồi nếu bạn muốn học giải thuật, machine learning, deep learning, dùng TensorFlow hay gì cũng dùng được và mấy thầy của mình đang khuyến khích sv theo cái này Nếu bạn muốn theo hướng điện tử thì cũng phải học HDL, cấu trúc máy tính, thiết kế CPU bằng lập trình Verilog, VHDL,… khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao máy tính lại thực hiện được các code mà người lập trình đưa vào và nó phải làm thế nào để có thứ mà bạn thấy sau khi chạy code.

Nói chung ngành nào cũng phải học lập trình chứ điện tử viễn thông ko chỉ học mỗi mấy cái xử lý tín hiệu, biến đổi fourier, laplace, tính toán băng thông, lắp anten trèo cột điện ko đâu. Ngành nào cũng có cái hay cái dở riêng, bạn nên tìm hiểu cho kỹ. Nếu bạn ko muốn lập trình phần cứng level thấp thì thôi, bỏ đi học chỗ khác cho khỏe vì chương trình học DTVT khá nặng và nếu không đầu tư thì chả đi đến đâu

Có gì đâu mà cướp bạn. Thi ĐH là một cuộc thi nên bạn tham gia thì phải chấp nhận luật thi thôi. Không nên căng thẳng quá.

Thấy FPoly cũng khá nhiều
Không biết bạn học ngành gì? Khoá mấy?

e trai mình sau 4 năm học vật lý hạt nhân khi ra trường thấy không biết dụng võ chỗ nào liền quay ra học lập trình web ( vừa đi ship hàng vừa tự học) bây giờ lương cũng 10tr rồi, không nhiều nhưng mình thấy tự hào vì nó.

2 Likes

Mình thì bây giờ đang tìm “công thức” để đến và học về cntt, nhưng mà chưa xác lập được hướng nào hết vì mình đang tự tìm hiểu và sẽ là tự học. Có đồng chí nào đã tự học rồi có thể giúp mình không? Hay là cho mình mấy bộ chương trình các môn ở trường ĐH để mình nghiêng cứu… hay ít ra cỗ vũ mình xíu được không…!!

SV năm 3 thì vẫn còn mơ mộng lắm bạn ơi. Ra trường đi rồi biết nhé, hy vọng là lúc đó bạn vẫn quay lại diễn đàn này chia sẻ kinh nghiệm đi làm cho những bạn trẻ khác

Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên

Muốn nghiêm túc thì đừng từ học nhé, tự học chỉ khi bạn đã có căn bản rồi, chứ chưa có căn bản mà tự học thì mất nhiều thời gian lắm. Muốn lập trình gì, cứ kiếm TT có tiếng một chút, tham gia một khóa 6 tháng. Trong 6 tháng đó bạn tự tìm hiểu thêm ở nhà, có gì lên hỏi thầy, thế cho nhanh.

6 tháng sau ít nhất là bạn cũng làm được rồi, dù chưa phải là giỏi. Lúc đó muốn tự học cũng OK.

1 Like

phải không vậy bạn, chưa gì ban làm mình hoang mang quá…

Nay học javascript buổi đầu trên trường =))) chưa biết cấu trúc in ấn thế nào. bài tập ra thêm là viết chương trình máy tính đơn giản :)) sử dụng bắt sự kiện =)) f*ckkkkkkkkkkkkkk

Kỹ thuật Điện tử Viễn thông Khoa học Tự nhiên
thitboa1:

Hay là cho mình mấy bộ chương trình các môn ở trường ĐH để mình nghiêng cứu…

thì bạn cứ vào website 1 trường đại học nào đó rồi vào phần khoa công nghệ thông tin sẽ thấy chương trình đào tạo gồm các môn học nào thậm chí có cả bài giảng, đề cương chi tiết cho môn học đó, hoặc xem thời khóa biểu toàn ngành là biết lộ trình các môn ngay .

1 Like

vậy hả, mình cứ tưởng là sv của trường mới có tk vào xem đc chứ…

Hãy tiếp tục học đi bạn. Hãy thử tìm hiểu về Machine Learning , Deep Learning , những điều tuyệt vời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Chúc bạn thành công.

1 Like

Thật sự cám ơn chia sẽ của các bạn rất nhiều. Mình quyết định học tiếp rồi. Cám ơn các bạn!

2 Likes

← previous page next page →

Home Categories FAQ/Guidelines Terms of Service Privacy Policy

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 trđ/năm học

Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Chương trình kỹ thuật Điện tử- Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử -Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy