Lãi suất ngân hàng agribank 8 2023

Phó Tổng Giám đốc Agribank, bà Nguyễn Thị Phượng cho biết, Agribank được Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô dự kiến 5.000 tỷ đồng trong năm 2022 và năm 2023.

Agribank được phê duyệt hạn mức hỗ trợ lãi suất 2% quy mô dự kiến 2.500 tỷ đồng năm 2022

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank] cho biết, Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2022 quy định về việc hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với các khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Ngay sau khi Nghị định và Thông tư được ban hành, Agribank đã chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thực hiện tốt chương trình hỗ trợ lãi suất.

Tính từ thời điểm khách hàng được hỗ trợ lãi suất đến nay, Agribank đã giải ngân gần 100.000 tỷ đồng dành cho các đối tượng được thụ hưởng từ đợt hỗ trợ lãi suất 2%/năm.

Trong khi đó, Agribank được Ngân hàng Nhà nước [NHNN] phê duyệt hạn mức hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô dự kiến 2.500 tỷ đồng trong năm 2022 đối với các đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Do đó, Ngân hàng sẽ dừng hỗ trợ lãi suất sau thời điểm 31/12/2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí [hạn mức hỗ trợ lãi suất] được NHNN thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Trước đó, Agribank cũng là ngân hàng đầu tiên chính thức thông báo triển khai hỗ trợ lãi suất 2%. Ngân hàng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên lãi suất vay thực tế áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2023 và đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023.

Thận trọng đánh giá khách hàng vay, trách dòng tiền hỗ trợ không đúng mục đích

Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước là giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả phía cung và cầu, tạo nền tảng để phục hồi và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Thông tin thêm về gói lãi suất này tại cuộc họp báo sáng 15/6, Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng cho biết, trong điều kiện gói hỗ trợ chỉ 40.000 tỷ với cả hệ thống và riêng Agribank được NHNN phân bổ là 5.000 tỷ trong 2 năm 2022 và 2023.

Như vậy số lượng khách hàng và dư nợ tiếp cận được gói hỗ trợ này khá hữu hạn, vì vậy đối với Agribank và các ngân hàng thương mại khác cần có những đánh giá, phân tích cụ thể, thận trọng để đối tượng hỗ trợ đến đúng được đối tượng khách hàng.

Về hoạt động của Agribank trong nửa tháng đầu năm, Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng tiết lộ, tăng trưởng tín dụng trong khoảng 6 tháng đầu năm nay của ngân hàng đạt khoảng 4,5%. So với toàn ngành đây không phải là mức tăng trưởng cao, tuy nhiên gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phượng, mặc dù lãi suất huy động hiện nay có áp lực tăng trên thị trường, song Agribank vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp để đảm bảo cho khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Ngoài ra, Agribank cũng đang triển khai các sản phẩm mới để hỗ trợ người dân ví dụ như Thẻ Lộc Việt [triển khai từ năm 2021] với lãi suất cho vay chỉ khoảng 13%, so với các chương trình cho vay của công ty tài chính tiêu dùng đây là mức lãi suất rất tốt và được khách hàng đón nhận.

Thời gian qua, khá nhiều nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất tăng. Theo đó, làn sóng điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm chưa có dấu hiệu dừng lại và ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào “cuộc đua” trong tháng 8/2022.

 LÃI SUẤT HƠN 7%/NĂM CHO KỲ HẠN 6 THÁNG XUẤT HIỆN

Theo mẫu theo dõi của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], tính tới cuối tháng 7/2022, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,07 điểm phần trăm, lên mức 5,77%/năm.

Như vậy, lãi suất huy động  12 tháng đã tăng 0,18 điểm phần trăm so với cùng kỳ và 0,23 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng cũng đã tăng 0,09 điểm phần trăm so với cuối tháng 6/2022; tăng 0,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ và tăng 0,24 điểm phần trăm so với cuối năm 2021.

“Nhìn chung, đà tăng của lãi suất huy động so với cuối năm 2021 đã có phần rõ rệt hơn và tới từ tất cả các nhóm ngân hàng”, nhóm nghiên cứu của BVSC đánh giá.

Bước sang tháng 8/2022, xu hướng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm vẫn diễn ra, thậm chí còn sôi động hơn. Thay vì mức tăng 0,1-0,2 điểm phần trăm, một số ngân hàng đã mạnh tay nâng cao biên độ điều chỉnh từ 0,1 – 0,6 điểm phần trăm so với tháng trước.

Cụ thể, ngân hàng Bản Việt tăng từ 0,2-0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi từ 6-12 tháng. Trong đó, lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6 tháng tăng 0,3 điểm phần trăm lên 6,3%/năm, kỳ hạn 9 tháng tăng 0,4 điểm phần trăm lên 6,4%/năm và lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng 0,2 điểm phần trăm lên 6,8%/năm.

Techcombank cũng là một trong những ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tất cả các kỳ hạn 0,2 điểm phần trăm. Theo đó, đối với khách hàng thường và khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng lên 3,05%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,55%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,35% và 12 tháng tăng lên mức 5,75%/năm.

Một số ngân hàng cũng tăng mạnh biểu lãi suất còn có MB, ABBank, VPBank, ACB, KienlongBank… Đáng chú ý, mức 7,1%/năm đã xuất hiện ở kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng CBBank.

Không chỉ nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, các ông lớn cũng tham gia điều chỉnh lãi suất huy động. Cụ thể, sau Agribank và BIDV, tháng này Vietcombank đã tăng lãi suất. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tăng 0,1 điểm phần trăm lên 3,1%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên mức 3,4%/năm và 12 tháng lên mức 5,6%/năm.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ tín dụng tính đến hết tháng 7/2022 tăng 9,42% so với đầu năm, tương đương mức tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trái lại, tăng trưởng huy động chỉ đạt 4,2% so với đầu năm, tương đương tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Như vậy, chênh lệch giữa huy động vốn và tín dụng tiếp tục giảm mạnh. Hiện đã xuống mức âm trong tháng 7/2022. Điều này sẽ tiếp tục tạo áp lực lớn lên mặt bằng lãi suất huy động.

Thêm vào đó, áp lực tăng lãi suất huy động còn xuất hiện ở chỗ, chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, các ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 37% xuống còn 34%.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, yếu tố làm chậm đà tăng lãi suất tiết kiệm gồm: Ngân hàng Nhà nước giữ quan điểm mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 chỉ ở mức 14%; đầu tư công đang được Chính phủ đẩy mạnh nửa cuối năm.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 8/2022 đã có nhiều thay đổi so với tháng trước. Ngoài ra, mức lãi suất trên 7%/năm ngày càng xuất hiện nhiều.

Dẫn đầu danh sách vẫn là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Theo sau là Ngân hàng Xây Dựng [CBBank] với lãi suất đang triển khai cho kỳ hạn từ 13 tháng đến 60 tháng là 7,5%/năm. Mặc dù có lãi suất khá cao nhưng CBBank không có đính kèm bất cứ điều kiện nào về số tiền gửi tối thiểu.

Đứng thứ ba và thứ tư trong bảng so sánh là Kienlongbank với 7,3%/năm và HDBank với 7,15%/năm. Trong đó, Kienlongbank niêm yết lãi suất này cho tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 36 tháng, còn HDBank áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như Techcombank [7,1%/năm]; DongABank [7,1%/năm]; MSB [7%/năm]; OceanBank [7%/năm]; LienVietPostBank [6,99%/năm]; BacABank [6,90%/năm]; MB [6,9%/năm]; VietABank [6,9%/năm]... Tuy nhiên, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, sau khi Vietcombank tăng lãi suất, cả 4 ngân hàng [VietinBank, BIDV, Agribank, Vietcombank] đều có mức lãi suất huy động cao nhất ở 5,6%/năm. Đây cũng là nhóm đứng cuối bảng xếp hạng tháng 8/2022.

Chủ Đề