Lãi suất ngân hàng cao nhất tháng 4 2023

BNEWS Thời gian gần đây, hàng loạt các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn với cả tiền gửi tại quầy lẫn tiền gửi online nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trở lại.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] vừa công bố biểu lãi suất huy động mới với mức lãi suất cao nhất lên đến 6,9%/năm, tăng 0,2%/năm so với mức cũ, dành cho khách hàng gửi tiết kiệm online từ 50 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 36 tháng.
Cùng kỳ hạn trên, nếu khách hàng gửi từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, lãi suất cũng được hưởng tới 6,7%/năm thay vì mức cũ 6,1%/năm; số tiềm dưới 300 triệu đồng, lãi suất mới áp dụng là 6,1%/năm thay vì 5,6%/năm như trước.
Tương tự tại kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tiết kiệm online của VPBank cũng được áp dụng mức mới là 6-6,8%/năm, tăng 0,4-0,5%/năm so với hồi đầu tháng. Lãi suất kỳ hạn 11 tháng, 12 tháng, 6 tháng vẫn giữ như trước.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, VPBank cũng tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 36 tháng tăng thêm 0,6-0,8%/năm lên thành 5,9%-6,7%/năm, tùy vào số tiền gửi.
Tương tự với kỳ hạn 24 tháng gửi tại quầy, lãi suất huy động cũng tăng 0,5-0,7%/năm lên thành 5,8-6,6%/năm.
Đặc biệt, nhóm khách hàng ưu tiên của VPBank khi gửi tiền từ 100 triệu đồng trở lên còn được cộng thêm lãi suất 0,1%/năm. Như vậy, lãi suất cao nhất tại VPBank có thể lên đến 7%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam [MSB] cũng công bố chương trình cộng thêm đến 0,8% lãi suất khi gửi online so với mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy. 
Theo đó, với giao dịch gửi tiết kiệm online tối thiểu từ 1 triệu đồng tại ngân hàng này, khách hàng sẽ nhận ngay lãi suất 7%/năm với kỳ hạn 15 tháng và 6,8% với kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Đây là mức lãi suất thuộc nhóm cao nhất trên thị trường hiện nay.
Hay tại Ngân hàng TMCP Quân đội [MB], lãi suất cũng đã tăng 0,2%/năm tại kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng lên lần lượt 2,9% và 3%/năm; lãi suất kỳ hạn 36 tháng cũng tăng từ 6,4%/năm lên 6,6%/năm.
Lãi suất huy động tiền gửi online tại Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] cũng đã có thay đổi trong tháng 4/2022 khi tăng từ 5,6%/năm lên 6,2%/năm tại kỳ hạn 6 tháng; từ 5,9%/năm lên 6,4%/năm tại kỳ hạn 9 tháng; và tăng từ 6,3%/năm lên 6,5%/năm tại kỳ hạn 12 tháng.

Ngoài OCB còn có Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh [HDBank]. Lãi suất tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 1 tháng 1 tăng từ 3,1%/năm lên 3,8%/năm; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 3,2%/năm lên 3,9%/năm; kỳ hạn 6 và 9 tháng tăng từ 5,4%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,7%/năm lên 5,95%/năm.
Trước đó, nhiều ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Nam Á [NamABank], Ngân hàng TMCP Bản Việt [VietCapitalBank], Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank]... đã điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-0,3%/năm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn so với hồi tháng trước.
Xét về mức lãi suất huy động cao nhất tại mỗi ngân hàng, Techcombank đang dẫn đầu với 7,8%/năm. Tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB] với 7,6%/năm, NamABank 7,4%/năm. Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB], MSB hay VietCapitalBank cũng có mức lãi suất cao nhất từ 7-7,1%/năm... 
Tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này tại một số ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tiền từ vài trăm tỷ đồng trở lên./.

>>Lãi suất huy động liên tiếp tăng, lãi suất cho vay khó giữ thấp


Với chỉ số CPI tháng 8/2022 chỉ ghi nhận ở mức 2,58% và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 1,64%. Lạm phát tại Việt Nam tăng nhẹ chủ yếu là do đà giảm của giá xăng dầu trong tháng vừa qua.

Siêu thị BigC dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay

Công ty chứng khoán Tân Việt đưa ra nhận định, CPI của Việt Nam hiện đang duy trì ở mức ổn định 2,58%, và vẫn còn dư địa để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%. Tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động tới CPI trong giai đoạn cuối năm do giá nguyên vật liệu tăng tạo áp lực sản xuất và đẩy giá hàng hóa lên cao.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn nhưng cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa chấm dứt cũng là một trong những rủi ro có thể đẩy giá năng lượng tăng.

Trong bối cảnh lạm phát cơ bản tăng cao, các ngân hàng thương mại đã có động thái tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh cao nhất lên đến 1% một năm. Trong đó, lãi suất gửi tiền kỳ hạn 6 tháng trong tháng 9/2022 đang dao động từ 4 - 6,6% tùy từng ngân hàng.

Động thái tăng lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại và NHNN bán ròng 21 tỷ USD ra thị trường ngoại hối, đã phản ánh được nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng của ngành ngân hàng.

Chuyên gia Công ty chứng khoán Tân Việt cũng đưa ra dự báo, các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất vào nửa cuối năm 2022 và sang cả năm 2023. Do lãi suất huy động đã tăng khá nhiều và còn tăng tiếp trong giai đoạn tới, đồng thời dư địa tín dụng hạn hẹp và thanh khoản hệ thống không dồi dào. Do đó, ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi lãi suất huy động tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các ngân hàng cần phải thắt chặt chi phí hoạt động, và duy trì mức NIM ổn định thì mới đạt được mục tiêu kỳ vọng. Do đó, nhà đầu tư nên tập trung vào những ngân hàng có các hoạt động dịch vụ tốt, những khoản cho vay trái phiếu ổn định và có tỷ lệ CASA cao.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề