Làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sau khi đóng thầu

Như chúng ta đã biết trong quá trình đấu thầu các gói thầu qua mạng đấu thầu quốc gia thì không ít E-HSDT của các nhà thầu thiếu các tài liệu, hồ sơ đính kèm.

Bên mời thầu đánh giá Hồ sơ dự thầu đã phải tiến hành làm rõ Hồ sơ dự thầu rất nhiều, thậm chí là nhiều lần do có những hạn chế và rào cản nhất định. HTN xin gợi mở cho các bạn 1 số nội dung theo quy định về thời gian làm rõ hồ sơ dự thầu qua mạng hiện hành mà pháp luật quy định.

Thời gian làm rõ hồ sơ dự thầu qua mạng được quy định ở đâu?

Theo Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

  • Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. 

  • Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
  • Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
  • Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

  1. Cài đặt môi trường máy tính tham gia hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia chỉ với 1-Click
  2. Tự động xuất bảng khối lượng mời thầu trên Webform ra file Excel để lập giá dự thầu
  3. Tự động nhập đơn giá dự thầu từ file excel lên webform Mẫu 18. Bảng tổng hợp giá dự thầu

👉 Dành cho tất cả các Nhà thầu: Phần mềm Đấu thầu qua mạng XDA

Trong thời gian làm rõ hồ sơ dự thầu qua mạng, nội dung làm rõ được thực hiện ở đâu?

Tại Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư  Quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua mạng Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, có ghi rõ như sau:

  • Khoản 5:  đối với các nội dung về năng lực kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fĩle tài liệu chứng minh.

           Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT

  • Khoản 7: Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên hệ thống.

Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên hệ thống

Thang pham


Hỏi: ông Bùi Quang Huy, Ban QLDA Đầu tư xây dựng: Tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:“…Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu". Vậy, trường hợp sau khi nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ thiếu một số tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm như: Báo cáo kết quả kiểm toán hoặc biên bản kiểm tra thuế của cơ quan quản lý Nhà nước về thuế; Giấy kiểm định máy móc thiết bị thì có được bổ sung không?

Nội dung chi tiết Tại khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định:“…Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu". Vậy, trường hợp sau khi nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ thiếu một số tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm như: Báo cáo kết quả kiểm toán hoặc biên bản kiểm tra thuế của cơ quan quản lý Nhà nước về thuế; Giấy kiểm định máy móc thiết bị thì có được bổ sung, làm rõ hồ sư dự thầu không? Việc làm rõ bổ sung về phần kỹ thuật theo quy định có thể làm thay đổi kết quả chấm điểm phần kỹ thuật của hồ sơ dự thầu. Vậy nếu cho bổ sung làm rõ thì việc thực hiện công tác chấm điểm kỹ thuật của các tài liệu làm rõ và bổ sung của nhà thầu sẽ thực hiện như thế nào? Trường hợp trong bảng kê khai danh sách thiết bị nhà thầu không ký tên đóng dấu, không kê khai máy trộn bê tông nhỏ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì nhà thầu được bổ sung làm rõ không? Nhà thầu có được đính chính sơ suất khi ghi nhầm năm 2013 thành năm 1013 không?

Trả lời nội dung câu hỏi của ông Bùi Quang Huy: Có được bổ sung tài liệu chứng minh tư chách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm sau khi mở thầu?

 

Chuyên gia Tư vấn đấu thầu VDICT trả lời vấn đề này như sau:

Theo khoản 1 và khoản 2, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.

Theo đó, việc làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định nêu trên. Trường hợp báo cáo kết quả kiểm toán hoặc biên bản kiểm tra thuế mà nhà thầu nộp bổ sung được cơ quan quản lý nhà nước về thuế xác nhận sau thời điểm đóng thầu thì được đánh giá là không hợp lệ.

Nếu sau khi nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu phát hiện trong hồ sơ dự thầu thiếu giấy kiểm định thiết bị hoặc giấy kiểm định thiết bị hết hạn thì được bổ sung làm rõ nội dung đề xuất về kỹ thuật làm thay đổi kết quả chấm điểm của nội dung này thì tài liệu bổ sung làm rõ của nhà thầu không được xem xét đánh giá.

Việc yêu cầu nhà thầu kê khai danh sách thiết bị thi công nhằm chứng minh năng lực và khả năng huy động thiết bị thi công cho gói thầu. Trường hợp trong bảng kê khai danh sách thiết bị nhà thầu không ký tên đóng dấu, không kê khai máy trộn bê tông nhỏ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì nhà thầu được bổ sung làm rõ để chứng minh năng lực và khả năng huy động thiết bị thi công cho gói thầu theo quy định nêu trên.

Tại khoản 1, Điều 15 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo điểm b, khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định đơn dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu [nếu có] theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu [nếu có] hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Do vậy, việc đánh giá hồ sơ dự thầu trong đó bao gồm đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu phải căn cứ quy định nêu trên.

Đối với trường hợp trong đơn dự thầu nhà thầu ghi năm 2013 thành năm 1013, nhưng các tài liệu khác trong hồ sơ dự thầu vẫn ghi là năm 2013, đồng thời nhà thầu khẳng định việc ghi sai năm [2013 thành 1013] trong đơn dự thầu là sơ suất của nhà thầu và các nội dung khác của đơn dự thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đơn dự thầu được đánh giá là hợp lệ.

DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẤU THẦU VDICT

Video liên quan

Chủ Đề